Pozdrav

Tady jsi doma, jen tady a nikde jinde je to tvá země, tobě patří a ty patříš k ní, jenom k ní.

Thứ Bảy, 31 tháng 12, 2011

MẸ TÔI ĐI TÂY

Phần 2

Thằng em tôi đi Tây, nó muốn tạo ra “dòng giống Âu Lạc” bên trời Tây nên lấy vợ Tây và ở luôn… bên đó. Nhân tết Tây, vợ chồng nó viết thư về, có nhã ý mời mẹ tôi sang Tây tham quan cho biết. Vé máy bay đi, về vợ chồng thằng em tôi lo đủ.
Nhận được thư của vợ chồng thằng em bên trời Tây gửi với ý định như vậy, cả nhà tôi bàng hoàng. Mọi suy nghĩ không phải của tất cả thành viên trong gia đình, về thằng em không chịu lấy vợ thôn ta mà sang Tây lấy vợ “tóc quăn, mũi lõ” tự nhiên bay biến. Rõ ràng thằng em tôi cũng còn có hiếu, chưa đến độ cho cha mẹ vào “viện dưỡng lão gần đài hoá thân hoàn vũ”, kể cả đứa em dâu người Tây nữa, cũng thể hiện “công, dung, ngôn, hạnh” gần bằng phụ nữ Việt Nam. Tên nó là gì nhỉ? Tôi chẳng bao giờ đọc được đầy đủ tên, họ của nó. Tên, họ gì mà dài dằng dặc còn hơn “sán dây”:
Ma – ri – ơ – đét – Xcai – A – Pha – Li – Hi – đi – A- Cra – Ep – xít – Bắc – Tư – Nhét – Xo.
Đọc xong tên họ của cô em vợ người Tây, miệng của tôi mỏi như không nhai được cơm. Thôi, cứ gọi như cách mẹ tôi lại hoá tiện. Mẹ tôi nghe tên con dâu người Tây dài nhằng nhẵng như vậy, bà ngán ngẩm lắc đầu, lấy tay vỗ vào mông đánh “bẹt” một cái, rồi buông một câu: “…Tên với chẳng họ, đọc lên tao chẳng nhớ gì cả. Để dễ nhớ, tao cứ lấy chữ đầu và chữ cuối tên nhà nó ghép lại mà gọi: Ma Xó”. “Ma Xó”, gọi như thế lại hóa hay, dễ nhớ!
Ngày mẹ tôi sắp đi Tây, cả nhà tôi chuẩn bị cho mẹ thật tấp nập. Mọi việc không liên quan đều gác sang một bên. Làm sao cho mẹ sang Tây không bỡ ngỡ? Đời mẹ chúng tôi quá cực khổ, làm sao để mẹ ở bên ấy thật lâu để tận hưởng hết những ngày sung sướng? Mẹ tôi chưa bao giờ rời xa cái làng này “nửa bước”, làm sao cho mẹ quen dần với phong thổ, tập quán bên ấy? …Nghĩa là anh em chúng tôi phải lo cho chuyến đi của mẹ sang Tây thật suông sẻ, cố tránh được nhiều cái “làm sao”. Ấy là chuyện gia đình, còn trong làng, việc một bà già gần bảy mươi tuổi được đi Tây cũng là một đề tài để cho mọi nguời bàn tán: “Bà Cả Mĩm sướng nhất làng mình. Có khi đi qua đấy thấy sướng quá rồi bà ấy xin ở luôn cũng nên”. “Đi như bà Cả Mĩm được kẻ đón, người đưa, khi về có chết cũng đã”. “Khổ tận, cam lai trong làng mình chẳng ai được như bà Cả Mĩm.”
Con cái lo lắng, chu tất, bà con trong xóm nhìn ước ao, điều đó làm cho mẹ tôi cảm động.
Ngồi đâu bà cứ lấy gấu quần chấm chấm nước mắt liên tục, thốt không ra lời để cảm ơn mọi người. Kể ra động tác “lấy gấu quần chấm chấm nước mắt” ở nước ta thì được, sang bên Tây phải “nhập gia tuỳ tục” vợ chồng thằng em tôi để mẹ mặc váy, mà mẹ vẫn quen động tác đó thì… Vợ tôi góp ý với mẹ: “Mẹ sang đó đừng có lau nước mắt hay nước mũi bằng gấu quần. Ở bên Tây không chùi theo kiểu đó”. “Thế chùi ở đâu? Chẳng lẽ lại chùi vào tường như tao đang đun cám lợn ở bếp à?”. Mẹ tôi hỏi lại. Vợ tôi cười, đưa cho mẹ chiếc khăn tay trắng tinh, êm ái, rồi giải thích: “Mẹ đã sang Tây phải sinh hoạt như người Tây, nghĩa là tất tần tật cái gì ở mũi, ở mắt mẹ cho vào chiếc khăn tay này!”. Vợ tôi cẩn thận làm giả mấy động tác để mẹ bắt chước. Tưởng như thế mẹ sẽ nhớ, ấy vậy khi ngồi ở phòng chờ trong ga máy bay mẹ tôi vẫn không bỏ được thói quen đó. Nhổ nước trầu hay nước bọt, mẹ cứ “toẹt” ngay ra sàn nhà ga mà người ta vừa lau bóng loáng làm cho mấy ông Tây ngồi cạnh cứ trố mắt nhìn. Chúng tôi có nhắc, mẹ cười vô tư, lấy gấu quần lau miệng: “Tao quên”.
Rồi cũng đến giờ mẹ tôi ra máy bay sang trời Tây. Chúng tôi giao ước với mẹ, sang đó mẹ phải nhắc thằng em điện ngay về nhà để biết tin. Nếu khó qúa thì cũng phải viết thư về, cho gia đình đỡ mong. Phút chia tay giữa chúng tôi với mẹ thật sự bịn rịn, đầy lưu luyến tất nhiên có cả nước mắt. Chúng tôi chỉ sợ mẹ sang đấy sướng quá rồi ở lại luôn. Mẹ đi vắng, tự nhiên căn nhà thấy trống trải. Tất cả những hình ảnh của mẹ, chiều nào khi ăn cơm vợ chồng tôi và các con đều nhắc. Lúc mẹ nhai trầu, lúc mẹ hút thuốc, lúc mẹ chăm cháu, lúc mẹ cho lợn ăn, dáng lụi cụi… Ơn sâu, nghĩa nặng mẹ đã dành cho anh em chúng tôi, không biết đến bao giờ chúng tôi mới báo đáp nổi? Cũng may, thằng em tôi cùng con Ma Xó, vợ của nó mời mẹ sang bên Tây chơi, đã giúp vợ chồng chúng tôi báo đáp một phần công lao của mẹ. Vợ chồng tôi biết ơn vợ chồng thằng em bên trời Tây vô cùng.
…Ngày mẹ lên đường đến nay đã gần một tháng mà chẳng thấy thằng em điện hay viết thư về như đã hẹn. Điều đó làm cho vợ chồng tôi cùng mọi người trong nhà thắc thỏm lo âu đâm ra suy diễn đủ thứ: “Hay là mẹ sang đó lạ nước, lạ cái, khác múi giờ bị ốm?”. “Bậy! làm gì có chuyện đó, bên ấy có điều hoà nhiệt độ còn tốt hơn ở Hà Nội. Muốn có khí hậu ôn đới, nhiệt đới… họ đều có thể làm được cả. Làm gì có chuyện lạ nước, lạ cái.”. “Hay là… lần đầu tiên mẹ mới gặp con Ma Xó, vui quá rồi mẹ quên đánh điện?”. “Bậy! Mẹ là người sống rất tình cảm, gọi điện hay viết thư đối với mẹ là việc không khó.”. “Hay là mẹ đi máy bay…bị lạc?”. “Bậy, nếu đúng như thế thằng em mình bên ấy đã điện về nhà?”… Cả nhà đưa ra đủ mọi giả thuyết, rồi lại chứng minh ngược lại một cách thuyết phục để bác bỏ. Dẫu thế hoài nghi vẫn hoàn hoài nghi, thấp thỏm vẫn hoàn thấp thỏm…
Cho đến sáng hôm ấy, gia đình tôi nhận được bức điện khẩn: “Mẹ về bằng chuyến bay... Giờ… ngày… tháng… ra đón mẹ tại sân bay…”. Bức điện của thằng em gửi về làm cho cả nhà sửng sốt. Tại sao mẹ lại về sớm như thế?. Thằng em tôi nói sẽ cho mẹ ở ba tháng cơ mà!. Tại sao bức điện đánh về nội dung có vẻ gấp gáp, vội vàng đến thế?. Kiểu này là có chuyện rồi. Cả nhà kéo nhau ra sân bay đón mẹ, lòng dạ ai nấy đều như có lửa đốt.
Khi thấy mẹ xuất hiện ở cửa phòng đón khách tất cả chúng tôi như không tin ở mắt mình. Ánh mắt mẹ gặp chúng tôi thì mừng nhưng không dấu nổi sự sợ hãi, thỉnh thoảng mẹ lại liếc vội về phía sau như xem có ai đuổi theo mình không?. Dáng mẹ gầy quắt lại, bước nghiêng ngả cứ như người bị bỏ đói năm ngày vừa thoát khỏi trận lụt thế kỷ. Nước da mẹ lại tai tái chứ không còn vẻ hồng hào như hồi ở nhà.
Sao Mẹ lại đến độ như thế nhỉ? Chúng tôi không hiểu, chẳng lẽ ăn và ở bên Tây lại khổ hơn bên nhà ?!!
Về đến nhà, thật bình tâm, mẹ kể hết mọi chuyện, chúng tôi mới vỡ lẽ ra nhiều điều.
Đúng như lời thằng em dặn trong thư, đón mẹ ở sân bay bên Tây là thằng em và con Ma Xó. Gặp được mẹ, thằng em tôi cũng mừng, nó xa mẹ và gia đình cũng hơn mười năm rồi. Nhưng đến lúc con Ma Xó định ôm hôn mẹ, tục lệ bên Tây mà lại. Mẹ tươi cười, định ôm hôn lại đứa con dâu người Tây thì con Ma Xó tự nhiên lăn đùng ra… ngất lịm, phải hô hấp một hồi nó mới tỉnh. Mấy người Việt Nam, bạn của thằng em tôi, ra đón mẹ, đứng cạnh đó không hiểu điều gì đã xảy ra? Té ra khi mẹ cười, con Ma Xó thấy hàm răng đen vì nhai trầu của mẹ, nó vội liên tưởng đến hàm răng của mấy bộ tộc ăn thịt người bên châu Phi. Khi tỉnh dậy con Ma Xó lắc đầu quầy quậy không cho mẹ tới gần. Thằng em tôi thấy vậy, tưởng nó bênh mẹ, có ai ngờ… nó có vẻ xấu hổ, lại trách: “Ở bên mình, trước khi sang đây lẽ ra mẹ phải cạo răng đi cho nó trắng. Nhìn hàm răng đen thế kia, đến con cũng chết khiếp chứ đừng nói đến vợ con”. Từ đó, thằng em tôi yêu cầu mẹ khi gặp bạn của nó, nhất là mấy thằng Tây là mẹ không được cười, nếu có nói phải lấy tay che miệng. Mẹ nói” “Bên ấy khách Việt thì ít, khách Tây thì đông. Gặp khách Tây, một là ngồi im, còn nói phải lấy tay che miệng, mẹ hỏi các con, thế có phải là cực hình không?. Giời đày cũng không khổ như thế”. Vì thế, mẹ kể tiếp, đang ở trong nhà mà nghe ngoài cửa có tiếng xì xồ, là mẹ được thằng em tôi cho ngay vào buồng, cứ y như con tù đi “trốn trại”. Ở với thằng em trong nhà thui thủi một mình, độ một tuần mẹ thấy chán. Mẹ tôi nói với thằng em: “Mày bảo con Ma Xó để con ở nhà, tao giữ cháu dăm hôm, chứ cứ như thế này tao buồn chết mất”. Thằng em tôi chiều theo ý mẹ, thuyết phục con Ma Xó mãi, nó mới đồng ý với điều kiện: “Anh nói với mẹ không được hôn cháu để đề phòng bệnh truyền nhiễm”. “Con Ma Xó nói thẳng với chồng nó như thế, em mày dịch lại cho tao nghe – Mẹ tường thuật lại y lời của con em dâu người Tây – Tao rất bực mà không biết nói với nó thế nào?. Tao không biết tiếng nước nó, còn nó lại không biết nói chuyện với tao. Chán mớ đời!”. Thằng bé, con của vợ chồng thằng em tôi mới gần năm tuổi, nhưng do “bơm” sữa với “đắp” thịt nên thằng bé to như ông hộ pháp trông đình. Sức thằng bé “lôi” mẹ đi chứ đừng nói mẹ bế nó. Mới ở với nó có một ngày, mẹ đã toát hết mồ hôi. Đấy là một chuyện, ở buổi sáng không sao, buổi chiều có chuyện. Trong nhà chỉ có hai bà cháu, cửa đóng kín mít chẳng biết nhờ vả ai, ngôn ngữ lại bất đồng.Thằng bé khóc, đòi đi “xia”, bà lại tưởng cháu đòi đi ngủ, chuẩn bị đệm, gối, kéo cháu lên trên đó.Thằng bé chịu không được, “tương” một bãi đầy đệm, đầy sàn nhà. Khốn nạn, nếu “của tống ra” của thằng bé vón cục còn dễ dọn, đằng này thằng bé ăn toàn thức béo, mùi đã “nặng” lại còn “sền sệt” hơn đất bùn chuẩn bị gieo mạ. Mẹ phải cọ rửa suốt một buổi vẫn không hết mùi .Con Ma Xó đi làm về khịt khịt mũi, khó chịu gắt ầm lên. Nó xịt nước hoa đầy phòng, bế con đi biến đến ba ngày mới về. Thằng em tôi nhìn cảnh đó, nó lắc đầu: “Mẹ chỉ trông được trẻ An Nam thôi. Ở ta chúng ăn ít, lại toàn rau nên lâu tiêu, ba ngày mới “xia” một lần. Chứ ở bên này chúng ăn toàn thức bổ, ngày phải “xia” hai lần. Cũng còn may cho mẹ, cháu của con mới “xia” có một lần …”. “Ở bên này có khi nào chúng mày ăn nói tệ bạc với mẹ như vậy đâu, mà em của mày lại nói với tao như thế!”. Nói xong câu nói đó, mẹ lấy gấu quần thấm thấm nước mắt. Khổ nhất là mẹ tôi thèm thuốc rê. Hôm mới sang, mẹ cứ tưởng như ở nhà, lấy trong bịch ra một ít để cuốn hút.Con Ma Xó từ phòng trong đi ra, hít phải khói thuốc liền ho sặc sụa rồi nó xả ra một tràng tiếng tây như đại liên bắn ở đồn Cây Vồ hồi kháng chiến. Thằng em tôi dịch lại cho mẹ nghe: “Vợ con nói, mẹ hút thuốc đó phả ra khói độc như vậy sẽ thủng tầng Ôdôn” . “Nào! mẹ có biết tầng Ôdôn, ô diếc gì đâu, nhưng nghe thằng em con giải thích mẹ thấy hãi. Thằng em con nói, tầng Ô Dôn đã gần thủng rồi, mẹ mà hút chút nữa, khói ra là nó thủng thật. Mà tầng Ôdôn thủng là cả nhân loại, trong đó có họ hàng nhà ta phải ra… nghĩa địa”. Nghe vậy mẹ không dám hút thuốc rê nữa. Vậy là cả ký thuốc rê vợ chồng tôi chuẩn bị cho mẹ sang đấy, cho đến lúc về vẫn y nguyên, chỉ có khác là nó mốc meo. Mẹ nghiện thuốc đã khổ, còn khổ hơn là có thuốc đấy mà không được hút.
Nhưng tất cả những điều đã kể, mẹ nói: “Chẳng bằng đêm giao thừa tết Tây”.
Đêm giao thừa tết Tây, thằng em tôi và con Ma Xó mời các bạn, chủ yếu là người Tây đến nhà nó chơi. Chúng mở nhạc to hết cỡ, mẹ chỉ ngồi nghe một lúc mà lỗ tai đã bùng nhùng không biết đấy là tiếng trống hay tiếng bom. Mẹ nhận xét: “Hồi máy bay Mỹ thả bom có nổ to cũng chỉ đến mức độ đó thôi”. Ấy thế mà cả đám bạn của thằng em tôi thích thú, từ con trai đến con gái ăn mặc dị hợm, dậm dật nhảy nhót theo tiếng nhạc cứ như tất thảy chúng nó bị động kinh ở trại điên. Mẹ phải lánh vào trong bếp. Mẹ ngồi dúm dó vào góc bếp tưởng như thế là yên, có ai ngờ! Có một thằng Tây cao to như vượn, mặt mày đỏ gay đi ngật ngưỡng vào trong bếp định lôi mẹ ra ngoài. Đúng là lũ chúng nó, lúc say rượu “trẻ không tha, già không thương”. Mới đầu mẹ sợ. Chợt nghĩ đến “vũ khí lợi hại”, mẹ vội há miệng, phơi hết cả hai hàm răng đen cùng với cái lợi đỏ lòm. Thằng Tây say rượu, nhìn thế hoảng quá vội quay đầu định chạy, đầu nó va mạnh vào cạnh tường, lăn đùng ra ngất.
Mẹ thấy vậy cũng hoảng, ra khỏi bếp chạy vào buồng ngủ. Vừa mở cửa định bước vào thì mẹ thấy ở trên giường có hai đôi, chúng chẳng mặc quần áo, đang “vật” nhau, thở phì phò. Thế này còn ra cái thể thống gì nữa, mẹ lăn ra ngất lịm.
Khi mẹ tỉnh dậy, biết mình đang nằm trong bệnh viện.Thằng em tôi đến, nhất mực mẹ đòi về lại Việt Nam ngay. Mẹ nói với nó: “Nếu con còn thương mẹ, để mẹ sống lâu, con cho mẹ về Việt Nam gấp trong ngày hôm nay”.
Thực ra, ý thằng em tôi cũng thương mẹ, nhưng sinh hoạt bên Tây mẹ ở không hợp. Bên ấy chỉ có tuổi thanh niên, còn mẹ là người già…
Chẳng đâu bằng quê hương, các con ạ!. Mẹ ở quen rồi.
Kể xong câu chuyện đi Tây, mẹ tôi kết luận như thế.

Thứ Sáu, 30 tháng 12, 2011

Revoluční reforma kalendáře

Cuộc cải cách cách mạng lịch
http://www.novinky.cz/koktejl/254699-revolucni-reforma-kalendare-kazdy-rok-maji-data-pripadat-na-stejne-dny.html

Thứ Tư, 28 tháng 12, 2011

Gặp mặt cựu học sinh Chrastava n/N


Trưa ngày 28.12 nhà hàng Goldmalt, 9 Hoàng Cầu có vinh dự tổ chức buổi gặp mặt hàng năm cho các cựu học sinh phổ thông Việt Nam sang Tiệp Khắc học tập năm 1955-1956 tại Chrastava n/N, gần Liberec.
Trên nền nhạc các bài hát Tiệp Khắc nổi tiếng một thời các anh chị chọn nơi đây để ôn lại kỷ niệm cũ, giao lưu văn hóa, ẩm thực Séc.
Đều đã ở tuổi trên dưới bẩy mươi những vẫn yêu đời thậm trí còn đùa nghịch vui vẻ, tán chuyện như thanh niên.
Với các món ăn Séc đặt trước: dršťková polévka; knedlíky, uzené maso, kyselé zelí se kmínem; bramborový salát, řízek, točené pivo českého typu …
Nhà hàng vui mừng và hãnh diện khi các bậc tiền bối thốt lên: Đúng món đó rồi và khen ngon. Điều quan trọng hơn cả là khi đứng lên bàn tiệc gần như sạch trơn. Ngon thật.
Trong khuôn khổ các hoạt động của Hội hữu nghị Việt-Séc và thành viên toàn bộ bia đã được nhà hàng cung cấp miễn phí.
Các anh chị hứa sẽ còn quay lại nhiều lần với các món ăn Séc ngon miệng và giới thiệu cho bạn bè cùng thưởng thức.









Chủ Nhật, 25 tháng 12, 2011

MẸ TÔI ĐI TÂY


Phần 1

Trước đây tôi có viết một truyện ngắn: “Mẹ tôi đi tây” (Mời các bạn đọc phần sau). Thực tế truyện ngắn này tôi bịa hoàn toàn. “Nghe hơi nồi chõ” của mấy thằng đi tây về, rồi phóng tác. Tất nhiên, trong truyện ngắn đó có nhiều điều không có thật, vì lúc đó suy nghĩ như vậy và thiếu thông tin. Mong bạn đọc thể tất.
Còn những điều tôi viết dưới đây, gần như nguyên vẹn lời Mẹ tôi kể lại.
… Mẹ tôi có hơn năm mươi tuổi Đảng. Với Đảng, với Cụ Hồ, Mẹ tôi nguyện một lòng trung thành. Cho dẫu thời buổi gần như nhiễu nhương, trong lòng, trước khi đi tây, Mẹ vẫn nói với chúng tôi: “Không có Đảng, không có Cụ Hồ không có ngày nay đâu các con ạ!”. Với các nước tư bản, cho dù trong nhà tôi, toàn bộ đồ đang sử dụng, từ miếng chùi chân cho đến máy điều hòa, thậm chí cả lon sữa bột mà Mẹ vẫn uống hàng ngày, đều là đồ tư bản, nhưng cứ sau mỗi buổi đi nghe thời sự hay học nghị quyết về, Mẹ đều giảng giải cho chúng tôi nghe: “Bản chất của chủ nghĩa tư bản vẫn là thối nát, bóc lột, phản động không thay đổi…”.
Thằng em thứ hai của tôi, đi xuất khẩu lao động ở một nước XHCN Đông Âu trước đây, sau năm 1990, nước này chuyển sang thành nước tư bản, nó ở lại định cư, làm ăn được. Vừa rồi, nó mời mẹ tôi sang chơi.
Tôi nói đùa với Mẹ: “Mẹ sang nước tư bản, nó đang giãy chết. Mẹ đừng đứng dưới chân của nó, nó giãy mạnh, không khéo nó không chết mà mình lại chết trước…”. Mẹ lấy tay cốc vào đầu tôi, làm như tôi còn bé lắm: “…Cái thằng, chỉ được cái nói bậy như đồ phản động..”.
Mẹ tôi đi sang đó hơn hai tháng. Lúc về, Mẹ bảo với tôi đóng hết các cửa lại, rồi Mẹ kể về nước tư bản…
… Mẹ xuống sân bay, con biết không? Em con, nó đến muộn mất độ mười lăm phút. Mẹ sợ quá, hành lý cồng kềnh, tiếng nước họ, mình không biết. Mà chắc chắn họ cũng không biết tiếng nước mình. Đang ngơ ngác, sợ hãi không biết hỏi ai thì có hai ông cảnh sát tiến đến giơ tay chào Mẹ. Một trong hai ông ấy mời mẹ lên chiếc xe lăn, còn ông kia đỡ cho Mẹ hai chiếc va ly lên chiếc xe đẩy. Họ đưa mẹ vào một nhà nghỉ trong ga sân bay rất đẹp, lấy nước lạnh mời mẹ uống rồi ra dấu đề nghị Mẹ đưa tay để họ đo huyết áp, khám sức khỏe. Sau đó họ ra hiệu cho Mẹ đưa địa chỉ, điện thoại của em con để họ liên lạc… Mẹ định đưa thì em con đến. Họ bàn giao toàn bộ va ly, giấy tờ cũng như hiện trạng sức khỏe của Mẹ. Họ yêu cầu em con ký vào tờ giấy. Xong thủ tục, họ lại đứng nghiêm chào Mẹ, rồi mới đi ra, thái độ rất lịch sự, nhã nhặn, đàng hoàng… Mẹ định bảo em con, giống như bên mình, bồi dưỡng cho họ ít tiền cũng là sự biết ơn. Không có hai người cảnh sát này Mẹ không biết xử lý như thế nào giữa nhà ga sân bay rộng mênh mông. Em con lắc đầu, nói ngay: “Bên này không có chuyện đó đâu Mẹ ơi! Đó là nhiệm vụ phải làm của cảnh sát sân bay. Thấy Mẹ là người già, họ có trách nhiệm giúp đỡ. Họ không làm việc này, bị kỷ luật ngay. Bên này nghiêm lắm…”Mẹ ngạc nhiên thực sự nói với em: “Cảnh sát tư bản sao mà tốt thế, bên mình mà có mấy người cảnh sát như thế này, mẹ nhất định đề nghị chi bộ kết nạp vào Đảng.”
Em con đưa Mẹ ra xe. Trên đường về nhà, Mẹ, con nói đủ thứ chuyện. Mải nói chuyện, xe của em con chuyển làn đường mà không tăng tốc, không ra hiệu. Đi được một lúc ,nghe tiếng còi xe đằng sau, em con giật mình mới biết mình đi sai luật. Em con nói với Mẹ: “Mình bị phạt rồi!”. Mẹ nói với nó: “Mẹ có thấy công an đâu! Nếu có, con để mẹ nói một câu, chắc họ cũng thông cảm hoặc bồi dưỡng ít tiền để họ bỏ qua…”Thằng em con cười: “Bên này làm gì có chuyện xin xỏ, hối lộ. Ai vi phạm là phạt, bất kể dân thường hay thủ tướng, tổng thống… không có công an, nhưng camera ghi lại hết…”. Độ một tuần sau, em con nhận được biên lai trừ tiền phạt từ trong tài khoản và hình ảnh ghi lại chiếc ô tô của em con chuyển làn không đúng quy định. Mẹ phục lắm. Thế này thì làm sao mà tham ô với hối lộ như công an bên mình mà ti vi vẫn đưa… tài thật!
Em con đưa Mẹ tham quan mấy nước lân cận bằng xe buýt hai tầng. Mẹ là người già nhất trong những khách đi xe hôm ấy và vì thế luôn được ưu tiên. Đi ô tô Mẹ được nằm chỗ tốt nhất, gần người lái xe. Đến chỗ nghỉ, bao giờ ông lái xe cũng yêu cầu mọi người nhường cho Mẹ xuống trước. Ông còn nói với em của con, Mẹ cần gì? Có yêu cầu như thế nào? Ông đều đáp ứng. Ông cười rất thân thiện với Mẹ, cho dù bất đồng ngôn ngữ mà cứ cảm giác ông ấy là người nhà. Mẹ cứ nghĩ mãi. Sao tư bản có người tốt thế! Ở Việt Nam mà lái xe tốt như thế này, thế nào cũng được bầu làm lao động tiên tiến, rồi ưu tiên  vào lăng viếng Bác Hồ.
Rồi Mẹ lại kể cho chúng tôi nghe về chuyện đường sá bên đó đẹp như thế nào? Xe cộ đi lại trật tự ra sao? Các siêu thị, công viên lớn, nhà cao, hiện đại… cái gì cũng hơn Việt Nam cả. Mẹ kết luận: “Đẹp, lớn, hiện đại… Việt Nam mình còn lâu mới theo kịp… Nhất là con người, họ văn minh, có văn hóa lắm, không như bên mình, đến Đảng Viên như mấy ông cán bộ lớn cũng còn thua…”.
Hết buổi nói chuyện, Mẹ thì thầm giọng quan trọng: “… Mẹ nói vậy, các con nghe rồi để bụng, đừng kể cho ai. Nếu không, mấy ông lãnh đạo biết, sẽ bảo là Mẹ đi tuyên truyền cho chủ nghĩa tư bản, dính vào luận điệu của bọn phản động bêu xấu Chủ Nghĩa Xã Hội, chống Đảng là chết ”.
Nghe Mẹ nói thế, chúng tôi thương quá!

Thứ Bảy, 24 tháng 12, 2011

Tradiční vánoční pokrmy


Món ăn truyền thống Giáng sinh

V ČR jsou Vánoce především svátky hojnosti, a proto k nim odjakživa patří i velké množství jídla. Za vrchol českých Vánoc je považován 24. prosinec, nazývaný Štědrý den. V tento den se zdobí vánoční strom a večer se celá rodina schází k hlavní vánoční hostině.
Tại CH Séc, ngày Giáng sinh trước hết là lễ hội của sự phong phú và do đó từ ngàn xưa luôn luôn bao gồm một lượng lớn thực phẩm. Đỉnh cao của lễ Giáng sinh Séc được coi là 24 tháng Mười Hai, gọi tênNgày Phóng khoáng - Štědrý den. Vào ngày này người ta trang trí cây Giáng sinh và buổi tối cả gia đình quây tụ quanh bữa tiệc chính lễ Giáng sinh.


Štědrý den byl dříve v českých zemích dnem postním. Přes den se nejedlo nic anebo jen málo, ale večer se měl každý najíst do sytosti. To se dodržuje dodnes. Hlavním pokrmem podávaným během dne je zejména dozlatova upečená vánočka nebo štola. 
Gastronomickým vrcholem celého dne byla a je slavnostní večeře. Důležitost štědrovečerní hostiny se v lidovém prostředí vyjadřovala zejména pestrou skladbou pokrmů, kterým se připisoval symbolický význam. Na svátečním stole bylo vše, co se urodilo. Nikde nechyběl zapečený černý kuba z hub a krupek s česnekem, vařené a sušené ovoce, čočka nebo hrách. Podle tradice se konzumováním luštěnin mělo zabezpečit zvelebení rodinného majetku. Dalším typickým symbolem českých Vánoc a nepostradatelnou součástí sváteční tabule je vánoční kapr. Češi dokonce věří, že když si dají do peněženky šupinu z vánočního kapra, budou mít dostatek peněz po celý následující rok. V současnosti se slavnostní vánoční večeře skládá z rybí polévky a smaženého vánočního kapra podávaného s bramborovým salátem.  
Giáng sinh trước đây được coi là ngày Lễ Chay trong các vùng đất Séc. Trong ngày không ăn bất cứ gì hoặc rất ít, nhưng buổi tối tất cả mọi người phải ăn để no. Nó được duy trì đến ngày nay. Các món ăn chính được đưa ra trong ngày, đặc biệt là bánh nướng vàng hoặc bánh ngọt.  
Ẩm thực nổi bật trong ngày chính là bữa ăn lễ hội tối.
Tầm quan trọng của lễ tiệc Giáng sinh trong dân gianđược thể hiện đặc biệt là sự đa dạng của các món ăn, kết hợp với ý nghĩa tượng trưng. Trên bàn lễ hội tất cả những gì có được của mùa màng. Không nơi nào thiếu  bánh nướng kuba đen từ nấm và cháo tấm với tỏi, trái cây nấu chín và sấy khô, đậu biển (lăng) hoặc đậu Hà Lan. Theo truyền thống, ăn cây họ đậu sẽ bảo đảm tốt đẹp thêm cho tài sản gia đình. Một biểu tượng điển hình của Giáng sinh Séc và một phần không thể thiếu trên bàn lễ hội cá chép Giáng sinh. Người Séc thậm chí còn tin rằng nếu bạn đặt trong ví của mình vẩy cá chép Giáng sinh, bạn sẽ có đầy đủ tiền trong suốt năm sau. Hiện nay, lễ hội ăn tối Giáng sinh bao gồm súp cá và cá chép Giáng sinh rán dùng với sàlat khoai tây.
 
Další vánoční dny, tedy první svátek vánoční a den sv. Štěpána (25. a 26. prosince), už nemají tak striktní obřadní charakter jako Štědrý den. Skladbu a výběr jídel pro tyto dny ovlivňují zejména krajové a rodinné zvyklosti. Na den sv. Štěpána se obvykle podává pečený krocan, husa anebo kachna, případně pokrmy z jiných druhů masa.
Những ngày Giáng sinh tiếp theo, ngày lễ thứ nhất và ngày của Thánh Stephen (25 và 26 tháng Mười hai), không còn ý nghĩa nghi lễ nghiêm ngặt như Ngày phóng khoáng - Štědrý den. Thành phần và sự lựa chọn các món ăn cho những ngày đó chủ yếu chịu ảnh hưởng khu vực và thói quen gia đình. Trong ngày thánh Stephen người ta thường dùng gà tây nướng, ngỗng hoặc vịt hoặc các món ăn từ các loại thịt khác. 

Jednou z obecně nejrozšířenějších vánočních tradic v českých domácnostech je pečení vánočního cukroví. Začíná se v dostatečném předstihu – již v adventním čase, aby cukroví do Vánoc zkřehlo. Mezi nejoblíbenější vždy patřily sladké a voňavé vanilkové rohlíčky, ořechová vosí hnízda, linecké cukroví slepované marmeládou či proslulé české vánoční perníčky. Nelze opomenout ani vánočku – z bílého sladkého těsta zaplétaný koláč s rozinkami. Cukroví se konzumuje po celou dobu Vánoc. 
Một trong những truyền thống Giáng sinh thường phổ biến nhất các hộ gia đình Séc là nướng bánh ngọt Giáng sinh. Nó được bắt đầu trước - trong thời gian Mùa Vọng Giáng Sinh để kẹo, bánh được khô ròn. Trong số các loại bánh được ưa chuộng nhất luôn luôn là bánh sừng ngọt và thơm cuộn vani, quả óc chó, tổ ong, bánh mứt hoặc phết kem ngọt hoặc bánh gừng Giáng sinh nổi tiếng Séc. Không thể quên được bánh Giáng sinh từ bột trắng, ngọt tết - koláč với nho khô. Bánh, kẹo được dùng trong suốt mùa Giáng sinh.

V mnohém se mýlil, ale potřebovali jsme ho


V září 1976 se konalo u Okresního soudu pro Prahu-západ v malostranské Karmelitské ulici hlavní líčení v trestní věci proti Ivanu Jirousovi a dalším hudebníkům. Soudili skupinu Plastic People of the Universe a několik dalších.

Snímek Václava Havla z prosince 1989
U dveří do soudní síně stál příslušník StB, který předstíral, že je soudní zřízenec. „Vstup je jen pro příbuzné. Jste příbuzný Ivana Jirouse či jiného obžalovaného?“ slyšel jsem, jak se ptá muže jdoucího dovnitř. „Já jsem jeho bratr,“ odpověděl muž v džínovém oblečku. „Tak to jo,“ řekl soudní estébák a pustil ho. Když líčení po dvou hodinách skončilo, ta stovka sympatizujících s Plastiky postávajících v budově po chodbách, tedy lidé z kulturního undergroundu, katolíci, vyloučení komunisté, evangelíci, socialisté, ale i nás pár z krajní (nestalinské) levice a také vězni svědomí už z doby normalizace, se začala kamarádit. A z toho vznikly další akce ve prospěch Plastiků a v prosinci téhož roku i Charta 77. Muž v džínovém oblečku byl Václav Havel. Když jsme se pak představili a já se naivně ptal, jak to, že je bratr Magora (tak si Ivan Jirous i sám říkal), odpověděl mi, že jím skutečně je, ovšem v duchovním smyslu toho slova. Setkával jsem se s Václavem Havlem pak často. Už v prosinci téhož roku jsem mohl uplatnit připomínky k návrhu základního prohlášení Charty 77, který napsal Václav Havel. On byl také jedním ze tří prvních mluvčích tohoto hnutí za lidská práva a jeho duší. Patřil ke většině chartistů, kteří po celou dobu až do roku 1990 odmítali, aby Charta 77 byla politickou opozicí. Ivan Jirous a lidé z čs. undergroundu nežili ve světě ve vzduchoprázdnu. Navazovali na americké hippies 60. let, na světovou subkulturu odporu vůči establishmentu a revolty proti přetechnizované konzumní společnosti. Měli stejné ideály, používali týž slovník a stejné prostředky v uměleckém projevu a v čs. podmínkách se ovšem ještě více než západní hippies vzpírali autoritářství a uniformitě. Václav Havel do kulturního undergroundu nepatřil, ale nejen že pronásledované „androše“ hájil, ale i sympatizoval s hodnotami, jež prosazovali. Ano, měl pravdu, byl Magorovým duchovním bratrem. V lednu 1990 jako prezident republiky řekl novinářům v Mnichově, krátce po setkání se zástupci strany Zelených: „Kdybych žil na Západě, volil bych Zelené.“ A němečtí Zelení byli tehdy hodně levicoví. Ostatně Havel na jaře 1983, po propuštění z vězení, proslovil pro přátele přednášku Proč už nejsem socialistou. Vysvětloval důvody, proč některé socialistické hodnoty, s nimiž se dříve ztotožňoval, už vyznávat nemůže. Stejně jako pravicoví lidé jsem i já považoval Václava Havla za muže levicového, rozhodně z kulturního hlediska, většinou i politického, i když – v mých očích – ne dostatečně. Přel jsem se s ním o výraz „ujeté feministky“, který použil v textu. Snad jsem ho přesvědčil, že feminismus, pokud není androfobní, je prospěšný. Víc než nedostatek levicovosti mi vadil jeho ideový obrat, z něhož vzešla jeho změna politické orientace v letech 1990–1991. Původní léta trvající postoj Charty 77, spatřující konec studené války v rozpuštění jak Varšavské smlouvy, tak i NATO, se u něho během několika měsíců změnil na podporu severoatlantického paktu a politiky USA, a to i tehdy, když ji pak vyjadřoval George W. Bush. V USA ho měli čím dál tím raději, názorům Evropanů a Čechů se vzdaloval. Protivné mi bylo zvýrazňování feudálních znaků prezidentské funkce, například uniformy hradních vojáků. Rozčiloval jsem se nad Havlovou neobratností při rozdělování federálního státu, plynoucí, jak jsem chápal podle jeho rozhovorů, jež jsem s ním vedl, z nepochopení touhy Slováků po decentralizaci, autonomii a samosprávě. Jen s jediným jeho postojem jsem se nikdy nesmířil, s jeho hodnocením válek posledních dvaceti let. Při „humanitárním bombardování“ Jugoslávie a invazi do Iráku popřel to, co sám vždy hlásal. Nikdy jsem také nerozuměl jeho „transcendentálnu“ a poněkud mystickému agnosticismu. Stýkali jsme se už méně, ale nikdy jsme se zcela nerozešli. Vždy, do konce jeho života, jsem oceňoval jeho veřejný odpor proti rasismu, včetně anticiganismu, a proti nacionalismu. Oceňoval jsem i jeho podporu občanské demokracii, ochraně lidských práv a multikulturalitě, jeho zaujetí pro politicky sjednocenou EU a také ekologický pohled na svět. V mnohém se mýlil a i já ho za to veřejně kritizoval. Bilance jeho veřejného působení je však rozhodně pozitivní, pro českou i evropskou společnost. A nejen v tom, v čem byly jeho postoje levicové. Uhl.

Thứ Sáu, 23 tháng 12, 2011

Vai diễn cuối cùng


            Đã hơn mười năm qua Anbert - một nghệ sĩ vũ kịch có tên tuổi của nhà hát Paris - không còn nhận được một vai diễn nào nữa. Lớp trẻ đã thay thế ông. Tên tuổi của ông dần dần rơi vào quên lãng. Tuy nhiên ánh đèn sân khấu, những rung động trong vai diễn, sự cuồng nhiệt của khán giả vẫn cuốn hút ông. Ông sống một mình trong một căn nhà nhỏ treo đầy ảnh các vai diễn thời xưa của ông. Với bước đi chậm chạp, cái lưng đã còng xuống, tối tối ông vẫn đến nhà hát để sống với những kỷ niệm xưa.
            Gần đây tại góc phố gần nơi ông ở có một cô gái nhỏ thường ngày đến bán những bó hoa đồng nội. Nhà cô chắc nghèo lắm, cứ nhìn những bộ quần áo cô mặc trên người, khuôn mặt xanh xao và thân thể gầy gò cũng đủ biết. Có lẽ cô khoảng 15 tuổi, nhưng trông cô nhỏ bé như một cô bé lên 10 tuổi. Nét mặt cô lúc nào cũng buồn và hình như cô rất sợ tiếp xúc với mọi người. Thời bây giờ chẳng mấy ai mua hoa đồng nội, có chăng chỉ mấy người già họ mua để nhớ lại hồi trẻ xa xưa hoặc vì thương cô bé nghèo. Anbert thường hay mua những bó hoa nhỏ của cô.
            Một hôm trời trở rét đột ngột, mưa và gió. Anbert thấy cô bé đang co ro trong manh áo mỏng, mặt cô đỏ bừng vì sốt, đôi vai nhỏ cứ run lên từng chập. ông nhờ mọi người đưa cô bé về nhà và chăm sóc cho cô. Qua lời kể của cô, ông biết cô tên là Maurice, mồ côi từ nhỏ, đang lần hồi ra thành phố kiếm ăn. Ông dỗ dành cô ở lại sống với ông…
            Ngày qua ngày, niềm vui xuất hiện dần trên khuôn mặt cô bé. Thỉnh thoảng cô còn cất tiếng hát khe khẽ. Với kinh nghiệm nghề nghiệp Anbert nhận ra ngay cô bé có một giọng hát tuyệt với, sẽ rất hợp với những vai diễn bi thương, khắc khoải và oán giận nhưng đầy ước vọng. Thế là ông quyết định sẽ luyện tập cho Maurice. Ba năm luyện tập đã trôi qua, lưng của Anbert đã còng xuống nhiều hơn, giọng ông cũng khàn đi nhiều hơn nhưng tiếng hát của Maurice đã điêu luyện, tự nhiên và đầy tình cảm, rất rung động lòng người. Để cho Maurice được biểu diễn Anbert đã phải gặp ông giám đốc nhà hát nhiều lần, có khi phải đợi hàng tiếng đồng hồ ngoài cửa. Ông giám đốc rất không muốn mạo hiểm đưa một cô bé không tên tuổi lên sàn diễn nhưng sự kiên trì của Anbert đã làm cho ông đồng ý.
Càng gần đến ngày diễn Maurice càng hồi hợp và lo sợ. Anbert luôn luôn phải động viên và thuyết phục. Rồi ngày diễn cũng đến. Nhà hát đầy ắp người, các bà mệnh phụ phu nhân với những bộ quần áo lộng lẫy, các ông chồng đầy quyền uy. Dưới ánh sáng của hàng chục chiếc đèn chùm đủ loại, trong bộ đồ biểu diễn lấp lánh ánh vàng và kim cương, đôi chân Maurice cứ run lên bần bật. Cô nói không ra hơi. Người ta đã giới thiệu xong, trợ lý buổi diễn đã mời cô. Maurice run bắn cả người, níu chặt lấy áo Anbert cầu khẩn:
            - Bác ơi, cháu không thể.
Anbert nổi sung lên. Bốp. Một cái tát thẳng cánh vào mặt Maurice. Ông giá hét lên:
-         Maurice, cháu phải ra. Ra ngay.
Giật bắn người, uất hận, toàn bộ nội lực trong người Maurice nổ tung ra, cô vùng dậy bước ra sân khấu. Cô hát và múa với nỗi đau thương, lòng uất hận, sự khát vọng đổi đời của chính cô...
Cả nhà hát lặng đi hồi lâu, rồi không khí nổ bùng lên, những tràng vỗ tay cuồng nhiệt. Tiếng hô Maurice, Maurice cứ vang mãi. Kết thúc buổi biểu diễn người ta vây lấy cô, người cô chìm ngập trong các bó hoa và các bản hợp đồng biểu diễn đã ký sẵn. Mãi sau Maurice mới thoát được mọi người, tìm về phía cánh gà, vẫn thấy Anbert đứng đó, lặng lẽ và cô đơn, Maurice ôm lấy ông, hôn vào má ông, những giọt nước mắt của cô chảy xuống vai ông.
Tối khuya, ông và Maurice vẫn còn ngồi bên bàn ăn, ông chúc sự thành công của cô. Khi ông xin lỗi cô về việc ông nổi giận và cái tát, thì nước mắt lại chan hoà trong mắt cô, cô đến bên ông, ôm chặt đầu ông vào ngực mình và thì thào :
- Anbert, I love you...
Sau một lúc im lặng, ông từ từ gỡ tay Maurice. Ông chúc cô ngủ ngon và chậm chạp đi về phòng mình.
Sáng hôm sau, tỉnh dậy Maurice không thấy Anbert ngồi uống cà phê như mọi khi. Cô gật thót người khi thấy mảnh giấy trên bàn viết cho cô :

            Maurice yêu quí.
            Toàn bộ căn nhà này là của cháu.
            Chúc cháu có một cuộc đời hạnh phúc.
            Đừng tìm bác.
                                                Anbert

Rũ rượi trong buồn đau, Maurice cứ ôm chặt những bó hoa mà trước kia Anbert đã mua của cô, mặc cho những giọt nước mắt cứ lăn dài trên má, rớt xuống những bó hoa đồng nội khô héo./.

                                                                  T&T

Kỷ niệm đầu đời nơi xứ lạ


Lần đầu thấy tuyết rơi
          Cũng tại Teplice, vào khoảng 11 giờ tối một ngày tháng 11 năm 1971, khi đang đứng trước cửa sổ phòng Đỗ Bình nhìn ra ngoài vườn táo thì thấy tuyết rơi. Trời như mờ đi, những bông tuyết đầu mùa rơi như mưa bay, nhiều bông  đập vào kính cửa sổ rồi tan biến. Một cảm xúc lâng lâng, sướng rêm người dâng lên. Mình kêu lên: Tuyết rơi, tuyết rơi…. Tất cả dân Teplice, ào xuống sân, vườn. Những bông tuyết mát lạnh rơi nhè nhẹ đậu vào mặt, vào cổ mát mát, buồn buồn.


           Lần đầu tiên thấy tuyết. Một con người nhỏ bé từ đất nước xứ nghèo đói, nghèo khó, được bác Bửu cho một va ly, một bộ vest, một đôi đầy và đôi tất. Sau 22 ngày đêm trên tàu hoả từ Hà Nội, qua Bắc kinh, Qua Moscow, đến Praha. Mọi thứ đối với tôi sao mà huy hoàng tráng lệ. Và các bạn - những cậu bé, cô bé 17 xuân xanh háo hức, ngây thơ.
Mới đến Teplice, ra đường nhiều người Tiệp ôm lấy chúng mình mà khóc. Tôi thời đó còn chẳng hiểu gì. Sao họ lại khóc nhỉ? Giờ mới hiểu, nhất là khi chúng ta đi về miền quê Việt Nam thấy nhiều đứa trẻ quần áo tả tơi, không giầy không tất dứng co ro trong gió lạnh gặm củ khoai sống. Sao thời đó mình ngu, ngu…
          Sáng sau, đi học sớm. Tuyết trắng xoá sân vườn. Một màu trắng tinh khôi. Mỗi bước đi tuyết lạo xạo dưới chân, những vết chân trên tuyết của lần đầu tiên thấy tuyết ấy vẫn còn lay động hồn tôi đến bây giờ.
Sau này có thời được ở Moscow giá buốt, Canada, lạnh xuống -24◦ C, đi trong những giao thông hào bằng tuyết tôi cũng không có được cảm giác ngất ngây như lần đầu thấy tuyết ở Teplice nữa. 
Mới đấy mà đã 38 năm rồi./.

10 THÓI QUEN NÊN BỎ


1. Thiếu vận động  
Theo khảo sát, 2/3 số người không đạt tiêu chuẩn vận động mỗi tuần 3 lần, mỗi lần 30 phút. Các chuyên gia y tế cho rằng, tập thể thao không đủ sẽ gây ra hàng loạt bệnh tật như béo phì, cao huyết áp, xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành tim, đau lưng…

 
Mọi người nên duy trì ít nhất mỗi tuần vận động 3 – 5 lần, mỗi lần 30 phút.

“Vận động nhẹ” hiện được giới trí thức chú trọng, vì nó có hiệu quả giữ eo, giảm áp lực, làm đẹp và chữa bệnh. Đối với những trí thức có áp lực lớn, đặc biệt là phụ nữ, tập nhẹ sẽ thích hợp hơn. Làm thêm giờ, một ngày bận rộn, nếu lại tiếp tục đến phòng thể hình hay sân bóng hì hục chạy bộ 40 phút hoặc 1 tiếng, rất có thể gây tác dụng ngược, hại cho sức khỏe. Nhưng dùng thời gian đó cho vận động nhẹ như yoga, thái cực quyền, đi bộ thì tinh thần có thể sẽ từ lo lắng trở nên yên ổn.


2. Vắt chéo chân 
Động tác nhỏ này tưởng là thoải mái, nhưng nó cản trở lưu thông máu ở chân, dễ gây tắc tĩnh mạch, vẹo cột sống, thoát vị đĩa đệm. Các chuyên gia cho rằng, người mắc bệnh cao huyết áp, tiểu đường và bệnh tim, nếu vắt chéo chân lâu dài thì bệnh sẽ thêm trầm trọng.

“Vận động nhẹ” hiện được giới trí thức chú trọng, vì nó có hiệu quả giữ eo, giảm áp lực, làm đẹp và chữa bệnh.

Các nguy hại có thể gặp nếu vắt chéo chân là:

Giãn tĩnh mạch hoặc tắc động mạch ở chân : Khi vắt chéo chân, đầu gối sẽ bị oằn xuống, dễ ảnh hưởng đến tuần hoàn máu ở chi dưới. Hai chân duy trì một tư thế lâu không động đậy sẽ dễ tê liệt, nếu tuần hoàn máu bị cản trở, rất có thể dẫn đến giãn tĩnh mạch và tắc động mạch ở chân. Đặc biệt là những người già cao huyết áp, bị tiểu đường, bị bệnh tim, vắt chéo chân thời gian dài sẽ làm bệnh nặng hơn.

Ảnh hưởng sức khỏe sinh sản ở nam giới: Khi vắt chéo chân, hai chân thường bị kẹp quá, làm tăng nhiệt độ ở bên bắp đùi và bộ phận sinh dục. Nhiệt độ nóng lên sẽ gây hại cho tinh trùng, để lâu có thể ảnh hưởng đến sinh con. Vì vậy, vắt chéo tốt nhất là đừng quá 10 phút, nếu thấy có mồ hôi chảy ra, tốt nhất là đi lại nhẹ nhàng ở nơi thoáng gió để tản nhiệt nhanh.

Gây tổn thương xương cốt hay căng cơ: Khi vắt chéo chân, xương chậu và khớp háng dễ đau mỏi do áp lực kéo dài, sau một thời gian dài có thể bị tổn thương xương hay căng cơ. Khi ngồi trên xe buýt, nếu xe dừng gấp, hai chân đan chéo không kịp thả thăng bằng, dễ gây đau cho khớp xương và bắp thịt, dẫn đến trật khớp.

3. Ngồi trong nhà vệ sinh xem báo 
Ngồi trên bồn cầu đọc sách xem báo, chắc chắn sẽ kéo dài thời gian đại tiện, làm cho hậu môn ứ máu và bệnh trĩ phát tác.

Y học hiện đại nghiên cứu cho biết, ngồi nhà vệ sinh quá 3 phút sẽ có thể trực tiếp dẫn đến tụ huyết giãn tĩnh mạch trực tràng, dễ gây bệnh trĩ, và bệnh nặng hay nhẹ có liên quan đến thời gian dài hay ngắn.

Thời gian ngồi bồn cầu càng dài, tỷ lệ mắc bệnh càng cao.

Bởi vì ngồi lâu sẽ làm tăng áp lực lên bụng, làm cho máu trong tĩnh mạch chảy ngược không xuôi, dẫn đến giãn tĩnh mạch ở trực tràng, làm cho nhóm tĩnh mạch đóng mở lỏng lẻo, thành tĩnh mạch sẽ mỏng và phồng lên. Để lâu như vậy sẽ thành bệnh trĩ.

Ngoài ra, trong nhà vệ sinh thường không đủ ánh sáng, đọc sách báo cũng dễ hại mắt.

Lời khuyên của bác sĩ là, khi đại tiểu tiện trong nhà vệ sinh, cần kết thúc trong vòng 5 phút, đồng thời không ngừng tập nâng mông, như vậy mới có thể phòng bệnh như bệnh trĩ có hiệu quả.

4. Vừa tỉnh dậy lập tức ra khỏi giường 
Jim Horne, giáo sư Trung tâm nghiên cứu giấc ngủ, Đại học Loughborough cho biết, vừa tỉnh dậy đã lập tức ra khỏi giường rất có thể gây ra thay đổi đột ngột huyết áp, gây ra các bệnh như huyết áp cao, trúng gió. Cần nằm 5 phút để vận động tứ chi và não bộ rồi mới đứng dậy ra khỏi giường.

Sau khi tỉnh dậy không được lập tức đứng dậy, mà trước hết cần nằm trên giường nửa phút.

Để làm giảm tổn thương cho huyết quản gây ra bởi sự thay đổi áp lực lên huyết quản trước và sau khi ngủ :
Một là, sau khi tỉnh dậy không được lập tức đứng dậy, mà trước hết cần nằm trên giường nửa phút.
Hai là, sau khi ngồi dậy thì ngồi cạnh giường nửa phút.

Ba là, dựa vào cạnh giường đứng dậy nửa phút rồi mới ra khỏi giường hoạt động. Mọi hoạt động diễn ra từ từ như vậy sẽ làm cho các cơ quan của cơ thể thích ứng với sự thay đổi, giảm nguy cơ ngã vật xuống do áp lực lên mạch máu từ việc đứng dậy đột ngột gây ra.

5. Liên tục sử dụng máy tính 3 tiếng trở lên 
Sử dụng máy vi tính kéo dài sẽ gây mỏi mắt, đau lưng mỏi vai, hơn nữa còn gây ra các vấn đề như đau đầu, mất ngủ, chán ăn.

Tia X yếu và bức xạ điện từ tần suất thấp của máy tính có thể gây mất thăng bằng trung khu thần kinh của con người. Một nghiên cứu của Anh cho biết, từ trường và bức xạ tần số thấp phát ra từ màn hình máy vi tính sẽ gây ra 7 – 19 chứng bệnh, bao gồm chảy nước mũi, ngứa mắt, đau cổ, mất trí nhớ ngắn hạn, cáu kỉnh và trầm cảm.

Đối với phụ nữ, còn có các triệu chứng bị đau bụng kinh, kinh nguyệt kéo dài, một vài bà mẹ còn bị sinh non. Ngoài ra, làm việc với máy vi tính lâu dài, sẽ căng thẳng tinh thần, áp lực tâm lý lớn, dễ mệt mỏi toàn thân, cộng với bức xạ điện từ, tỷ lệ ung thư vú của những người này sẽ cao hơn bình thường khoa ̉ng 30%. Có nghiên cứu cho biết, bức xạ điện từ của máy vi tính còn có thể gây ung thư.

Gây hại đến tầm nhìn: Mắt dán vào một chỗ lâu, số lần chớp mắt chỉ bằng 1/3 so với bình thường, từ đó đã làm giảm tiết ra chất bôi trơn mắt. Làm như thế lâu dài, không những gây mỏi mắt, hoa mắt, mắt mờ, mà còn gây ra các phản ứng khác không thích hợp. Phương pháp hiệu quả nhất là nghỉ ngơi hợp lý, ăn nhiều thực phẩm có chứa vitamin A, bổ sung rhodopsin cho võng mạc, chẳng hạn cà rốt, bắp cải, giá đỗ, đậu phụ, táo đỏ, cam, sữa, trứng gà, gan động vật, thịt nạc…

Gây hại cho cơ thể: Làm việc với máy vi tính lặp đi lặp lại, căng thẳng sẽ gây hại cho các cơ thể như : các cơ, dây thần kinh, khớp, gân. Ngoài đau lưng, còn có thể bị đau, thậm chí tê liệt cổ tay, những chứng này mở rộng ra lòng bàn tay và các ngón tay.

Gây hại cho hệ hô hấp: Hơi bay ra từ máy tính sẽ gây hại cho hệ hô hấp. Các nhà nghiên cứu của Quỹ Bệnh mẫn cảm Anh gần đây đưa ra một báo cáo cho biết, thiết bị văn phòng sẽ phát ra khí ozone có hại cho sức khỏe con người, thủ phạm chính là máy tính, máy in laser. Các khí ozone này không chỉ độc hại, mà còn có thể gây khó thở cho một số người. Ngoài ra, đợi lâu ở nơi có nồng độ khí ozone cao sẽ gây ra bệnh phổi.

6. Khom lưng di chuyển vật nặng 
Các chuyên gia cho rằng, khom lưng di chuyển vật nặng có thể gây hại cho các cơ lưng và đĩa đệm thắt lưng. Tốt nhất là ngồi xổm xuống, lấy cơ thể dựa vào trước, làm cho trọng lực được chia đều cho các cơ bắp của chân.

Tư thế đúng: Trước tiên cơ thể cố gắng áp sát vật nặng, sau đó khom gối, khom xương hông, dùng hai tay giữ vật, duỗi gối duỗi xương hông, vật nặng sẽ di chuyển. Như vậy, sẽ tránh phải sử dụng cơ ở lưng, giảm tổn thương thắt lưng. Ngoài ra, khi di chuyển vật nặng, cần chú ý để hai đầu gối bán gập, để cho đồ vật sát với cơ thể, như vậy sẽ giảm gánh nặng cho cơ thắt lưng, giảm nguy cơ chấn thương.

7. Dùng sức quá nhiều khi đại tiện 
Đại tiện quá dùng sức dễ làm tim phải co bóp nhiều, huyết áp sẽ tăng lên đột ngột, gây chảy máu não. Khi người già quá dùng sức để đại tiện có thể dẫn đến thay đổi lưu lượng máu ở động mạch vành và não, do lưu lượng máu ở não giảm xuống, khi đại tiện có thể xảy ra ngất xỉu (bất tỉnh), người suy mạch vành có thể bị đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, người bị cao huyết áp có thể bị xuất huyết não ngoài ý muốn, hơn nữa có thể gây chứng phình động mạch hoặc vỡ thành mạch, tắc động mạch, loạn nhịp tim và thậm chí đột tử.

8. Uống nước quá ít 
Các chuyên gia Trung tâm Giáo dục Y tế, cho biết, mỗi người tốt nhất là uổng đủ 2 lít nước/ngày, từ sáng sớm cho đến cả 3 bữa ăn hàng ngày đều cần bổ sung nước thích hợp.

Rất nhiều phụ nữ thức dậy là uống nước coi như một bài tập hàng ngày, mong nó làm nhuận tràng, giảm độ nhớt máu. Nhưng bổ sung nước vào sáng sớm như thế nào sẽ khỏe mạnh hơn? Thực ra, không có quy tắc nhất định, bổ sung nước vào sáng sớm mỗi người có sự khác nhau.

Người gầy ốm, da nhợt nhạt, sáng sớm không nên uống sữa, nước hoa quả, nước lạnh có nhiệt độ thấp hơn cơ thể, có thể đổi những thứ đó bằng canh, cháo nóng.

Nước trái cây tươi không thích hợp với cái dạ dày trống rỗng vào sáng sớm, dù là mùa hè cũng phải kết hợp với bữa sáng. Sáng sớm tránh uống nước mặn, ăn canh thịt hay canh vằn thắn mặn, nó sẽ chỉ làm ta có cảm giác đói thêm.

Trước khi ăn, bổ sung nước sẽ tốt cho dạ dày: Món khai vị của phương Tây chính là món canh để ăn ngon miệng hơn, bôi trơn thực quản, chuẩn bị tốt cho bữa ăn. Như vậy, trước khi ăn cơm, bổ sung nước cũng có ý nghĩa tương tự. Trước khi ăn thức ăn thể rắn, nên uống nửa cốc nước (100 ml), có thể là nước hoa quả, sữa chua ấm, cũng có thể là nước hoa cúc đường viên hay nước trà nhạt ấm, hoặc một bát canh khai vị đặc nhỏ, đều là cách rất tốt cho dạ dày.

9. Thích ăn đồ nóng

Ăn quá nóng sẽ có hại cho đường ruột và các chức năng của cơ thể, bình thường ăn nhiều thức ăn có nhiệt độ gần với cơ thể, có thể trì hoãn sự lão hóa của dạ dày, giúp ta sống lâu hơn.

Thức ăn nóng tiếp xúc vào đường tiêu hóa, niêm mạc khoang miệng sẽ làm cho mô ở đây bị tổn thương, loét, chảy máu. Nếu liên tục bị kích thích có hại như thế có thể gây ung thư. Vì vậy, người có thói quen ăn uống đồ nóng sẽ có cơ nguy rất cao về ung thư khoang miệng và thực quản.

Các chuyên gia cho rằng, sau 40 tuổi nên ít ăn đồ cay, nóng, tê. Những đốm trắng ở khoa ng miệng do thích ăn đồ nóng, cay, tê gây ra không tách rời việc mắc bệnh ung thư khoa ng miệng. Nó sở dĩ chuyển hóa thành ung thư, chủ yếu và một phần bị kích thích bởi vật lý, hóa học. Đây cũng là điều mấu chốt để sau 40 tuổi tốt nhất ít ăn thức ăn cay, nóng, tê, nếu không những thức ăn khẩu vị nặng này sẽ liên tục kích thích khoang miệng, tiếp theo trực tiếp gây ra ung thư miệng.

Các chuyên gia cho rằng, sau 40 tuổi nên ít ăn đồ cay, nóng, tê.

Vì vậy, người qua 40 tuổi cần chú ý khi khoang miệng có những mảng đốm sần sùi không thể tiêu trừ, nếu niêm mạc sần sùi, có cảm giác dị vật hoặc vị giác thay đổi, cần hết sức chữa trị. Nếu có đốm trắng, cần thường chú ý sự thay đổi của nó, như xung quanh đốm trắng có xuất hiện đốm đỏ không, mảng đốm cứng lại, kèm theo các hiện tượng như chảy máu, loét thì cần đặc biệt cảnh giác.

10. Uống quá nhiều cà phê hoặc trà

Uống cà phê và trà với số lượng thích hợp sẽ có lợi cho sức khỏe, uống quá nhiều sẽ kích thích dạ dày, ảnh hưởng đến giấc ngủ.

Đừng nghĩ là đem đổi cốc cà phê nhỏ thay bằng cốc to và bạn sẽ khỏe mạnh hơn. Phần lớn các nhà nghiên cứu đều cho rằng, hoàn toàn không có đủ bằng chứng cho thấy lợi ích của cà phê.

Phản ứng với cà phê có sự khác nhau ở mỗi người: một tách cà phê nhỏ có thể làm cho một người trở nên lo lắng căng thẳng, nhưng có một số người uống đến 10 tách cà phê vẫn có thể ngủ ngon cả đêm. Mối quan hệ giữa cà phê và sức khỏe hiện còn chưa có luận chứng chặt chẽ, các chuyên gia cho rằng uống cà phê tốt hay xấu là ở mỗi người.

Trên thực tế, trà phân làm nhiều loại, trong đó có trà xanh, trà đen (hồng trà), trà Ô long. Các loại trà này có tính nóng, lạnh khác nhau, có tốt cho sức khỏe hay không thì phải xem thể chất của bạn thế nào. Trà xanh có tính lạnh, trà đen có tính nóng, trà Ô long có tính chất trung tính giữa trà xanh và trà đen, tức là tính bình.

Uống trà phải phù hợp, uống trà nhiều cũng như ăn nhiều hơn một loại thức ăn nào đó. Rất nhiều người có thể chất dương suy uống nhiều trà xanh lâu sẽ mắc hội chứng suy giảm. Nếu đã có thói quen uống trà, thì bạn nên uống trà Ô long, vì nó có tính bình.

Đức Trọng

Người Mỹ giảng dạy chuyện Cô bé Lọ Lem như thế đấy


Cô bé Lọ Lem (Cinderella)
Giờ học văn bắt đầu. Hôm nay thầy giảng bài Chuyện Cô bé Lọ Lem.
Trước tiên thầy gọi một học sinh lên kể chuyện Cô bé Lọ lem. Em học sinh kể xong, thầy cảm ơn rồi bắt đầu hỏi.
Thầy: Các em thích và không thích nhân vật nào trong câu chuyện vừa rồi?
Học sinh (HS): Thích Cô bé Lọ Lem Cinderella ạ, và cả Hoàng tử nữa. Không thích bà mẹ kế và chị con riêng bà ấy. Cinderella tốt bụng, đáng yêu, lại xinh đẹp. Bà mẹ kế và cô chị kia đối xử tồi với Cinderella.
Thầy: Nếu vào đúng 12 giờ đêm mà Cinderella chưa kịp nhảy lên cỗ xe quả bí thì sẽ xảy ra chuyện gì?
HS: Thì Cinderella sẽ trở lại có hình dạng lọ lem bẩn thỉu như ban đầu, lại mặc bộ quần áo cũ rách rưới tồi tàn. Leo ôi, trông kinh lắm!
Thầy: Bởi vậy, các em nhất thiết phải là những người đúng giờ, nếu không thì sẽ tự gây rắc rối cho mình. Ngoài ra, các em tự nhìn lại mình mà xem, em nào cũng mặc quần áo đẹp cả. Hãy nhớ rằng chớ bao giờ ăn mặc luộm thuộm mà xuất hiện trước mặt người khác. Các em gái nghe đây: các em lại càng phải chú ý chuyện này hơn. Sau này khi lớn lên, mỗi lần hẹn gặp bạn trai mà em lại mặc luộm thuộm thì người ta có thể ngất lịm đấy (Thầy làm bộ ngất lịm, cả lớp cười ồ). Bây giờ thầy hỏi một câu khác. Nếu em là bà mẹ kế kia thì em có tìm cách ngăn cản Cinderella đi dự vũ hội của hoàng tử hay không? Các em phải trả lời hoàn toàn thật lòng đấy!
HS: (im lặng, lát sau có em giơ tay xin nói) Nếu là bà mẹ kế ấy, em cũng sẽ ngăn cản Cinderella đi dự vũ hội.
Thầy: Vì sao thế?
HS: Vì … vì em yêu con gái mình hơn, em muốn con mình trở thành hoàng hậu.
Thầy: Đúng. Vì thế chúng ta thường cho rằng các bà mẹ kế dường như đều chẳng phải là người tốt. Thật ra họ chỉ không tốt với người khác thôi, chứ lại rất tốt với con mình. Các em hiểu chưa? Họ không phải là người xấu đâu, chỉ có điều họ chưa thể yêu con người khác như con mình mà thôi.
Bây giờ thầy hỏi một câu khác: bà mẹ kế không cho Cinderella đi dự vũ hội của hoàng tử, thậm chí khóa cửa nhốt cô bé trong nhà. Thế tại sao Cinderella vẫn có thể đi được và lại trở thành cô gái xinh đẹp nhất trong vũ hội?
HS: Vì có cô tiên giúp ạ, cô cho Cinderella mặc quần áo đẹp, lại còn biến quả bí thành cỗ xe ngựa, biến chó và chuột thành người hầu của Cinderella.
Thầy: Đúng, các em nói rất đúng! Các em thử nghĩ xem, nếu không có cô tiên đến giúp thì Cinderella không thể đi dự vũ hội được, phải không?
HS: Đúng ạ!
Thầy: Nếu chó và chuột không giúp thì cuối cùng Cinderella có thể về nhà được không?
HS: Không ạ!
Thầy: Chỉ có cô tiên giúp thôi thì chưa đủ. Cho nên các em cần chú ý: dù ở bất cứ hoàn cảnh nào, chúng ta đều cần có sự giúp đỡ của bạn bè. Bạn của ta không nhất định là tiên là bụt, nhưng ta vẫn cần đến họ. Thầy mong các em có càng nhiều bạn càng tốt.
Bây giờ, đề nghị các em thử nghĩ xem, nếu vì mẹ kế không muốn cho mình đi dự vũ hội mà Cinderella bỏ qua cơ hội ấy thì cô bé có thể trở thành vợ của hoàng tử được không?
HS: Không ạ! Nếu bỏ qua cơ hội ấy thì Cinderella sẽ không gặp hoàng tử, không được hoàng tử biết và yêu.
Thầy: Đúng quá rồi! Nếu Cinderella không muốn đi dự vũ hội thì cho dù bà mẹ kế không ngăn cản đi nữa, thậm chí bà ấy còn ủng hộ Cinderella đi nữa, rốt cuộc cô bé cũng chẳng được lợi gì cả. Thế ai đã quyết định Cinderella đi dự vũ hội của hoàng tử?
HS: Chính là Cinderella ạ.
Thầy: Cho nên các em ạ, dù Cinderella không còn mẹ đẻ để được yêu thương, dù bà mẹ kế không yêu cô bé, những điều ấy cũng chẳng thể làm cho Cinderella biết tự thương yêu chính mình. Chính vì biết tự yêu lấy mình nên cô bé mới có thể tự đi tìm cái mình muốn giành được. Giả thử có em nào cảm thấy mình chẳng được ai yêu thương cả, hoặc lại có bà mẹ kế không yêu con chồng như trường hợp của Cinderella, thì các em sẽ làm thế nào?
HS: Phải biết yêu chính mình ạ!
Thầy: Đúng lắm! Chẳng ai có thể ngăn cản các em yêu chính bản thân mình. Nếu cảm thấy người khác không yêu mình thì em càng phải tự yêu mình gấp bội. Nếu người khác không tạo cơ hội cho em thì em cần tự tạo ra thật nhiều cơ hội. Nếu biết thực sự yêu bản thân thì các em sẽ tự tìm được cho mình mọi thứ em muốn có. Ngoài Cinderella ra, chẳng ai có thể ngăn trở cô bé đi dự vũ hội của hoàng tử, chẳng ai có thể ngăn cản cô bé trở thành hoàng hậu, đúng không?
HS: Đúng ạ, đúng ạ!
Thầy: Bây giờ đến vấn đề cuối cùng. Câu chuyện này có chỗ nào chưa hợp lý không ?
HS: (im lặng một lát) Sau 12 giờ đêm, mọi thứ đều trở lại nguyên dạng như cũ, thế nhưng đôi giày thủy tinh của Cinderella lại không trở về chỗ cũ.
Thầy: Trời ơi! Các em thật giỏi quá! Các em thấy chưa, ngay cả nhà văn vĩ đại (nhà văn Pháp Charles Perrault, tác giả truyện Cô Bé Lọ Lem – chú thích của người dịch) mà cũng có lúc sai sót đấy chứ. Cho nên sai chẳng có gì đáng sợ cả. Thầy có thể cam đoan là nếu sau này có ai trong số các em muốn trở thành nhà văn thì nhất định em đó sẽ có tác phẩm hay hơn tác giả của câu chuyện Cô bé Lọ lem! Các em có tin như thế không?
Tất cả học sinh hồ hởi vỗ tay reo hò.

Cảm nghĩ sau khi đọc bài “Người Mỹ giảng dạy chuyện Cô bé Lọ Lem như thế đấy”

Thời Hàn Băng (nhà báo Trung Quốc nổi tiếng)
Bài “Người Mỹ giảng dạy chuyện Cô bé Lọ Lem như thế đấy” để lại trong tôi một ấn tượng mạnh hơn bất cứ lời bình nào về nền giáo dục của nước Mỹ. Người thầy giáo trong bài báo ấy chẳng khác một thiên thần. Ông đem lại cho lũ trẻ lòng công bằng, tình yêu thương, tinh thần đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau, tư duy lý tính, ý nghĩa của cuộc đời … Với cách giáo dục như thế, sao mà lũ trẻ không có tình thương, sao mà chúng còn chịu sự ràng buộc và hạn chế của những điều này khoản nọ nào đấy?
Tôi bỗng nhớ lại hồi học trung học, thầy giáo có tổ chức cho chúng tôi học tập tấm gương Lại Ninh.
Chuyện Lại Ninh như sau: Ngày 13 tháng 3 năm 1988, thiếu niên Lại Ninh 14 tuổi bỗng phát hiện thấy có đám cháy trong rừng, anh liền tức tốc chạy tới chỗ cháy và cầm lấy một cành cây hăng hái quên mình dập lửa. Tuy các đội viên đội chữa cháy từng khuyên mọi người chớ chạy đến gần đám lửa, nhưng vì không đành lòng nhìn thấy tài sản của nhà nước bị thiệt hại, Lại Ninh vẫn tiếp tục dập lửa. Sau cùng đám cháy rừng bị dập tắt, hơn 3500 mẫu rừng được cứu thoát, trạm vệ tinh chuyển tiếp truyền hình trong rừng và nhà kho của công ty dầu lửa cũng bình yên vô sự. Sáng hôm 14, người ta tìm thấy xác Lại Ninh trong đống tro rừng. Tay phải anh vẫn còn nắm chặt cành cây, mặt hướng lên đồi, cặp kính cận thị văng đâu mất, tay trái bám lấy mặt đất, chân phải ở tư thế leo lên đồi. Lại Ninh đã vĩnh biệt chúng ta nhưng tinh thần của anh mãi mãi còn sống với chúng ta. Anh là tấm gương để chúng ta học tập noi theo! Anh mãi mãi là niềm kiêu hãnh của chúng ta!
Lại Ninh là một thiếu niên tốt và có tinh thần quý trọng của công rất cao. Thế nhưng tại sao chúng ta không dạy dỗ trẻ em cách phòng tránh khi có cháy rừng mà lại khuyến khích các em chạy tới đám cháy? Có “tài sản nhà nước” nào quý hơn tính mạng con người chăng? Những người thân của Lại Ninh sẽ phải chịu đựng nỗi đau như thế nào vì chuyện ấy? Còn có cách giáo dục nào thiếu đạo đức hơn lối dạy trẻ em như thế không? Nhất là ngày nay, trong khi một lũ quan tham ra sức chiếm đoạt “tài sản nhà nước” thì ta vẫn tiếp tục dạy dỗ các em hy sinh thân mình để bảo vệ một loại tài sản nào đó, thử hỏi đạo trời ở đâu?
Tại nước Mỹ, khi xảy ra nguy hiểm, các thầy cô giáo bao giờ cũng khuyên răn học trò rời xa ngay nơi đó và hướng dẫn chúng rất tường tận cách tránh né. Họ hiểu rằng tính mạng giữ được thì lại có thể làm ra tài sản… Cách giáo dục của chúng ta thì có thể đưa bao nhiêu thanh thiếu niên ưu tú đi tới chỗ chết! Thế nhưng trước đây tôi đâu có biết đạo lý ấy. Tôi từng mong muốn mình cũng được như Lại Ninh liều thân chữa cháy, dẫu có hy sinh trong đám lửa thì cũng không quản ngại. Cho tới năm học lớp 12, tôi được một thầy giáo trẻ (dạy môn sử) có lương tri bảo ban, dần dần hiểu rõ thực chất của nhiều vấn đề, từ đó tôi bắt đầu suy nghĩ sâu sắc. Sau khi trở thành nhà báo, đi nhiều thấy nhiều, tôi dần dần hiểu ra rằng tính mạng con người, tình thương yêu, lòng khoan dung và niềm tin mới là thứ đáng quý nhất.
Kiểu giáo dục khuyên bảo lũ trẻ con ấu trĩ xông vào cứu cái gọi là “tài sản nhà nước” ấy thật đáng trách, ngay cả loài cầm thú cũng chẳng làm thế. Tất cả mọi thứ vật chất đều có thể làm lại, riêng sinh mạng thì không thể. Cách giáo dục ấy hủy hoại lũ trẻ từ nhỏ, xóa bỏ thiên tính của chúng, ươm trồng hạt giống tính nô lệ. Ngay từ ở nhà trẻ, có cô giáo đã quyết định thái độ đối xử với từng cháu tùy theo bố mẹ cháu chức vụ cao hay thấp, giàu hay nghèo; ngay từ tuổi ấy chúng đã dần dần học được cách lấy lòng cô giáo. “Nô tính” ấy thâm căn cố đế tới mức sau này có người leo lên địa vị lãnh đạo rồi mà vẫn còn giữ thói cũ, thậm chí còn nặng hơn. Thấy khách nước ngoài thì cung kính vâng vâng dạ dạ; thấy quần chúng bình thường thì nạt nộ ra oai … Thật là đáng buồn làm sao!
Chế độ giáo dục xóa bỏ lương tri, tính người, hủy hoại tình thương yêu, trau dồi nô tính và tính phục tùng, gạt người nghèo ra khỏi ghế nhà trường chẳng những chỉ đào sâu hố ngăn cách giàu nghèo mà còn hủy hoại tiền đồ của một dân tộc. Nếu không thấy rõ sự khác biệt giữa chúng ta với người Mỹ ngay từ cách giáo dục trẻ em, nếu không cải tổ nền giáo dục mà cứ phát triển theo kiểu giết gà lấy trứng như thế này thì chúng ta sẽ mãi mãi chẳng đuổi kịp người Mỹ và con cháu chúng ta sau này sẽ phải trả giá đau khổ cho cách tăng trưởng kinh tế này.
Nguyễn Hải Hoành lược dịch theo báo Trung Quốc