Pozdrav

Tady jsi doma, jen tady a nikde jinde je to tvá země, tobě patří a ty patříš k ní, jenom k ní.

Thứ Bảy, 14 tháng 5, 2016

700 năm Karel IV. (*14.5.1316)

Triều đại vua Karel (Charles) IV.
1346 – 1378

      Kể từ năm 1331 bên cạnh Jan là con trai đầu, được rửa tội ban đầu tên Václav, nhưng khi xác nhận tại Pháp đã nhận tên mới Karel (Charles). Cậu bé thông minh này lớn lên từ năm thứ 7 tại triều đình Paris, nơi ông nhận được sự chăm sóc đặc biệt và giáo dục trên mức trung bình. Lúc trẻ ông còn được biết Luxembourg và miền Bắc nước Ý, do đó vào năm 1333 khi trở về Séc ông đã biết tốt tiếng Pháp, Ý, Đức, Latin và chẳng bao lâu đã nói tiếng Séc. Kể từ khi về nước ông luôn dành thời gian có hệ thống  cống hiến cho các vấn đề nội vụ Séc, sau này cha của ông đã bổ nhiệm cùng cai trị với mình. Thành tựu đáng kể của Karel thời gian đó thành công hoàn thành theo đuổi thăng cấp cho các Giám mục Praha lên Đức Tổng Giám Mục năm 1344 và trong mối quan hệ với hoạt động này là việc bắt đầu xây dựng lại nhà thờ Thánh Víta trên lâu đài Praha (Pražský hrad) thành nhà thờ lớn theo kiểu gotic. Đồng thời hỗ trợ việc thành lập giáo phận mớiLitomyšl phía đông Séc. Trong suốt cuộc đời của mình, Khi còn nhà vua Jan, hoàng tử Séc xuật hiện mạnh mẽ trên trường quốc tế và với sự hỗ trợ của Đức Giáo Hoàng năm 1346 đạt vương miện vua La Mã, gọi là Karel IV. Thời gian ngắn sau cha ông, Jan của Luxembourg qua đời trong trận chiến ở Crécy, nơi ông chiến đấu bên cạnh vua Pháp chống lại người Anh. Cùng năm đó, Karel VI. đã ngồi lên ngai vàng Séc bỏ chống.
Karel IV. là nhà vua đầu tiên đoạt được vương miện Vua La Mã và sau khi đăng quang tại Roma năm 1355 đoạt cả danh hiệu hoàng đế. Vua, Hoàng đế La Mã ông đã trở thành người đứng đầu toàn bộ Kitô giáo phương Tây thế tục. Liên kết cấp hạng này với vương miện Séc ảnh hưởng đáng kể đến sự phát triển của các vùng đất Séc.
Một cột mốc quan trọng trong việc nâng cao uy tín của nhà nước Séc là năm 1348, khi vua Karel đã cho ban Hiến pháp, mà về mặt pháp lý khẳng định sự xuất hiện của vùng đất vương triều Séc, chế độ quân chủ bao gồm vương quốc Séc và cái gọi là các nước còn lại Lãnh địa Morava (Margraviate Morava), slezská knížectví (Silesian), Horní Lužici, và từ năm 1368 Dolní Lužici và từ năm 1373 cả Braniborsko (Brandenburg). Thực thể nhà nước này tồn tại trong phạm vi diễn giải (với ngoại lệ của Brandenburg) cho đến 1635. Karel trong Bull vàng cho đế chế, được thông qua năm 1356, đã xác định rõ ràng quan hệ vương quốc Séc với Thánh chế La Mã. Các đế vương Séc nằm ở vị trí đầu tiên trong số các đại cử tri.
Karel ngay từ đầu coi Vương quốc Séc là trung tâm quyền lực của mình. Praha cũng trở thành Thủ đô của đế chế La Mã. Việc này cũng phải tương ứng với tư cách của nó. Ngay từ năm 1348 Karel IV. đã mở rộng diện tích Praha hào phóng xây dựng khu đô thị mới và ngay sau đó thành lập một trường đại học ở Praha, trường đại học đầu tiên ở Trung Âu. Praha được trang điểm bởi sự xuất hiện rất nhiều tòa nhà tráng lệ và Gotic. Bên cạnh việc tái thiết Cung điện Hoàng gia Praha và tái thiết tổng thể Vyše­hrad, đặc biệt nhiều nhà thờ và cây cầu đá tráng lệ (ngày nay là cầu Karlův most), được xây dựng trên vị trí cầu Juditina most cũ.
Kể từ đó tháp cầu Thành cổ bảo vệ (Staro­městská mostecká věž) nằm bên bờ phải sông, công trình của nhà xây dựng Petr Parléř, người bằng ảnh hưởng của mình quyết định đến hình dáng của nhà thờ Thánh Vít. Cách Praha khoảng 30 km Karl IV. Cho xây dựng lâu đài Karl­štejn phục vụ như là một pháo đài để bảo vệ những trang sức, vương miện La Mã quý. Các trang trí của lâu đài được rất nhiều nghệ nhân tham gia, trong đó nghệ nhân Theodorik. Nghệ thuật Gotic đã được đưa vào nhiều thị trấn Séc và Morava. Một ví dụ về công trình xây dựng Gotic ấn tượng giai đoạn sau này là thị trấn núi hoàng gia Kutná Hora.
Khi Karel IV. mất năm 1378, nhà nước Séc thuộc một trong những nước mạnh nhất ở châu Âu và hoàn toàn theo kịp sự chậm trễ trong thời gian trước đó so với Tây Âu và Nam Âu.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét