Pozdrav

Tady jsi doma, jen tady a nikde jinde je to tvá země, tobě patří a ty patříš k ní, jenom k ní.

Thứ Ba, 29 tháng 5, 2012

Nước Mỹ nghĩ về Việt Nam

Viện Nghiên Cứu Xã Hội Học Hoa Kỳ (American Institute for Social Research) sau khi nghiên cứu đã nói lên 10 đặc tính căn bản của người Việt, xin tạm dịch như sau:

1.- Cần cù lao động nhưng dễ thỏa mãn.

2.- Thông minh, sáng tạo khi phải đối phó với những khó khăn ngắn hạn, nhưng thiếu những khả năng suy tư dài hạn và linh hoạt.


3.- Khéo léo nhưng ít quan tâm đến sự hoàn thiện cuối cùng các thành phẩm của mình.

4.- Vừa thực tế vừa có lý tưởng, nhưng lại không phát huy được xu hướng nào thành những nguyên lý.

5.- Yêu thích kiến thức và hiểu biết nhanh, nhưng ít khi học sự việc từ đầu đến cuối, nên kiến thức không có hệ thống hay căn bản. Ngoài ra, người Việt không học vì lợi ích của kiến thức (lúc nhỏ học vì gia đình, lớn lên học vì sĩ diện hay vì những công việc tốt).

[when small, they study because of their families; growing up, they study for the sake of prestige or good jobs]

6. Cởi mở và hiếu khách nhưng sự hiếu khách của họ không kéo dài.

7. Tiết kiệm, nhưng nhiều khi hoang phí vì những mục tiêu vô nghĩa (vì sĩ diện hay muốn phô trương). [to save face or to show off].

8.- Có tinh thần đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau chủ yếu trong những tình huống khó khăn và nghèo đói, còn trong điều kiện tốt hơn, đặc tính này ít khi có.

9.- Yêu hòa bình và có thể chịu đựng mọi thứ, nhưng thường không thẳng thắn vì những lý do lặt vặt, vì thế hy sinh những mục tiêu quan trọng vì lợi ích của những mục tiêu nhỏ.

10.- Và sau cùng, thích tụ tập nhưng thiếu nối kết để tạo sức mạnh (một người có thể hoàn thành một nhiệm vụ xuất sắc; 2 người làm thì kém, 3 người làm thì hỏng việc).
[one person can complete a task excellently; 2 people do it poorly, and 3 people make a mess of it].

Những phân tích trên đây cho chúng ta thấy người Mỹ đã hiểu rất rõ người Việt. Tại sao người Việt lại có những đặc tính như thế này?

Mốt trồng rau mầm của chị em công sở


Gần đây hộp cơm trưa của chị Lan (Hà Nội) mỗi hôm lại có những cọng rau mầm xanh mướt, đủ loại khác nhau. Chị em đồng nghiệp thấy rau lạ, tranh nhau xin thử vài cọng, ai cũng tấm tắc khen ngon.

Máy làm rau mầm

Chia sẻ kinh nghiệm, chị Lan nói: "Lo ngại rau mua ngoài chợ bị phun nhiều thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kích thích nên tôi chuyển qua trồng rau mầm tại gia, vừa đảm bảo an toàn thực phẩm, vừa giàu dinh dưỡng". Phong trào trồng rau mầm cũng nhanh chóng lan rộng trong công ty chị Lan. Hầu như chị em nào sau khi tìm hiểu về cách trồng rau đều háo hức chuẩn bị cho mình những khay hấp dẫn.
Không cần diện tích đất, ít tốn công chăm sóc mà vẫn có rau sạch để ăn... là những lý do khiến phong trào tự trồng rau mầm lan nhanh trong giới công sở. Nhiều chị em còn xem đây là cách thư giãn sau một ngày làm việc căng thẳng và là "món quà" dành cho gia đình.
Thấy con gái ăn ngon lành rau mầm ông bà ngoại mang cho, chị Đăng (Điện Biên Phủ, TP HCM) sang nhà bố mẹ tìm hiểu cách trồng loại rau này rồi ra cửa hàng mua dụng cụ, hạt giống. Sau mỗi ngày làm việc, hai vợ chồng lại nôn nóng về nhà xem rau nhú thêm tẹo nào chưa.
"Chuyên gia dinh dưỡng khuyên nên cho con ăn rau mầm vì nó chứa nhiều vitamin tốt cho sự phát triển của trẻ, mà bé lại thích ăn nên vợ chồng tôi rất mừng. Cháu khểnh ăn lắm", bà mẹ một con này hóm hỉnh kể. Ngoài thịt, cá..., hàng ngày chị băm nhỏ rau mầm nấu cháo cho con. Bây giờ chị Đăng tận dụng mọi không gian từ phòng khách, ban công đến gian bếp để tạo món ăn giàu dinh dưỡng cho cả nhà.

Description: http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/bd/6e/cc/rau-mam.jpg
Rau mầm tốn ít thời gian chăm sóc, chỉ một tuần là đã thu hoạch.
Khác với chị Lan và chị Đăng, vợ chồng anh Thắng (quận 1, TP HCM) ban đầu tận dụng khoảng sân thượng để trồng các hộp rau sạch. Tuy nhiên, thời gian gần đây, được giới thiệu từ đồng nghiệp, anh chị chuyển qua trồng rau mầm. Anh Thắng cho biết tìm hiểu trên mạng thấy rau mầm có rất nhiều chất dinh dưỡng, tốt hơn nhiều so với các loại rau xanh ăn lá nên anh chị cũng thử trồng.
“Rau mầm tốn ít thời gian chăm sóc, chỉ một tuần là đã thu hoạch. Thêm nữa, do tự tay chăm sóc nên bữa ăn của cả gia đình dường như ngon hơn vì mọi người có cảm giác yên tâm”. Để tiết kiệm diện tích, anh Hưng đã bố trí vườn rau của mình thành nhiều tầng, mỗi tầng cách nhau khoảng 20-25 cm, với các loại rau củ khác nhau.
Bên cạnh lý do an toàn thực phẩm, chất dinh dưỡng cao, rau mầm còn "hút" các bà nội trợ bởi sự ngon miệng. Từ ngày có rau mầm cả nhà chị Hương (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) dường như chăm ăn rau hơn. Mỗi người một khẩu vị, chồng chị thì thích mầm cải, chị khoái rau muống còn bé Bi lại chọn mầm đậu phộng.
"Loại rau này đang trong giai đoạn tinh non nên rất giàu dinh dưỡng, vị ngọt giòn nhưng hơi hăng. Mỗi thứ một hương vị khác nhau: mầm cải cay cay, mầm hành thơm nồng, mầm hướng dương beo béo, mầm đậu phộng bùi bùi, mầm rau muống giòn giòn, chan chát", chị Hải hào hứng kể.
Rau mầm là loại rau sạch, thường được canh tác bằng các loại hạt giống thông thường như: củ cải, cải bẹ xanh, cải ngọt, cải tần ô, rau muống, hành tây, đậu xanh, đậu đỏ… Phương pháp trồng rau mầm mới không dùng đất mà dựa trên sự phát triển tự nhiên của hạt: không khí và độ ẩm.
Theo nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng, rau mầm có giá trị dinh dưỡng cao hơn rau thường. Rau mầm là nguồn chất xơ tự nhiên có chứa nhiều oxy, chất khoáng và các vitamin B, C, E... tốt cho sức khỏe. Đặc biệt chúng có số calo rất thấp nên phù hợp với người ăn kiêng.
Rau mầm chủ yếu được chia làm hai loại - mầm trắng và rau mầm xanh. Trong đó, rau mầu trắng được tạo thành khi hạt phát triển trong điều kiện không có ánh sáng nên có thân trắng và lá mầm nhỏ màu hơi vàng, phổ biến là giá đỗ xanh, giá đậu tương. Ngược lại, rau mầm xanh được tạo thành khi hạt phát triển trong điều kiện tự nhiên.
Hạt giống rau có thể mua ở chợ hoặc các cửa hàng bán giống cây. Cùng với giấy ăn, nước sạch và khay là gia đình bạn sẽ có rau ăn trong thời gian ngắn nhất. Sau 7-8 ngày thì thu hoạch được rau mầm cao từ 8 đến 12 cm. So với giá rau trên thị trường hiện nay, trồng rau mầm lại tiết kiệm được khoản chi tiêu lớn.
Nắm bắt nhu cầu của nhiều hộ gia đình, các cửa hàng chuyên bán giống, vật dụng để trồng rau mầm hiện nay khá nhiều, từ hạt giống cho đến giá thể, khay, bình phun.
"Thông thường khoảng 100g hạt giống, giá 8.000 đến 15.000 đồng tùy từng loại thì trồng được chừng 1-1,2 kg rau mầm. Cách trồng cũng đơn giản nên chỉ cần nhìn vào tờ hướng dẫn kèm theo khi bán hạt giống thì ai cũng có thể trồng được. Ngoài ra, rau mầm dễ sinh trưởng hạt giống không cần phải phun thuốc, máy chỉ dùng nước tưới phun, không dùng đất, do đó tỷ lệ an toàn cao", ông Đỗ Phú Hải, Giám đốc Kỹ thuật tập đoàn Kangaroo - đơn vị phân phối các sản phẩm máy trồng rau mầm chia sẻ.
Do nhu cầu trồng rau mầm của các hộ gia đình ngày càng tăng nên hiện nay, một số công ty còn cho ra mắt sản phẩm máy làm rau mầm tự động. Loại máy này tự động tưới nước theo đúng định kỳ nên chị em chỉ cần thay nước hàng ngày là đã có rau mầm để ăn mà không tốn thời gian chăm sóc theo cách truyền thống. Theo anh Hải, từ đầu năm đến nay, công ty anh bán khoảng 20.000 máy, chủ yếu ở các thành phố lớn. Giá sản phẩm dao động từ 1,3 đến 1,5 triệu đồng.
Đại diện Tập đoàn Kangaroo cho biết thêm, loại sản phẩm này bán mạnh khi bắt đầu vào hè. Tháng 3 và tháng 4, doanh thu của công ty từ loại máy trồng rau mầm tăng gấp rưỡi so với các tháng khác.

Mẹo trồng rau mầm phát triển tốt
Đây là phương pháp trồng rau mầm mới, không dùng đất mà dựa trên sự phát triển tự nhiên của hạt: không khí và độ ẩm.
Một số lưu ý:
- Khi chọn hạt: Nên chọn mua các loại hạt giống tốt như vậy tốc độ tăng trưởng của hạt mầm sẽ nhanh, mầm sẽ ngon hơn.
- Mua đúng loại hạt để làm giống, thời gian không quá một năm. Hạt đỗ tương không nên mua loại dùng để làm sữa đậu nành uống.
- Hạt đậu xanh, đậu nành, đậu đen, đậu phộng, hạt hướng dương, các loại hạt cải, bắp cải, rau bí, hạt rau muống đều có thể trồng được.
- Mỗi lần làm tối đa 200 g hạt.
- Có thể làm 4 loại hạt cùng lúc.
- Ngâm hạt theo đúng thời gian và tỷ lệ nước: pha nước 2 sôi và 3 lạnh (nhiệt độ khoảng 55 độ C); cho hạt mầm vào ngâm khoảng 15-20 phút rồi loại bỏ hạt lép, hạt sâu, hạt thối. Các loại hạt đậu, hạt cải thời gian ngâm khoảng 6-7 giờ, đối với hạt rau muống ngâm 12 giờ.
Gieo hạt:
Sau khi ngâm hạt xong, cho hạt vào từng khay, mật độ dày đặc 2 hạt chồng lên nhau.
- Nếu trồng các loại đậu: Dùng miếng che ánh sáng (đi kèm sản phẩm) bao quanh để hạn chế ánh sáng, kích thích mầm phát triển nhanh và giữ mầm màu trắng tinh (với giá đỗ nếu để ở nơi có nhiều ánh sáng, giá sẽ có màu tía).
- Trồng những loại mầm màu xanh: Không cần dùng miếng che ánh sáng. Khi cây phát triển mạnh có lá mầm, cho tiếp xúc với ánh sáng để mầm rau có thể quang hợp sẽ phát triển nhanh hơn, xanh tươi hơn.
Sau khi gieo hạt luôn luôn đậy nắp kín, càng tối rau càng cho năng suất cao.
Thay nước hàng ngày cho rau, dùng ống xả đi kèm máy để tháo nước ra, rau mầm trắng sạch và ngon hơn.
Thu hoạch:
Cách loại rau mầm hạt đậu, trong vòng 3 ngày là thu hoạch được. Nếu trồng rau muống thì 5-6 ngày là thu hoạch được. Lấy tay nhắc nhẹ cây rau lên, dùng kéo cắt bỏ phần rễ.
Mai Thương

Thứ Bảy, 26 tháng 5, 2012

Police bó tay!

 
Một hình thái bất lực của con người, áp dụng điều luật nào để phạt đây?

Thứ Tư, 16 tháng 5, 2012

Tại sao lại gọi là rượu đế và rượu quốc lủi?


Chuyện kể là trước khi người Pháp tới Việt Nam thì ngành nấu rượu đã có. Tuy nhiên, sau năm 1858 người Pháp tiến hành xâm lược Việt Nam thì họ cũng quyết định thắt chặt việc nấu rượu và thu thuế. Bà con ta tất nhiên là không chịu để bọn thực dân đô hộ bóc lột nên quyết định … nấu rượu lậu. Rượu lậu vừa rẻ lại vừa ngon hơn rượu của nhà nước thực dân, ở miền Nam thì được nấu bằng gạo nếp rồi đem giấu trong những lùm tranh, lùm đế ở xa nhà, hoặc khi thấy Tây đoan, Tàu cáo đến bắt, nghe động thì bê tất cả nồi rượu, bình rượu chạy vội dấu dưới đồng cỏ hoang dại mọc toàn cây đế, một loài cây giống cỏ năn, cỏ lác, cỏ tranh, hay lau sậy mọc cao vút đầu. Tên gọi rượu đế trong Nam xuất xứ từ đó.


                                                            Cảnh nấu rượu thời xưa

Tại miền Bắc Việt Nam người dân đã tự đặt tên cho loại rượu mình nấu là rượu ngang vì rượu nấu và tiêu thụ theo kiểu đi ngang về tắt; rượu cuốc lủi vì vừa bán vừa lủi như con chim cuốc; hoặc để so sánh với rượu “quốc gia” khi các cụ nhà nho xưa nhại tiếng ngoại bang nationale spirit gọi rượu quê của người Việt là rượu quốc hồn quốc túy. Tiếng là quốc hồn quốc túy mà phải nấu chui nấu lủi, uống chui uống lủi thì gọi là rượu quốc lủi.

Tôi nghĩ là nhiều bạn chưa biết điều này dù đã uống cả đời.
Xin cho một nhận xét trải nghiệm ANO nebo NE.
(Sưu tầm)