Pozdrav

Tady jsi doma, jen tady a nikde jinde je to tvá země, tobě patří a ty patříš k ní, jenom k ní.

Chủ Nhật, 27 tháng 3, 2016

CHUYỆN TRAI GÁI

Tôi có 3 đứa con, nhưng buồn thay, toàn là con gái! Còn cái nhà hàng xóm - cách nhà tôi mỗi cái dậu mồng tơi - cũng có 3 đứa, mà lại toàn con trai. Thật mỉa mai!
Biết tôi không có con trai, tôi buồn là vậy, thế mà cái lão hàng xóm vô tâm thi thoảng lại trêu ngươi, cho 3 thằng con lão xếp hàng đái vào dậu mồng tơi, chĩa thẳng chim sang nhà tôi. Chúng đái vào dậu mồng tơi mà như đang đái vào lòng tôi vậy: xót xa vô cùng! Hình ảnh cái "dậu mồng tơi xanh rờn" đã trở nên quá đỗi quen thuộc trong thơ, trong nhạc, nhưng cái dậu mồng tơi giữa nhà tôi và nhà hàng xóm đó thì là "dậu mồng tơi đen sì" do bị tưới quá nhiều đạm, phốt pho, kali và khoáng chất đậm đặc.
Có con trai đúng là sướng thật! Những ngày lễ tết, bố con trở thành bạn nhậu, nâng chén cà kê - chứ con gái, chúng nó cắm đầu hùng hục ăn, vừa ăn vừa lèo bèo: "Bố uống ít thôi! Ăn cơm, ăn thịt đi!". Có con trai cũng rất tiện: đi tắm quên quần sịp, gọi con trai nó mang cho, rồi mở toang cửa nhà tắm, tồng ngồng, hiên ngang đón lấy - chứ con gái thì phải nép sát vào tường, cửa hé tin hin, thò vài đầu ngón tay ra ngoài, rụt rè nhón lấy. Có con trai cũng yên tâm: trộm cướp vào nhà, mấy bố con nhảy ra đánh hội đồng - chứ con gái, vừa một mình mình kháng cự, vừa lo nếu mình gục, con gái mình sẽ bị chúng nó hiếp dâm...
Nói vậy thôi, chứ tôi và con gái cũng có một thứ có thể dùng chung, ấy là cái dao cạo râu. Hôm trước, tìm cái dao cạo râu mãi không thấy đâu, tôi cáu, quát um lên, thì đứa con gái lớn chạy từ trong buồng ra, cầm cái dao cạo trên tay, bảo: "Con trả bố đây!". Tôi nhìn chiếc dao cạo vẫn còn vương mấy sợi lông đen sì, quăn tít thì nhăn mặt hỏi: "Mày vừa cạo cái gì đấy?". "Dạ! Con cạo lông nách thôi mà!". "Đúng là lông nách chứ?". "Dạ đúng! Con thề!". Là bố con, chẳng lẽ nó thề mình lại không tin, nhưng quả thực, tôi chưa bao giờ cạo râu mà thấy lòng hoang mang như thế...
Nhà toàn đàn bà con gái, nên cái dây phơi, dài từ đầu đến cuối sân, lúc nào cũng lủng lẳng toàn xì-líp với coóc-sê, hồng đỏ xanh vàng, đủ cả! Nhiều khi vội đi, không để ý, bị xì-líp nó đập vào mặt, coóc-sê nó quấn quanh đầu. Rồi những khi rầu rầu, bên ấm trà tầu, nhìn cái mớ xì-líp coóc-sê ấy phất phơ theo gió hiu hiu, hệt như những chiếc lá bàng già nua lay lắt trên những cành khô gầy guộc khẳng khiu trong buổi chiều đông giá rét... Buồn chẳng để đâu cho hết...
Chiều nay, tôi qua bên nhà lão hàng xóm chơi, tiện thể xin đoạn dây thép, về gia cố lại cái dây phơi (chắc treo nhiều xì-líp quá nên nó chuẩn bị đứt đến nơi). Vào nhà, tôi thấy lão hàng xóm một mình nằm rầu rĩ trên giường, mặt quay vào tường, rên hừ hừ, nghe rất đáng thương! Tôi hỏi sao thế, lão bảo bị cảm cúm mấy hôm nay, vợ lại vắng nhà, chả ai mua thuốc, nấu cháo cho ăn, nên mệt lả...
- Ông ốm mà vợ ông còn đi đâu? - Tôi hỏi bằng giọng đầy bức xúc.
- Vợ lên Hà Nội, chuộc xe cho thằng cả!
- Nó lại cắm à? Mới tuần trước thấy vợ ông lên chuộc rồi mà?
- Tuần trước là nó cắm để bắt trận Ngoại hạng Anh, tuần này, nó cắm để bắt trận C1!
- Thế bao giờ vợ ông về?
- Vợ tôi định về hôm nay, nhưng nghĩ đã là thứ 5 rồi, hai ba hôm nữa lại là cuối tuần, lại có giải Ngoại hạng Anh, nên ở lại luôn, đỡ mất công đi đi về về!
Tôi thở dài, nhìn quanh, rồi hỏi thế thằng con thứ hai nhà lão đâu, thì lão ngán ngẩm lắc đầu, bảo rằng thằng hai vừa về cạy tủ, vơ hết tiền của lão mang đi đá phò. Lão tiếc tiền lao tới, ôm chặt nó lại, nào ngờ, nó hất tay lão ra, túm lấy cổ áo lão, rồi giơ nắm đấm lên dọa. Lão điên tiết quá, quát to: "A! Thằng này láo! Mày định đánh cả bố mày hả? Đây! Bố đứng im đây! Mày có giỏi thì đánh đi!". Kể đến đó, lão dừng lại, nhăn nhó véo một miếng bông gòn, chấm chấm lên cái môi còn đương rướm máu, sưng vều, tím bầm như dái chó...
- Thế thằng út nhà ông đâu?
- Nó đi cùng thằng hai rồi!
- Thằng út mới tí tuổi đầu, sao đã chơi được phò mà đi cùng?
- Nó đi theo xem thôi!
Đúng lúc này, có tiếng xe máy rú ga inh ỏi ngoài ngõ. Tôi hốt hoảng ngó cổ ra, thì thấy phải đến chín mười gã cởi trần, xăm trổ, ngồi trên bốn năm cái xe máy hùng hổ phóng vào: đứa vác dao, người cầm gậy, kẻ khiêng quan tài... Chúng vứt xe giữa sân, quẳng cái quan tài ngay trước cửa kêu cái "rầm", rồi quát tháo ầm ầm:
- Thằng con trai mày vay tiền của tao, giờ nó trốn biệt rồi! Mày giấu nó ở đâu, đưa ra đây mau, không tao chém chết cả nhà!
Tôi hoảng quá, mặt mũi tái nhợt, tay chân rụng rời. Thế nhưng lão hàng xóm thì chả có biểu hiện gì cả. Lão bình thản đi ra, đứng trước mặt bọn chúng, chắp tay trước ngực, rồi quỳ thụp xuống cạnh cái quan tài, giọng bi ai:
- Trăm sự nhờ các anh! Em cũng đang muốn tìm thằng con em để chém chết bà nó đi đây, mà tìm hoài không thấy! Giờ có các anh tìm và chém nó giúp em thì tốt quá rồi! Em xin đa tạ! Chém nó xong em cũng sẽ tự tử luôn! Đang lo không có tiền mua quan tài thì các anh lại mang đến cho! Đội ơn các anh quá!
Nói rồi, lão hàng xóm nhảy luôn vào quan tài, nằm duỗi dài. Mấy thằng cởi trần xăm trổ ngơ ngác nhìn nhau, rồi chúng lao tới chỗ quan tài, ra sức lôi lão hàng xóm ra. Nhưng lão hàng xóm chơi lầy, cứ bám chặt, nằm lì ở đó. Thấy thế, thằng cầm đầu của lũ xăm trổ mới tiến tới, chắp tay trước ngực, rồi quỳ thụp xuống cạnh cái quan tài, giọng bi ai:
- Em xin anh! Anh làm ơn ra ngoài giúp để bọn em còn vác quan tài đi nhà khác, kẻo tối không xong việc thì về đại ca bọn em chém chết ạ!
Khi ấy, lão hàng xóm mới chịu lồm cồm bò ra. Mấy thằng xăm trổ vừa nãy hung hăng là thế, giờ ngoan ngoãn, cum cúp như mèo, lầm lũi bỏ đi. Ấy vậy mà lũ đó vừa đi được một lúc thì đã lại nghe tiếng xe máy rú ga ngoài ngõ, tôi lại hốt hoảng quay ra: may quá, không phải bọn chúng, mà là hai thằng con trai lão hàng xóm vừa đi đá phò về. Tuy vậy, vẻ mặt hai đứa nó cũng hung hăng không kém lũ xăm trổ vừa rồi. Chúng vứt cái xe đổ cái "rầm" ngoài sân, hùng hổ chạy vào nhà. Thật kỳ lạ, lúc này, tôi lại rất bình thản, còn lão hàng xóm thì đâm ra cuống cuồng, hoảng loạn. Tôi hỏi sao vậy, lão bảo: "Bọn xăm trổ chỉ dọa thôi! Còn hai thằng này, chúng nó làm thật đấy!".
Quả đúng vậy! Lão hàng xóm vừa nói dứt lời thì hai thằng con lão đã xông tới, đè nghiến lão xuống giường, thằng ghì chân, thằng ấn cổ...
- Ông già! Biết điều thì nôn tiền ra!
- Mày vừa cạy tủ lấy hết rồi! Ở đâu nữa mà nôn?
- Ông tưởng tôi ngu à? Trong tủ đó chỉ là vài đồng lẻ thôi! Tôi biết ông còn tiền! Mau nôn ra!
Lão hàng xóm bị ấn cổ thì hình như khó thở, mặt lão tím bầm. Rồi bất ngờ lão vùng lên, hất ngửa hai thằng con ra, cắm đầu chạy thẳng. Hai thằng con lão sau tích tắc ngỡ ngàng thì cũng lập tức chồm dậy, tiện tay vơ luôn cái gậy, hùng hục đuổi theo...
Còn lại mỗi mình, tôi chán quá, lững thững đi về. Vừa tới nhà, tôi đã nghe tiếng ai đó thều thào gọi tôi vọng ra từ gian buồng. Tôi lò dò bước vào: thì ra là lão hàng xóm, lão đã may mắn cắt đuôi được hai thằng con, trốn vào trong đó, nằm bẹp dí chỗ góc buồng, như một con chó...
Tôi vội vàng bế lão lên giường. Mấy ngày ốm mệt, không ăn uống gì, bị đấm sưng mồm, lại vừa vẫy vùng, chạy thục mạng, nên có lẽ sức lão đã kiệt. Đứa con gái lớn nhà tôi, thấy quần áo lão bẩn, hôi hám quá, thì lột trần lão ra, lấy đồ của tôi cho lão mặc, rồi đem mớ quần áo bẩn của lão ra giếng giặt; đứa con gái thứ hai chạy đi mua dầu thoa cho lão; đứa út xuống bếp bắc nồi, nấu vội cho lão bát cháo cầm hơi...
Đón bát cháo từ tay con bé út, lão run rẩy đưa lên miệng, húp soàn soạt một hơi hết sạch. Từ khóe mắt lão chảy ra hai hàng lệ long lanh. Tôi hỏi: "Sao thế? Cháo cay quá à?, thì lão lắc đầu, bảo: "Không, cháo ngon! Chưa bao giờ được ăn bát cháo nào ngon như thế!".
Tôi nghe vậy thì mỉm cười, thong thả bước ra sân, gió nhè nhẹ, nắng lung linh, khiến những chiếc xì-líp, coóc-sê trên dây phơi như ánh lên, phấp phới, dập dình theo gió rung rinh...
Chưa bao giờ thấy mớ xì-líp, coóc-sê nào đáng yêu như thế!
Tác giả: VÕ TÒNG ĐÁNH MÈO

Thứ Sáu, 25 tháng 3, 2016

Lễ Phục Sinh - Velikonoce (28.3.2016)

Chúng ta đã từng tham dự Lễ Phục Sinh - Velikonoce nhưng chắc chưa ai hiểu kỹ về ngày lễ đó như thế này (một phần trong cuốn sách: Những ngày lễ hội tại CH Séc của Do.honza)

Ngày Chúa nhật Phục sinh
Velikonoční neděle

               Trong Kitô giáo, lễ Phục Sinh (Pascha) tổ chức vào chủ nhật đầu tiên sau ngày thứ 14 Nisan, 
tức là ngày sau trăng tròn đầu tiên của mùa Xuân (ngày trăng tròn đầu tiên sau ngày 21 tháng 3 – 
Xuân phân). Từ phương pháp tính toán có 35 khả năng hình thành ngày tổ chức lễ Phục sinh theo bảng
 gốc niên đại Kitô giáo được sử dụng làm ngày tổ chức lễ. Trên thực tế, mỗi năm sẽ rơi vào một trong 
35 ô của bảng này.
Nếu Chủ nhật là ngày trăng tròn, thì Lễ Phục Sinh là Chủ nhật tiếp theo, do vậy Lễ Phục Sinh có thể 
lệch nhau theo từng năm hơn một tháng (từ 22.3 đến 25.4). Ngày Xuân Phân được ấn định hành chính 
là ngày 21.3 theo lịch Dương (lịch Gregorian) bất kể thực tế thiên văn học (có thể lệch tới hai ngày). 
Ở một số nước theo Đạo tin lành (Đức, Thụy Điển, Dan Mạch) lễ hội Phục Sinh được tổ chức nhiều 
chục năm trong thế kỷ XVIII. và XIX. theo thực tế thiên văn học.
 
Lễ Phục Sinh Chính thống Giáo, được gọi là Pascha, đối lại với Công giáo thường chậm hơn (một tuần,
 nhiều khi hơn nữa), vì Giáo Hội Chính Thống sử dụng lịch Julian cũ của họ. Thêm vào đó duy trì các 
quy định của Hội đồng Nikaj thứ nhất (còn gọi là  Đại hội đồng đầu tiên), chặt chẽ rằng Lễ Pascha của 
người Kitô hữu không được trước lễ Pesach Do Thái hoặc cùng với lễ đó. Quy tắc hoạt động Hội đồng 
này đã không được lưu giữ lại, nhưng được xác nhận ​​bởi bộ luật đầu tiên của Thượng Hội Đồng 
Antioch (Antiošské synody); những điều tương tự cũng được nói đến tại quy tắc tông đồ thứ bảy. 
Phục Sinh công giáo ví dụ trong năm 2005 diễn ra trước lễ Phục Sinh Pesach Do Thái.

               Ngày phục sinh (tiếng latinh pascha, tiếng Hy Lạp  πάσχα  pascha, tiếng Do Thái (Hebrew)
 פֶּסַח‎‎ pesach – ngày Vượt qua) là lễ hội quan trọng nhất trong lễ hội Cơ đốc giáo (Kito), ngày Chúa 
Phục sinh (Ježíš Kristus). Theo tín ngưỡng là ngày thứ ba sau khi Chúa Jesus bị đóng đinh lên thập ác.
 Việc xảy ra vào khoảng năm 30 – 33 gần với ngày lễ Do Thái lớn Pesach, kỷ niệm sự kiện giải phóng 
dân tộc Do Thái khỏi chế độ nô lệ Ai Cập nhờ Moses (Mojžíš). Giống như Letnice lúc đầu (cùng tên 
la tinh) đó là ngày lễ Do Thái và đến năm 325 tổ chức cùng ngày với ngày lễ Do Thái.
Đối với người Slovan và Đức (German) lễ hội dân gian của họ hòa cùng với ngày lễ hội ngoại giáo mùa Xuân (tên gọi tà giáo Easter). Với họ là sự thức tỉnh của thiên nhiên từ giấc ngủ Đông được đưa vào không gian lễ hội German và Slovan bằng nhiều phong tục nguồn gốc ngoại giáo.
Biểu tượng Phục sinh mang tính lịch sử được biết đến như biểu tượng phổ quát của mùa Xuân và kết trái thí dụ cho tới tận thời Ai Cập (Egypt) cổ đại, ở đó Chron xanh lá cây, con trai Berní Amon (Amun ram),  tạo sinh ra quả trứng vũ trụ.
Trong nghĩa hẹp hơn, với lễ Phục Sinh người ta chỉ nói đến ngày Chúa Jesus Sống lại tương ứng với Sự phục sinh (Lễ Chúa Phục sinh), hay còn là buổi cầu nguyện Thứ bảy Tuần thánh (vigilie  na  Bílou sobotu - Đêm lớn), nói rộng ra người ta nghĩ đến Tam Nhật Phục Sinh - Velikonoční triduum (trong đó thời gian từ thứ năm Tuần Thánh cho đến buổi cầu nguyện thứ bảy thực sự là một phần của Mùa Chay, không phải là thời gian của lễ Phục Sinh, khái niệm thuật ngữ này do đó không hoàn toàn chính xác), khái quát rộng nhất thời gian Phục Sinh là khoảng thời gian năm mươi ngày từ ngày Chủ nhật Phục Sinh tới ngày lễ Ngũ tuần (Letnic).

Tuần Thánh - Pašijový týden


Tuần cuối cùng Mùa Chay dài tưởng niệm sự đau khổ của Chúa Jesus Kitô và mỗi ngày đều có tên riêng
 của nó:
 
Ngày thứ Hai Xanh dương: Trong nhà thờ treo vải màu xanh dương.
 
Ngày thứ Ba Xám: Các bà nội trợ quét nhà và làm sạch mạng nhện.
 
Ngày thứ Tư đen: Thông, quét ống khói và những ai cau mày hôm đó sẽ bị cau mày các thứ tư trong 
năm, vào ngày này Judas đã phản bội Chúa Giêsu.
 
Ngày Thứ năm Xanh Lá: Trong ngày này nên ăn thực phẩm màu xanh lá cây (rau bina, rau cải, cây 
tầm ma, cây lá han, cải xoong,…) để được khỏe mạnh, chuông được vang lên "bay tới thành Roma" 
qua mọi làng quê cho đến thứ bảy "gõ phách", các chàng trai gõ phách, mõ, vỗ tay.
 
Ngày Thứ sáu Lớn: Ngày đau đớn, ngày buồn, khi Chúa Giêsu đã bị thẩm vấn, kết án và đóng đinh lên
 thập ác. Ở một số nơi có trò chơi “đam mê - pašijové hry). Theo mê tín cổ xưa những ngày này lòng đất
 mở cửa kho báu, tín đồ không được cày và đào bới trên đồng, không được giặt quần áo.
 
Ngày Thứ Bảy Tuần Thánh (Trắng): Ngày Chúa Giêsu nhập mộ. Trong nhà sơn, tẩy trắng đồ, nấu 
bữa ăn nghi lễ làm bánh nướng bánh ngọt hình cừu, đàn ông và con trai bện roi Phục Sinh (pomlázka)
con gái trang trí, vẽ hoa văn lên trứng.
 
Chúa Nhật Phục Sinh (Easter Sunday): Là ngày lễ lớn nhất của cả năm phụng vụ (liturgic). Mọi người
 ăn các đồ ăn thánh hiến trong nhà thờ và tất cả mọi người đến nhà chơi, đều được tặng các món ăn đó.
 
Ngày Thứ Hai Phục sinh (Ngày Đỏ): Là ngày được ưa thích nhất hiện nay, đặc biệt là nam giới. Vào 
ngày này người ta tặng nhau trứng màu đỏ và cô gái nên bị đánh để được khỏe mạnh cả năm (Con trai 
dùng roi làm bằng cành liễu bện lại, quật nhẹ vào các cô gái, đồng thời hát dân ca, thánh ca, nhảy múa. 
Các cô gái mặc trang phục dân tộc, xách giỏ trứng nhuộm, vẽ màu tặng cho các chàng trai để cả hai gặp
 may mắn trong năm. Người Việt ở Séc gọi là ngày đập trứng.)
Trong truyền thống giáo hội Kito phương Tây, ngày Chủ nhật Phục Sinh là ngày Chủ nhật thứ nhất sau trăng tròn đầu của ngày Xuân phân, rơi vào tháng Ba hoặc tháng Tư.
Chúng ta không biết chính xác ngày chết của Chúa Jesus, mà chỉ có thể chọn. Isaac Newton bằng tính toán của mình năm 1733 đã kết luận rằng, Chúa Jesus chết ngày thứ Sáu ngày 7 tháng 4 năm 30., ngày 3 tháng 4 năm 33 hoặc là ngày 23 tháng 4 năm 34, nhưng ưu tiên cho rằng là số liệu cuối cùng. Theo Gerhard Kroll là ngày 7 tháng Tư năm 30…
Phong tục dân gian gắn kết với Lễ Phục Sinh tất nhiên khác nhau ở mỗi địa phương. Bởi thời gian gần nhau của Lễ Phục Sinh và ngày Xuân phân, những truyền thống này có nguồn gốc từ lễ hội ngoại giáo khi Xuân về. Theo thuyết Dân tộc học (Etnologie) là sự kết nối của truyền thống ngoại giáo ban đầu (Beltain, Moran).
Tên gọi Slovan Velikonoce – Giáng Sinh hình thành từ “Veliká Noc”, khi Jesus hồi sinh lại. Mỗi nước tùy theo ngôn ngữ của mình và nguồn gốc từ có những tên gọi khác nhau: Tăng trưởng (Uskrs), Phục sinh, Ngày lớn (Великдень), Ngọn lửa lớn (Velký oheň)…

Biểu tượng của ngày Phục Sinh

Thỏ

Trước tiên, với khả năng sinh sản chóng mặt của mình, trong các nền văn hóa, thỏ cũng được coi là biểu tượng của sự sinh sản, sức sống dồi dào mạnh mẽ. Nhưng quan trọng hơn, hình ảnh chú thỏ gắn liền với một truyền thuyết về Ostara (Eostre). Đây là nữ thần của mùa xuân, người được lấy tên đặt cho tên của lễ Phục Sinh (Eostre).
Chuyện kể rằng, thần Ostara có lần mang mùa xuân tới Trái đất muộn. Điều này khiến muông thú và mọi vật phải chịu cảnh giá lạnh. Khi Ostara tới, thần vô tình thấy một chú chim sắp chết vì hai cánh bị đóng băng. 
Cảm thương, Ostara bèn giải cứu, biến chú chim thành một con thỏ và giữ nó bên mình làm thú cưng. Ostara cũng ban cho thỏ con khả năng đẻ trứng cùng khả năng chạy rất nhanh. Thần muốn chú thỏ sẽ thay người tặng quà trẻ em khi xuân về.
Tuy nhiên sau này, thỏ thần vô tình khiến Ostara nổi giận. Nó bị thần ném lên bầu trời, hóa vào chòm sao Lepus. Một năm, thỏ chỉ được xuống nhân gian một lần vào mùa xuân để tặng những quả trứng đáng yêu cho người dân dưới trần thế. 


Thỏ của nữ thần Eostre (Ostara)

Bên cạnh hình tượng thỏ và trứng thì món giăm bông truyền thống chưa bao giờ vắng mặt trên các bàn ăn của các tín đồ Kitô giáo khắp thế giới vào lễ Phục Sinh. 
Đối với các tín đồ Công giáo, thịt lợn được coi là món ăn của Chúa. Người phương Tây cổ tin rằng thời điểm Mặt trăng máu (lần trăng tròn đầu tiên của mùa Thu) chính là lúc tốt nhất để thu hoạch mùa màng, ướp muối thịt lợn dự trữ. 
Họ cho rằng nếu làm như vậy sẽ có đủ thức ăn cho cả mùa Đông lạnh giá. Khi Xuân về, họ sẽ sử dụng tất cả những thức ăn tích trữ còn và tổ chức lễ Phục sinh, trong đó thịt lợn muối được dùng làm giăm bông. Có lẽ cũng vì thế mà giăm bông trở thành món ăn truyền thống trên bàn ăn mỗi dịp lễ Phục sinh về.

Mèo 
 
Mèo tượng trưng cho cành non của cây cọ, dân cư Jeruzalém chào đón sự tái lâm của Chúa Kitô. 
Tục lệ truyền thống Kitô giáo là việc thánh hiến vào Chúa Nhật tháng Năm và sử dụng tro đốt cháy của 
vào Lễ Tro Thứ Tư.


Trứng vẽ trang trí

Một biểu tượng nữa của lễ Phục Sinh là quả trứng, biểu tượng cuộc sống mới, bởi vì bản thân nó chứa 
đựng mầm mống sự sống. Trong nhiều nền văn hóa, trứng đại diện cho khả năng sinh sản, cuộc sống 
và sự tái sinh. Tại cổ Ai Cập hay Persii trong những ngày lễ mùa Xuân, người ta tô, nhuộm trứng đỏ 
(màu đỏ biểu tượng cho tử cung). Việc trang trí trứng đã có từ thời tiền sử. Kết nối với truyền thống 
dân gian, phong tục vẽ, nhuộm những quả trứng vẫn được bảo tồn (từ "trứng Phục sinh - kraslice" được
 bắt nguồn từ màu đỏ.)
Lý do cho ăn trứng trong lễ Phục Sinh có lẽ là thực tế rằng người ta không được phép ăn trứng trong 
mùa Chay. Trong Kitô Giáo Tây Phương, những quả trứng được coi như biểu tượng của ngôi mộ khép 
kín từ đó Đấng Kito sống lại, biểu tượng của sự bất tử. Trong Kitô giáo phương Đông được giảng là 
máu của Chúa Kitô.


Trứng trang trí dịp lễ Phục Sinh

Cừu
Cừu trong truyền thống Do Thái của Israel đặc trưng cho đàn con chiên của Chúa mà Chúa chăm 
sóc. Đồng thời người Do Thái trong lễ hội Phục Sinh dùng cừu như một sự tưởng nhớ việc họ được giải thoát khỏi nô lệ Ai Cập. Trong Kitô giáo, cừu còn là biểu tượng của Chúa Giêsu Kitô, bởi sự ẩn dụ của đức tin Kitô giáo, ông làm cừu (con Chiên) hy sinh để cứu độ thế giới.


Bánh cừu ngày lễ Giáng Sinh
Thập giá
 
Biểu tượng Kitô quan trọng nhất, bởi Chúa Jesus đã bị kết án tử hình bằng cách đóng đinh lên thập giá
Hình phạt này là một trong những hình phạt tàn nhẫn và hạ nhục nhất. Biểu tượng đã có rất lâu đời
Thời điểm bị đóng đinh tương ứng với Đông chí, khi Mặt Trời đi vào chòm sao Thập giá phía Nam.
Phụng vụ Đêm Vọng Phục Sinh bắt đầu bằng việc đốt ngọn lửa Phục sinh, tượng trưng cho sự chiến 
thắng của Chúa Jesus Kitô trước bóng tối và chết tróc. Từ ngọn lửa này thắp sáng lên ngọn nến Phục 
Sinh (paškál). Trong nhiều nền văn hóa được hiểu như dấu hiệu của sự sống. Nến thắp trong quá trình
 buổi lễ Phục sinh được đưa vào nước rửa tội, trang trí bằng các dấu thánh giá và các biểu tượng Α và 
Ω, sự khởi đầu và kết thúc tuổi tác Chúa Kitô. 

Nến tiếp đó được thắp sáng trong suốt thời gian lễ Phục Sinh cho đến lễ Ngũ Tuần ở mỗi lần rửa tội để 
chỉ ra rằng lễ đó thuộc về Phục Sinh. Nến này cũng được cháy lên tại các đám tang Kitô giáo, dấu hiệu 
cho thấy người chết cũng như Đức Kitô đã đi qua cửa ải của sự chết và nhà thờ cầu nguyện cho họ để 
trở lại với cuộc sống mới cùng Thiên Chúa. Thiêu đốt phù thủy hay một dạng lễ Beltaine của người 
ngoại giáo (ví dụ Påskkärring), ví dụ ở Phần Lan, những người đi hội ăn mặc như phù thủy. Ngọn lửa ở
 đây tượng trưng cho việc thanh tẩy khỏi tội lỗi từ mùa Đông.
 
Cải ngựa - Křen
 
Tượng trưng cho những chiếc đinh hay sự cay đắng đau khổ của Chúa Kitô. Thói quen ăn cải ngựa 
trong lễ Phục Sinh được duy trì chủ yếu ở Ba Lan, Áo và Slovenia. Tương tự như truyền thống Do Thái 
trong ngày Phục Sinh họ ăn loại thảo mộc đắng (Maror tượng trưng cho nỗi đau của Exodus) khi thoát 
khỏi ách nô lệ của Ai Cập (Seder), họ ăn xương cừu hoặc trứng.
 
Sữa  mật ong
 
Hình ảnh cho hai trong một của Chúa Kitô. Dưới hình thức cái gọi là Judas, sợi dây thừng Judas 
Iscariot (Jidáš Iškariotský). Sữa và mật ong tượng trưng cho đất hứa của Exodus, được chuyển thể 
thành huyền thoại của tổ tiên người Séc cổ. Amon cừu cùng với Zeus, khi còn nhỏ được nuôi dưỡng 
bằng sữa và mật ong. Cặp đôi Amon-Re rỏ nước mắt mà từ đó con người được sinh ra, tượng trưng 
cho mật ong hay ong mật. Hathor, vợ của Reo (hoặc Mut) là nữ thần bò sữa (tượng trưng cho thiên hà 
Sữa - Milky Way.)

Thứ Hai Phục sinh - Velikonoční pondělí

               Thứ Hai Phục Sinh (Phụng sự Thứ Hai trong tuần t nhật Phục Sinh, còn được gọi là thứ 
Hai Đỏ) là ngày sau Ch Nhật Chúa Phục Sinh. Tại Séc nó gắn liền với nhiều truyền thống và phong 
tục có thể được xếp vào các nghi lễ kết thúc mùa Đông và đón mùa Xuân tới. Thực tế ngoài Cơ đốc 
giáo này suốt lịch sử các nền văn hóa khác nhau được thuyết giáo hóa đưa vào khuôn khổ Cơ đốc 
giáo (Kitô). 
Lhội Giáo Hội - Phục Sinh có một khuôn khổ hoàn toàn khác, đó là chiến thắng của Chúa trên sự chết 
(tức là Sự hồi sinh.) - điểm cơ bản của toàn bộ Cơ đốc giáo. Thứ Hai Phục Sinh trong thứ tự là ngày 
thứ hai của lễ Phục Sinh, Lễ (t nhật), khi các Cơ đốc giáo hữu trải nghiệm niềm vui từ sự cứu rỗi của 
mình. Từ quan điểm phụng vụ, ngày thứ Hai xem là tương đương với t nhật tiếp sau, nhưng đã được
 dẫn giải lịch sử rằng chỉ ngày thứ Hai là ngày nghỉ. Ngoài ra trong quá khứ thường có phong tục rằng
tiếp sau những ngày lễ lớn là một loạt ngày nghỉ (từ đó ví dụ như ngày Thứ Hai thánh thần 
(Pondělí svatodušní) hoặc lễ Thánh Štěpán (St. Stephen)). Những ngày nghỉ này sau những ngày lễ đi 
kèm theo phong tục dân gian khác nhau là một phần của cuộc sống hàng ngày. Ở Séc và cả Slovakia
 phong tục mang theo cây roi (pomlázka). Roi được bện phần lớn từ máy cuốn bằng vài cành liễu 
mềm nhỏ, thường là 6-12, các chàng trai mang đi lễ hội quất nhẹ vào mông các cô gái trong vùng kèm 
theo việc đọc thơ với các vần điệu thánh ca khác nhau.

Bằng lễ quất roi Phục sinh vào các cô gái (Velikonoční mrskání), mục đích trao cho họ một phần sự tươi mát mùa xuân của cây roi liễu (Mrskut và mrskání là tên gọi bắt nguồn chủ yếu từ Morava) nơi có thói quen truyền thống rất mạnh mẽ. Tại các vùng khác có thể gặp các biểu hiện khác nhau cho cùng một điều, thí dụ lột bỏ, xua đuổi ???? (šupání, vyšupat). Thánh ca Giáng sinh gắn liền với phần thưởng của những người hát. Theo truyền thống, chủ yếu là trứng trang trí màu hoặc trứng Phục Sinh (đỏ). Bài hát mừng lễ Phục sinh theo khu vực khác nhau có hình thức khác nhau. Nhà thuyết giáo Praha, Konrád Waldhauser, từ thế kỷ 14 đã đề cập đến cây roi này.