Ngày Chúa nhật
Phục sinh
Velikonoční neděle
Trong Kitô giáo, lễ Phục Sinh (Pascha) tổ chức vào chủ nhật đầu tiên sau ngày thứ 14 Nisan,
tức là ngày sau trăng tròn đầu tiên của mùa Xuân (ngày trăng tròn đầu tiên sau ngày 21 tháng 3 –
Xuân phân). Từ phương pháp tính toán có 35 khả năng hình thành ngày tổ chức lễ Phục sinh theo bảng
gốc niên đại Kitô giáo được sử dụng làm ngày tổ chức lễ. Trên thực tế, mỗi năm sẽ rơi vào một trong
35 ô của bảng này.
Nếu Chủ nhật là ngày trăng tròn, thì Lễ Phục Sinh là Chủ nhật tiếp theo, do vậy Lễ Phục Sinh có thể
lệch nhau theo từng năm hơn một tháng (từ 22.3 đến 25.4). Ngày Xuân Phân được ấn định hành chính
là ngày 21.3 theo lịch Dương (lịch Gregorian) bất kể thực tế thiên văn học (có thể lệch tới hai ngày).
Ở một số nước theo Đạo tin lành (Đức, Thụy Điển, Dan Mạch) lễ hội Phục Sinh được tổ chức nhiều
chục năm trong thế kỷ XVIII. và XIX. theo thực tế thiên văn học.
Lễ Phục Sinh Chính thống Giáo, được gọi là Pascha, đối lại với Công giáo thường chậm hơn (một tuần,
nhiều khi hơn nữa), vì Giáo Hội Chính Thống sử dụng lịch Julian cũ của họ. Thêm vào đó duy trì các
quy định của Hội đồng Nikaj thứ nhất (còn gọi là Đại hội đồng đầu tiên), chặt chẽ rằng Lễ Pascha của
người Kitô hữu không được trước lễ Pesach Do Thái hoặc cùng với lễ đó. Quy tắc hoạt động Hội đồng
này đã không được lưu giữ lại, nhưng được xác nhận bởi bộ luật đầu tiên của Thượng Hội Đồng
Antioch (Antiošské synody); những điều tương tự cũng được nói đến tại quy tắc tông đồ thứ bảy.
ễ Phục Sinh công giáo ví dụ trong năm 2005 diễn ra trước lễ Phục Sinh Pesach Do Thái.
Ngày phục sinh (tiếng latinh pascha, tiếng Hy Lạp πάσχα – pascha, tiếng Do Thái (Hebrew)
פֶּסַח pesach – ngày Vượt qua) là lễ hội quan trọng nhất trong lễ hội Cơ đốc giáo (Kito), ngày Chúa
Phục sinh (Ježíš Kristus). Theo tín ngưỡng là ngày thứ ba sau khi Chúa Jesus bị đóng đinh lên thập ác.
Việc xảy ra vào khoảng năm 30 – 33 gần với ngày lễ Do Thái lớn Pesach, kỷ niệm sự kiện giải phóng
dân tộc Do Thái khỏi chế độ nô lệ Ai Cập nhờ Moses (Mojžíš). Giống như Letnice lúc đầu (cùng tên
la tinh) đó là ngày lễ Do Thái và đến năm 325 tổ chức cùng ngày với ngày lễ Do Thái.
Đối với người
Slovan và Đức (German) lễ hội dân gian của họ hòa cùng với ngày lễ hội ngoại
giáo mùa Xuân (tên gọi tà giáo Easter). Với họ là sự thức tỉnh của thiên nhiên
từ giấc ngủ Đông được đưa vào không gian lễ hội German và Slovan bằng nhiều
phong tục nguồn gốc ngoại giáo.
Biểu tượng Phục sinh mang tính lịch sử được
biết đến như biểu tượng phổ quát của mùa Xuân và kết trái thí dụ cho tới tận
thời Ai Cập (Egypt) cổ đại, ở đó Chron xanh lá cây, con trai Berní Amon (Amun
ram), tạo sinh ra quả trứng vũ trụ.
Trong nghĩa hẹp hơn, với lễ Phục Sinh người
ta chỉ nói đến ngày Chúa Jesus Sống lại tương ứng với Sự phục sinh (Lễ Chúa
Phục sinh), hay còn là buổi cầu nguyện Thứ bảy Tuần thánh (vigilie na Bílou sobotu - Đêm lớn), nói rộng ra người ta
nghĩ đến Tam Nhật Phục Sinh - Velikonoční triduum
(trong đó thời gian từ thứ năm Tuần Thánh cho đến buổi cầu nguyện thứ bảy thực
sự là một phần của Mùa Chay, không phải là thời gian của lễ Phục Sinh, khái
niệm thuật ngữ này do đó không hoàn toàn chính xác), khái quát rộng nhất thời
gian Phục Sinh là khoảng thời gian năm mươi ngày từ ngày Chủ nhật Phục Sinh tới
ngày lễ Ngũ tuần (Letnic).
Tuần Thánh - Pašijový týden
Tuần cuối cùng Mùa Chay dài tưởng niệm sự đau khổ của Chúa Jesus Kitô và mỗi ngày đều có tên riêng
của nó:
Ngày thứ Hai Xanh dương: Trong nhà thờ treo vải màu xanh dương.
Ngày thứ Ba Xám: Các bà nội trợ quét nhà và làm sạch mạng nhện.
Ngày thứ Tư đen: Thông, quét ống khói và những ai cau mày hôm đó sẽ bị cau mày các thứ tư trong
năm, vào ngày này Judas đã phản bội Chúa Giêsu.
Ngày Thứ năm Xanh Lá: Trong ngày này nên ăn thực phẩm màu xanh lá cây (rau bina, rau cải, cây
tầm ma, cây lá han, cải xoong,…) để được khỏe mạnh, chuông được vang lên "bay tới thành Roma"
và qua mọi làng quê cho đến thứ bảy "gõ phách", các chàng trai gõ phách, mõ, vỗ tay.
Ngày Thứ sáu Lớn: Ngày đau đớn, ngày buồn, khi Chúa Giêsu đã bị thẩm vấn, kết án và đóng đinh lên
thập ác. Ở một số nơi có trò chơi “đam mê - pašijové hry). Theo mê tín cổ xưa những ngày này lòng đất
mở cửa kho báu, tín đồ không được cày và đào bới trên đồng, không được giặt quần áo.
Ngày Thứ Bảy Tuần Thánh (Trắng): Ngày Chúa Giêsu nhập mộ. Trong nhà sơn, tẩy trắng đồ, nấu
bữa ăn nghi lễ làm bánh nướng bánh ngọt hình cừu, đàn ông và con trai bện roi Phục Sinh (pomlázka),
con gái trang trí, vẽ hoa văn lên trứng.
Chúa Nhật Phục Sinh (Easter Sunday): Là ngày lễ lớn nhất của cả năm phụng vụ (liturgic). Mọi người
ăn các đồ ăn thánh hiến trong nhà thờ và tất cả mọi người đến nhà chơi, đều được tặng các món ăn đó.
Ngày Thứ Hai Phục sinh (Ngày Đỏ): Là ngày được ưa thích nhất hiện nay, đặc biệt là nam giới. Vào
ngày này người ta tặng nhau trứng màu đỏ và cô gái nên bị đánh để được khỏe mạnh cả năm (Con trai
dùng roi làm bằng cành liễu bện lại, quật nhẹ vào các cô gái, đồng thời hát dân ca, thánh ca, nhảy múa.
Các cô gái mặc trang phục dân tộc, xách giỏ trứng nhuộm, vẽ màu tặng cho các chàng trai để cả hai gặp
may mắn trong năm. Người Việt ở Séc gọi là ngày đập trứng.)
Trong truyền thống giáo hội Kito phương Tây,
ngày Chủ nhật Phục Sinh là ngày Chủ nhật thứ nhất sau trăng tròn đầu của ngày
Xuân phân, rơi vào tháng Ba hoặc tháng Tư.
Chúng ta không biết chính xác ngày chết của
Chúa Jesus, mà chỉ có thể chọn. Isaac Newton bằng tính toán của mình năm 1733
đã kết luận rằng, Chúa Jesus chết ngày thứ Sáu ngày 7 tháng 4 năm 30., ngày 3
tháng 4 năm 33 hoặc là ngày 23 tháng 4 năm 34, nhưng ưu tiên cho rằng là số
liệu cuối cùng. Theo Gerhard
Kroll là ngày 7 tháng Tư năm 30…
Phong tục dân gian gắn kết với Lễ Phục Sinh
tất nhiên khác nhau ở mỗi địa phương. Bởi thời gian gần nhau của Lễ Phục Sinh
và ngày Xuân phân, những truyền thống này có nguồn gốc từ lễ hội ngoại giáo khi
Xuân về. Theo thuyết Dân tộc học (Etnologie) là sự kết nối của truyền thống ngoại
giáo ban đầu (Beltain, Moran).
Tên gọi Slovan Velikonoce – Giáng Sinh hình
thành từ “Veliká Noc”, khi Jesus hồi sinh lại. Mỗi nước tùy theo ngôn ngữ của
mình và nguồn gốc từ có những tên gọi khác nhau: Tăng trưởng (Uskrs), Phục
sinh, Ngày lớn (Великдень), Ngọn lửa lớn (Velký oheň)…
Biểu tượng của ngày Phục Sinh
Thỏ
Trước tiên, với khả năng sinh sản chóng mặt của
mình, trong các nền văn hóa, thỏ cũng được coi là biểu tượng của sự sinh sản, sức
sống dồi dào mạnh mẽ. Nhưng quan trọng hơn, hình ảnh chú thỏ gắn liền với một
truyền thuyết về Ostara (Eostre). Đây là nữ thần của mùa xuân, người được lấy
tên đặt cho tên của lễ Phục Sinh (Eostre).
Chuyện kể rằng, thần Ostara có
lần mang mùa xuân tới Trái đất muộn. Điều này khiến muông thú và mọi
vật phải chịu cảnh giá lạnh. Khi Ostara tới, thần vô tình thấy một chú chim sắp
chết vì hai cánh bị đóng băng.
Cảm thương, Ostara bèn giải
cứu, biến chú chim thành một con thỏ và giữ nó bên mình làm thú cưng. Ostara
cũng ban cho thỏ con khả năng đẻ trứng cùng khả năng chạy rất nhanh. Thần muốn
chú thỏ sẽ thay người tặng quà trẻ em khi xuân về.
Tuy nhiên sau này, thỏ thần vô tình khiến Ostara
nổi giận. Nó bị thần ném lên bầu trời, hóa vào chòm sao Lepus. Một năm, thỏ chỉ
được xuống nhân gian một lần vào mùa xuân để tặng những quả trứng đáng yêu cho
người dân dưới trần thế.
Thỏ của nữ thần Eostre (Ostara)
Bên cạnh hình tượng thỏ và
trứng thì món giăm bông truyền thống chưa bao giờ vắng mặt trên các bàn ăn của
các tín đồ Kitô giáo khắp thế giới vào lễ Phục Sinh.
Đối với các tín đồ Công giáo, thịt lợn được coi
là món ăn của Chúa. Người phương Tây cổ tin rằng thời điểm Mặt trăng máu (lần trăng tròn đầu tiên của mùa Thu) chính là lúc tốt
nhất để thu hoạch mùa màng, ướp muối thịt lợn dự trữ.
Họ cho rằng nếu làm như vậy sẽ có đủ thức ăn cho
cả mùa Đông lạnh giá. Khi Xuân về, họ sẽ sử dụng tất cả những thức ăn tích trữ
còn và tổ chức lễ Phục sinh, trong đó thịt lợn muối được dùng làm giăm bông. Có
lẽ cũng vì thế mà giăm bông trở thành món ăn truyền thống trên bàn ăn mỗi dịp lễ
Phục sinh về.
Mèo
Mèo tượng trưng cho cành non của cây cọ, mà dân cư Jeruzalém chào đón sự tái lâm của Chúa Kitô.
Tục lệ truyền thống Kitô giáo là việc thánh hiến vào Chúa Nhật tháng Năm và sử dụng tro đốt cháy của
nó vào Lễ Tro Thứ Tư.
Trứng vẽ trang trí
Một biểu tượng nữa của lễ Phục Sinh là quả trứng, biểu tượng cuộc sống mới, bởi vì bản thân nó chứa
đựng mầm mống sự sống. Trong nhiều nền văn hóa, trứng đại diện cho khả năng sinh sản, cuộc sống
và sự tái sinh. Tại cổ Ai Cập hay Persii trong những ngày lễ mùa Xuân, người ta tô, nhuộm trứng đỏ
(màu đỏ biểu tượng cho tử cung). Việc trang trí trứng đã có từ thời tiền sử. Kết nối với truyền thống
dân gian, phong tục vẽ, nhuộm những quả trứng vẫn được bảo tồn (từ "trứng Phục sinh - kraslice" được
bắt nguồn từ màu đỏ.)
Lý do cho ăn trứng trong lễ Phục Sinh có lẽ là thực tế rằng người ta không được phép ăn trứng trong
mùa Chay. Trong Kitô Giáo Tây Phương, những quả trứng được coi như biểu tượng của ngôi mộ khép
kín từ đó Đấng Kito sống lại, biểu tượng của sự bất tử. Trong Kitô giáo phương Đông được giảng là
máu của Chúa Kitô.
Trứng trang trí dịp lễ Phục Sinh
Cừu
Cừu trong truyền thống Do Thái của Israel đặc trưng cho đàn con
chiên của Chúa mà Chúa chăm
sóc. Đồng thời người Do Thái trong lễ hội Phục Sinh dùng cừu như một sự tưởng nhớ việc họ được giải thoát khỏi nô lệ Ai Cập. Trong Kitô giáo, cừu còn là biểu tượng của Chúa Giêsu Kitô, bởi sự ẩn dụ của đức tin Kitô giáo, ông làm cừu (con Chiên) hy sinh để cứu độ thế giới.
sóc. Đồng thời người Do Thái trong lễ hội Phục Sinh dùng cừu như một sự tưởng nhớ việc họ được giải thoát khỏi nô lệ Ai Cập. Trong Kitô giáo, cừu còn là biểu tượng của Chúa Giêsu Kitô, bởi sự ẩn dụ của đức tin Kitô giáo, ông làm cừu (con Chiên) hy sinh để cứu độ thế giới.
Bánh cừu ngày lễ Giáng Sinh
Thập giá
Biểu tượng Kitô quan trọng nhất, bởi Chúa Jesus đã bị kết án tử hình bằng cách đóng đinh lên thập giá.
Hình phạt này là một trong những hình phạt tàn nhẫn và hạ nhục nhất. Biểu tượng đã có rất lâu đời.
Thời điểm bị đóng đinh tương ứng với Đông chí, khi Mặt Trời đi vào chòm sao Thập giá phía Nam.
Phụng vụ Đêm Vọng Phục Sinh bắt đầu bằng việc đốt ngọn lửa Phục sinh, tượng trưng cho sự chiến
thắng của Chúa Jesus Kitô trước bóng tối và chết tróc. Từ ngọn lửa này thắp sáng lên ngọn nến Phục
Sinh (paškál). Trong nhiều nền văn hóa được hiểu như dấu hiệu của sự sống. Nến thắp trong quá trình
buổi lễ Phục sinh được đưa vào nước rửa tội, trang trí bằng các dấu thánh giá và các biểu tượng Α và
Ω, sự khởi đầu và kết thúc tuổi tác Chúa Kitô.
Nến tiếp đó được thắp sáng trong suốt thời gian lễ Phục Sinh cho đến lễ Ngũ Tuần ở mỗi lần rửa tội để
chỉ ra rằng lễ đó thuộc về Phục Sinh. Nến này cũng được cháy lên tại các đám tang Kitô giáo, dấu hiệu
cho thấy người chết cũng như Đức Kitô đã đi qua cửa ải của sự chết và nhà thờ cầu nguyện cho họ để
trở lại với cuộc sống mới cùng Thiên Chúa. Thiêu đốt phù thủy hay một dạng lễ Beltaine của người
ngoại giáo (ví dụ Påskkärring), ví dụ ở Phần Lan, những người đi hội ăn mặc như phù thủy. Ngọn lửa ở
đây tượng trưng cho việc thanh tẩy khỏi tội lỗi từ mùa Đông.
Cải ngựa - Křen
Tượng trưng cho những chiếc đinh hay sự cay đắng đau khổ của Chúa Kitô. Thói quen ăn cải ngựa
trong lễ Phục Sinh được duy trì chủ yếu ở Ba Lan, Áo và Slovenia. Tương tự như truyền thống Do Thái
trong ngày Phục Sinh họ ăn loại thảo mộc đắng (Maror tượng trưng cho nỗi đau của Exodus) khi thoát
khỏi ách nô lệ của Ai Cập (Seder), họ ăn xương cừu hoặc trứng.
Sữa và mật ong
Hình ảnh cho hai trong một của Chúa Kitô. Dưới hình thức cái gọi là Judas, sợi dây thừng Judas
Iscariot (Jidáš Iškariotský). Sữa và mật ong tượng trưng cho đất hứa của Exodus, được chuyển thể
thành huyền thoại của tổ tiên người Séc cổ. Amon cừu cùng với Zeus, khi còn nhỏ được nuôi dưỡng
bằng sữa và mật ong. Cặp đôi Amon-Re rỏ nước mắt mà từ đó con người được sinh ra, tượng trưng
cho mật ong hay ong mật. Hathor, vợ của Reo (hoặc Mut) là nữ thần bò sữa (tượng trưng cho thiên hà
Sữa - Milky Way.)
Thứ Hai Phục sinh - Velikonoční pondělí
Thứ Hai Phục Sinh (Phụng sự Thứ Hai trong tuần Bát nhật Phục Sinh, còn được gọi là thứ
Hai Đỏ) là ngày sau Chủ Nhật Chúa Phục Sinh. Tại Séc nó gắn liền với nhiều truyền thống và phong
tục có thể được xếp vào các nghi lễ kết thúc mùa Đông và đón mùa Xuân tới. Thực tế ngoài Cơ đốc
giáo này suốt lịch sử các nền văn hóa khác nhau được thuyết giáo hóa và đưa vào khuôn khổ Cơ đốc
giáo (Kitô).
Lễ hội Giáo Hội - Phục Sinh có một khuôn khổ hoàn toàn khác, đó là chiến thắng của Chúa trên sự chết
(tức là Sự hồi sinh.) - điểm cơ bản của toàn bộ Cơ đốc giáo. Thứ Hai Phục Sinh trong thứ tự là ngày
thứ hai của lễ Phục Sinh, Lễ (Bát nhật), khi các Cơ đốc giáo hữu trải nghiệm niềm vui từ sự cứu rỗi của
mình. Từ quan điểm phụng vụ, ngày thứ Hai xem là tương đương với Bát nhật tiếp sau, nhưng đã được
dẫn giải lịch sử rằng chỉ ngày thứ Hai là ngày nghỉ. Ngoài ra trong quá khứ thường có phong tục rằng,
tiếp sau những ngày lễ lớn là một loạt ngày nghỉ (từ đó ví dụ như ngày Thứ Hai thánh thần
(Pondělí svatodušní) hoặc lễ Thánh Štěpán (St. Stephen)). Những ngày nghỉ này sau những ngày lễ đi
kèm theo phong tục dân gian khác nhau là một phần của cuộc sống hàng ngày. Ở Séc và cả Slovakia,
có phong tục mang theo cây roi (pomlázka). Roi được bện phần lớn từ máy cuốn bằng vài cành liễu
mềm nhỏ, thường là 6-12, các chàng trai mang đi lễ hội quất nhẹ vào mông các cô gái trong vùng kèm
theo việc đọc thơ với các vần điệu thánh ca khác nhau.
Bằng lễ quất roi Phục sinh vào các cô gái (Velikonoční mrskání), mục đích trao cho họ một phần sự tươi mát mùa xuân của cây
roi liễu (Mrskut và mrskání là tên gọi bắt nguồn chủ yếu từ Morava) nơi có thói quen truyền thống rất mạnh mẽ. Tại các vùng khác có thể gặp các biểu hiện khác nhau cho cùng một điều, thí
dụ lột bỏ, xua đuổi ???? (šupání, vyšupat). Thánh
ca Giáng sinh gắn liền với phần thưởng của những người hát. Theo truyền thống, chủ yếu là trứng trang trí màu hoặc trứng Phục Sinh (đỏ). Bài hát mừng lễ Phục sinh theo khu
vực khác nhau có hình thức khác nhau. Nhà thuyết giáo Praha, Konrád Waldhauser, từ
thế kỷ 14 đã đề cập đến cây roi này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét