Pozdrav

Tady jsi doma, jen tady a nikde jinde je to tvá země, tobě patří a ty patříš k ní, jenom k ní.

Thứ Sáu, 27 tháng 4, 2012

Người Tiệp Khắc sang Việt Nam từ khi nào? Phần II


Hội truyền giáo Dòng Tên từ Séc - Slovakia

Hoạt động truyền giáo trong thế kỷ 18 là một trong những mối liên lạc đầu tiên quan trọng nhất của cư dân các vùng đất Séc với Việt Nam. Hội truyền giáo Dòng Tên thâm nhập vào xã hội trong các lĩnh vực lĩnh vực văn hóa Trung Hoa, đặc biệt là nhờ vào các kiến ​​thức về khoa học và nghệ thuật. Các lĩnh vực quan trọng nhất làm cho họ nổi tiếng và qua đó đem lại vị trí trang trọng ở Nam Bộ và Bắc Bộ, tại triều đình, đó là y dược khoa cũng như thiên văn học và toán học. "Đây là chỗ dựa duy nhất", Joseph Slezan Neugebauer viết năm 1741, " bảo tồn vị trí Kitô giáo của chúng tôi, qua mâu thuẫn tục lệ nghi lễ rất không may mắn, duy trì không xảy ra tai họa và gìn giữ được sự sủng ái của Nhà cầm quyền đối với người châu Âu."

Trong số bảy nhà truyền giáo Séc cổ của Hiệp hội Chúa Giêsu, phục vụ tại Việt Nam, chỉ có hai người gốc Séc (Bohemia), một sinh ra ở Slovakia (lúc đó là Thượng Hungary), hai người từ Slezska (một vùng của Séc) hai người còn lại đến từ dân tộc thiểu số gốc Đức định cư tại Séc. Nhìn từ khía cạnh Dòng Tên khái niệm dân tộc hoàn toàn không quan trọng, nói đúng hơn không được đặc biệt quan tâm xem xét. Câu hỏi là ở chỗ bản thân các nhà truyền đạo nhận thức thế nào về quốc tịch của mình. Ví dụ Karel Slamenský, gốc Slovakia, luôn nhận mình quốc tịch Séc, điều đó mang lại cho ông biệt danh "Bohemus".
Ban đầu không phải tất cả đều được xác định cho việc truyền đạo tại Việt Nam. Một số không vào được Trung Hoa đã đi từ Macao vào Đông Dương, những người khác ban đầu hướng đến Nhật Bản, nhưng đã phải thay đổi do việc tất cả người châu Âu bị trục xuất. Viễn Đông được xác định gồm Nhật Bản, trong đó có cả Việt Nam và nhiều tỉnh của Trung Hoa.
Ở phía Bắc Việt Nam chỉ Václav Paleček và Jan Hoppe phục vụ. Paleček là người Séc đầu tiên bước chân lên lãnh thổ của miền Bắc Việt Nam (Tonkin). Năm người còn lại thực hiện các hoạt động của mìnhNam Việt Nam (Kočinčína). Bản tóm tắt sau đây dữ liệu tiểu sử không may rất sơ sài bởi vì nhiều thông tin về hoạt động của các thành viên này đã không được bảo tồn.


Linh mục Dòng Tên quan trọng nhất trong khu vực là Jan Köffler. Người Praha gốc Đức sinh ngày 19.6.1711 tham gia từ  năm mười lăm tuổi, chưa học hết trung học cơ sở. Trong những năm 1727-1728 ông học tập trung tại trường dòng Brno. Ba năm tiếp theo, tốt nghiệp triết học tại Olomouc. Sau đó thực hành giảng dạy tại Český Krumlov, nơi ông giảng dạy năm thứ nhất trung học. Năm 1734 chuyển sang trường tại Zaháni Slezsku, ở đó giảng dạy ngữ pháp. Năm 1735 là sự khởi đầu nghiên cứu của ông về thần học tại Olomouc. Những năm tiếp theo học tập tại Pražské Klementinum. Ông dành thời gian cho tông đồ tù nhân. Tháng 10 năm 1731 ông được thụ phong tất cả ba phối: dưới phó tế, phó tế và chức linh mục. Điều này xảy ra có lẽ vì ông chuẩn bị khởi hành nhiệm vụ truyền giáo. Năm 1738 ông lên đường tới Lisbon. Ở đây ông học ngoại ngữ và chuyên môn truyền giáo đồng thời chờ đoàn. Tháng 11 năm 1739 tầu rời bến tới Goa, vào tháng Bảy năm sau đến Macau. Cùng năm đó ông dời đến Nam Việt Nam (Kočinčína). Bắt đầu trở thành nhà hoạt động truyền giáo sau hai năm, chắc hẳn do việc học tiếng Việt. Trong tài liệu năm 1747 được liệt kê là bác sỹ. Chẳng bao lâu ông xây dựng danh tiếng bởi y thuật của mình và sau cái chết của Slamenský (xem tiếp sau) được mời vào triều đình thay vị trí bác sĩ hoàng cung của Slamenský, trở thành nhà chiêm tinh và nhà toán học. Vị trí của ông tại hoàng cung, không bị lung lay bởi sắc lệnh nhà vua trục xuất tất cả các nhà truyền giáo ra khỏi nước. Chỉ mình ông được phép ở lại và tiếp tục làm việc. Nhưng năm 1755, kể cả ông do sự xúi giục của kẻ thù Kitô giáo bị buộc phải ra thuyền trở lại Macau. Ông ở lại đây bốn năm và cuối cùng lên thuyền qua Thái Bình Dương đến Nam Mỹ. Ông hoạt động chui một thời gian Paraguay (1760-1762), bị bắt và trục xuất về Bồ Đào Nha, nơi ông bị giam giữ trong pháo đài thánh St. Juliao gần Lisbon. Ba năm sau nhờ sự can thiệp của Maria Theresa ông được tha. Trong một vài tháng giảng dạy tại trường đại học Dòng Tên Vienna. Cùng năm đó ông chuyển sang trường dòng ở Litoměřice trở thành praefectus et Primus Nostrorum Confessor. Ông không muốn sự yên tĩnh nên yêu cầu được cử đi truyền giáo.
Năm 1769, ông ra đi như một nhà truyền giáo dân gian tới phần Hungary Transylvánie – Sedmihradska. Tại đây ông nhận thông cáo về việc bãi bỏ quyền thành viên, nhưng vẫn ở lại Sedmihradsko cho đến khi qua đời tháng 12 năm 1780.
Ngoài năm lá thư viết trong những năm hoạt động của mình tại hoàng cung Kočinčína, ông là tác giả của tập tin Historica Cochinchinae descriptio. Đây là công trình quan trọng nhất của ông nói về lịch sử chia cắt Việt Nam, viết trong thời gian bịBồ Đào Nha. Các tập tin được lưu giữ trong gia quyến của mình và lần đầu tiên xuất bản tại Nuremberg năm 1803 bởi Kryštof Theofil de Murr. Ông cũng là tác giả của tập tin Elogium Francisci de Cunha, sinensis, Soc. Jesu Scholastici, in carceribus Lusitanicis defuncti, do cùng một nhà xuất bản.
Jan Gruber sinh 8.10.1708 tại Nymburk, năm 1725 ông gia nhập hội truyền giáo Dòng Tên tại trường dòng Brno. Từ 1728 đến 1730, ông nghiên cứu triết học ở Olomouc, sau khi kết thúc ông chuyển đến Huấn Quyền tại Uherské Hradiště (1730-1733). Năm 1734 trở về học đại học tại Olomouc, thời gian này ông học thần học. Sau khi được thụ phong linh mục, cuối năm 1737 được cử đi truyền giáo. Địa điểm hoạt động chính là kinh đô Sin-ho của Kočinčína (sau này là Huế). Thông tin về cái chết của ông, Jan Siebert viết trong một văn bản gửi về châu Âu vào năm 1741. Gruber đã chết sau khi bị bệnh nặng ngày 23.7.1741 tại Bar-ya.
Josef Neugebauer, người Slezsko gốc Đức, sinh ngày 18.5.1705 tại Frankenstein, ông vào nhà dòng để nghiên cứu, khoảng trước năm 1729. Cuối tháng Mười năm đó ông được thụ phong linh mục. Từ năm 1736 ông chuẩn bị cho công việc truyền giáo ở Hậu Ấn Độ. Năm 1739, ông đến Kočinčína, nơi hoạt động như một nhà thiên văn học và bán thuốc ở các khu vực phía Bắc. Sau khi các nhà truyền giáo bị trục xuất năm 1749 ông cùng họ trở lại Macau. Từ đây ông gửi báo cáo cuối cùng ngày 2.11.1752. Tiếp đó tên ông được nhắc đến trong danh mục các nhà truyền giáo tại Áo vào năm 1758. Không có các báo cáo khác về ông. Từ các tài liệu lưu trữ sau này có mười hai lá thư dài. Ba lá thư đầu tiên gửi từ Goa, Ấn Độ đến Lisbon, lá thư thứ tư được gửi từ Macau, cùng ba lá thư cuối cùng. Lá thứ năm tới thứ chín từ Kočinčína.

Jan Siebert, người Séc gốc Đức từ Jihlava, sinh ngày 28.5.1708. vào hội truyền giáo Dòng Tên tại Brno ngày 10.10.1723. Sau khi tốt nghiệp trường dòng, ông học tại trường Đại học tổng hợp Karlo-Ferdinand tại Praha, nghiên cứu triết học. Trải qua các tu viện ở Litoměřice, Cheb và Vratislavi. Cuối cùng tốt nghiệp khoa thần học tại Praha. Năm 1737 ông được cử đi Kočinčína và rất nhanh chóng trở thành một nhân vật được công nhận nhờ kiến ​​thức hiểu biết khoa học tự nhiên của mình. Ông nhận lời mời đến triều đình, nơi ông được trao chức quan. Ông trở thành bác sĩ riêng của vua và nhà toán học triều đình. Tất cả lợi thế này được Siebert sử dụng để thuyết phục cứu các cộng đồng làng Kitô bị đe dọa Kočinčína. Ông qua đời tại Sin-ho 12.9.1745, để lại ba bức thư, tất cả viết tại Kinh đô. Hai bức gửi bá tước đế chế von Fugger zu Wellenburg, lá thứ ba tới Hội Dòng Tên.
Một nhân vật thú vị khác là người gốc Slovakia Slamenský Karel (cũng gọi là Slaminský). Ông sinh năm 1708 ở đâu đó tại Thượng Hungary. Ông không được đào tạo trong các tổ chức tu viện. Ban đầubác sĩ phẫu thuật trưởng của trung đoàn d’olonského dragounského pluku ở Hungary và Transylvania (Sedmihradsko). T những hoàn cảnh chưa biết ông qua Ba Lan, Gdaňsk và Amsterdam tới Lisabon. Từ đó ông đi thuyền buồm với một đoàn thám hiểm truyền giáo tới Goa, Tiền Ấn Độ, tại đây năm 1736, ông tham gia hội. Sau mười năm làm việc ở Ấn Độ, ông lên thuyền tới Kočinčína (Nam Bộ). Nhìn chung là bất thường khi mãi tại đây ông mới được thụ phong linh mục. Ông sử dụng rộng rãi nghề cũ của mình để qua đó truyền bá tư tưởng Kitô giáo. Từ tháng 3.1747, ông thay thế Jan Siebert chức năng bác sĩ triều đình tại kinh đô. Ông đã không làm việc được lâu bởi qua đời vào tháng 6 năm 1747.
Václav Paleček sinh năm 1704 tại Praha. Ban đầu ông được xác định đi truyền giáo tại Nhật Bản, nhưng cuối cùng do thiếu linh mục ở Bắc Bộ (Tonkin), nơi ông đến vào năm 1736. Ông có công cho sự phát triển của sứ mệnh Công giáo và ngăn chặn việc đàn áp các Kitô hữu ở Bắc Kỳ. Từ số phận của ông người ta chỉ được biết đến năm 1760 ông bị trục xuất. Đã bảo quản được bài luận ngắn về ông trong bức thư của Florian Bahr, thành viên Dòng Tên gốc Séc làm việc ở Trung Hoa.

Nhà truyền giáo thứ hai, xuất hiện ở Bắc Kỳ, là người bản xứ Slezsko từ Svídnice Jan Hoppe. Sinh ngày 12.7.1708, nhập hội tại Brno. Năm 1735 ông được thụ phong linh mục. Ban đầu ông được cử sang Nhật Bản năm 1737. khả năng chỉ đến được Macao. Từ đó ông lên thuyền với Jan Köffler đến Kočinčína vào năm 1739 hoặc 1740. Công việc truyền giáo thực hiện cùng với Köffler tại các tỉnh phía Bắc. Từ thời kỳ này bảo tồn được hai bức thư gửi cho Maria Anna, Nữ hoàng của Bồ Đào Nha. Sau đó đến Bắc Bộ (Tonkin) ra sao không ai biết. Tuy nhiên có thể nhận định rằng, sau khi các linh mục ở đây bị trục xuất khỏi Kočinčína ông đến đây thông qua Macao. Một thực tế đáng chú ý rằng ông vẫn còn ở lại đây ngay cả sau khi bị xóa tên hội viên Dòng Tên. Hoppe hoạt động dài nhất tại Việt Nam. Ông ở lại Tonkin cho đến khi chết, năm 1783.

Karel Kucera

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét