Pozdrav

Tady jsi doma, jen tady a nikde jinde je to tvá země, tobě patří a ty patříš k ní, jenom k ní.

Thứ Sáu, 27 tháng 4, 2012

Người Tiệp Khắc sang Việt Nam từ khi nào? Phần II


Hội truyền giáo Dòng Tên từ Séc - Slovakia

Hoạt động truyền giáo trong thế kỷ 18 là một trong những mối liên lạc đầu tiên quan trọng nhất của cư dân các vùng đất Séc với Việt Nam. Hội truyền giáo Dòng Tên thâm nhập vào xã hội trong các lĩnh vực lĩnh vực văn hóa Trung Hoa, đặc biệt là nhờ vào các kiến ​​thức về khoa học và nghệ thuật. Các lĩnh vực quan trọng nhất làm cho họ nổi tiếng và qua đó đem lại vị trí trang trọng ở Nam Bộ và Bắc Bộ, tại triều đình, đó là y dược khoa cũng như thiên văn học và toán học. "Đây là chỗ dựa duy nhất", Joseph Slezan Neugebauer viết năm 1741, " bảo tồn vị trí Kitô giáo của chúng tôi, qua mâu thuẫn tục lệ nghi lễ rất không may mắn, duy trì không xảy ra tai họa và gìn giữ được sự sủng ái của Nhà cầm quyền đối với người châu Âu."

Trong số bảy nhà truyền giáo Séc cổ của Hiệp hội Chúa Giêsu, phục vụ tại Việt Nam, chỉ có hai người gốc Séc (Bohemia), một sinh ra ở Slovakia (lúc đó là Thượng Hungary), hai người từ Slezska (một vùng của Séc) hai người còn lại đến từ dân tộc thiểu số gốc Đức định cư tại Séc. Nhìn từ khía cạnh Dòng Tên khái niệm dân tộc hoàn toàn không quan trọng, nói đúng hơn không được đặc biệt quan tâm xem xét. Câu hỏi là ở chỗ bản thân các nhà truyền đạo nhận thức thế nào về quốc tịch của mình. Ví dụ Karel Slamenský, gốc Slovakia, luôn nhận mình quốc tịch Séc, điều đó mang lại cho ông biệt danh "Bohemus".
Ban đầu không phải tất cả đều được xác định cho việc truyền đạo tại Việt Nam. Một số không vào được Trung Hoa đã đi từ Macao vào Đông Dương, những người khác ban đầu hướng đến Nhật Bản, nhưng đã phải thay đổi do việc tất cả người châu Âu bị trục xuất. Viễn Đông được xác định gồm Nhật Bản, trong đó có cả Việt Nam và nhiều tỉnh của Trung Hoa.
Ở phía Bắc Việt Nam chỉ Václav Paleček và Jan Hoppe phục vụ. Paleček là người Séc đầu tiên bước chân lên lãnh thổ của miền Bắc Việt Nam (Tonkin). Năm người còn lại thực hiện các hoạt động của mìnhNam Việt Nam (Kočinčína). Bản tóm tắt sau đây dữ liệu tiểu sử không may rất sơ sài bởi vì nhiều thông tin về hoạt động của các thành viên này đã không được bảo tồn.


Linh mục Dòng Tên quan trọng nhất trong khu vực là Jan Köffler. Người Praha gốc Đức sinh ngày 19.6.1711 tham gia từ  năm mười lăm tuổi, chưa học hết trung học cơ sở. Trong những năm 1727-1728 ông học tập trung tại trường dòng Brno. Ba năm tiếp theo, tốt nghiệp triết học tại Olomouc. Sau đó thực hành giảng dạy tại Český Krumlov, nơi ông giảng dạy năm thứ nhất trung học. Năm 1734 chuyển sang trường tại Zaháni Slezsku, ở đó giảng dạy ngữ pháp. Năm 1735 là sự khởi đầu nghiên cứu của ông về thần học tại Olomouc. Những năm tiếp theo học tập tại Pražské Klementinum. Ông dành thời gian cho tông đồ tù nhân. Tháng 10 năm 1731 ông được thụ phong tất cả ba phối: dưới phó tế, phó tế và chức linh mục. Điều này xảy ra có lẽ vì ông chuẩn bị khởi hành nhiệm vụ truyền giáo. Năm 1738 ông lên đường tới Lisbon. Ở đây ông học ngoại ngữ và chuyên môn truyền giáo đồng thời chờ đoàn. Tháng 11 năm 1739 tầu rời bến tới Goa, vào tháng Bảy năm sau đến Macau. Cùng năm đó ông dời đến Nam Việt Nam (Kočinčína). Bắt đầu trở thành nhà hoạt động truyền giáo sau hai năm, chắc hẳn do việc học tiếng Việt. Trong tài liệu năm 1747 được liệt kê là bác sỹ. Chẳng bao lâu ông xây dựng danh tiếng bởi y thuật của mình và sau cái chết của Slamenský (xem tiếp sau) được mời vào triều đình thay vị trí bác sĩ hoàng cung của Slamenský, trở thành nhà chiêm tinh và nhà toán học. Vị trí của ông tại hoàng cung, không bị lung lay bởi sắc lệnh nhà vua trục xuất tất cả các nhà truyền giáo ra khỏi nước. Chỉ mình ông được phép ở lại và tiếp tục làm việc. Nhưng năm 1755, kể cả ông do sự xúi giục của kẻ thù Kitô giáo bị buộc phải ra thuyền trở lại Macau. Ông ở lại đây bốn năm và cuối cùng lên thuyền qua Thái Bình Dương đến Nam Mỹ. Ông hoạt động chui một thời gian Paraguay (1760-1762), bị bắt và trục xuất về Bồ Đào Nha, nơi ông bị giam giữ trong pháo đài thánh St. Juliao gần Lisbon. Ba năm sau nhờ sự can thiệp của Maria Theresa ông được tha. Trong một vài tháng giảng dạy tại trường đại học Dòng Tên Vienna. Cùng năm đó ông chuyển sang trường dòng ở Litoměřice trở thành praefectus et Primus Nostrorum Confessor. Ông không muốn sự yên tĩnh nên yêu cầu được cử đi truyền giáo.
Năm 1769, ông ra đi như một nhà truyền giáo dân gian tới phần Hungary Transylvánie – Sedmihradska. Tại đây ông nhận thông cáo về việc bãi bỏ quyền thành viên, nhưng vẫn ở lại Sedmihradsko cho đến khi qua đời tháng 12 năm 1780.
Ngoài năm lá thư viết trong những năm hoạt động của mình tại hoàng cung Kočinčína, ông là tác giả của tập tin Historica Cochinchinae descriptio. Đây là công trình quan trọng nhất của ông nói về lịch sử chia cắt Việt Nam, viết trong thời gian bịBồ Đào Nha. Các tập tin được lưu giữ trong gia quyến của mình và lần đầu tiên xuất bản tại Nuremberg năm 1803 bởi Kryštof Theofil de Murr. Ông cũng là tác giả của tập tin Elogium Francisci de Cunha, sinensis, Soc. Jesu Scholastici, in carceribus Lusitanicis defuncti, do cùng một nhà xuất bản.
Jan Gruber sinh 8.10.1708 tại Nymburk, năm 1725 ông gia nhập hội truyền giáo Dòng Tên tại trường dòng Brno. Từ 1728 đến 1730, ông nghiên cứu triết học ở Olomouc, sau khi kết thúc ông chuyển đến Huấn Quyền tại Uherské Hradiště (1730-1733). Năm 1734 trở về học đại học tại Olomouc, thời gian này ông học thần học. Sau khi được thụ phong linh mục, cuối năm 1737 được cử đi truyền giáo. Địa điểm hoạt động chính là kinh đô Sin-ho của Kočinčína (sau này là Huế). Thông tin về cái chết của ông, Jan Siebert viết trong một văn bản gửi về châu Âu vào năm 1741. Gruber đã chết sau khi bị bệnh nặng ngày 23.7.1741 tại Bar-ya.
Josef Neugebauer, người Slezsko gốc Đức, sinh ngày 18.5.1705 tại Frankenstein, ông vào nhà dòng để nghiên cứu, khoảng trước năm 1729. Cuối tháng Mười năm đó ông được thụ phong linh mục. Từ năm 1736 ông chuẩn bị cho công việc truyền giáo ở Hậu Ấn Độ. Năm 1739, ông đến Kočinčína, nơi hoạt động như một nhà thiên văn học và bán thuốc ở các khu vực phía Bắc. Sau khi các nhà truyền giáo bị trục xuất năm 1749 ông cùng họ trở lại Macau. Từ đây ông gửi báo cáo cuối cùng ngày 2.11.1752. Tiếp đó tên ông được nhắc đến trong danh mục các nhà truyền giáo tại Áo vào năm 1758. Không có các báo cáo khác về ông. Từ các tài liệu lưu trữ sau này có mười hai lá thư dài. Ba lá thư đầu tiên gửi từ Goa, Ấn Độ đến Lisbon, lá thư thứ tư được gửi từ Macau, cùng ba lá thư cuối cùng. Lá thứ năm tới thứ chín từ Kočinčína.

Jan Siebert, người Séc gốc Đức từ Jihlava, sinh ngày 28.5.1708. vào hội truyền giáo Dòng Tên tại Brno ngày 10.10.1723. Sau khi tốt nghiệp trường dòng, ông học tại trường Đại học tổng hợp Karlo-Ferdinand tại Praha, nghiên cứu triết học. Trải qua các tu viện ở Litoměřice, Cheb và Vratislavi. Cuối cùng tốt nghiệp khoa thần học tại Praha. Năm 1737 ông được cử đi Kočinčína và rất nhanh chóng trở thành một nhân vật được công nhận nhờ kiến ​​thức hiểu biết khoa học tự nhiên của mình. Ông nhận lời mời đến triều đình, nơi ông được trao chức quan. Ông trở thành bác sĩ riêng của vua và nhà toán học triều đình. Tất cả lợi thế này được Siebert sử dụng để thuyết phục cứu các cộng đồng làng Kitô bị đe dọa Kočinčína. Ông qua đời tại Sin-ho 12.9.1745, để lại ba bức thư, tất cả viết tại Kinh đô. Hai bức gửi bá tước đế chế von Fugger zu Wellenburg, lá thứ ba tới Hội Dòng Tên.
Một nhân vật thú vị khác là người gốc Slovakia Slamenský Karel (cũng gọi là Slaminský). Ông sinh năm 1708 ở đâu đó tại Thượng Hungary. Ông không được đào tạo trong các tổ chức tu viện. Ban đầubác sĩ phẫu thuật trưởng của trung đoàn d’olonského dragounského pluku ở Hungary và Transylvania (Sedmihradsko). T những hoàn cảnh chưa biết ông qua Ba Lan, Gdaňsk và Amsterdam tới Lisabon. Từ đó ông đi thuyền buồm với một đoàn thám hiểm truyền giáo tới Goa, Tiền Ấn Độ, tại đây năm 1736, ông tham gia hội. Sau mười năm làm việc ở Ấn Độ, ông lên thuyền tới Kočinčína (Nam Bộ). Nhìn chung là bất thường khi mãi tại đây ông mới được thụ phong linh mục. Ông sử dụng rộng rãi nghề cũ của mình để qua đó truyền bá tư tưởng Kitô giáo. Từ tháng 3.1747, ông thay thế Jan Siebert chức năng bác sĩ triều đình tại kinh đô. Ông đã không làm việc được lâu bởi qua đời vào tháng 6 năm 1747.
Václav Paleček sinh năm 1704 tại Praha. Ban đầu ông được xác định đi truyền giáo tại Nhật Bản, nhưng cuối cùng do thiếu linh mục ở Bắc Bộ (Tonkin), nơi ông đến vào năm 1736. Ông có công cho sự phát triển của sứ mệnh Công giáo và ngăn chặn việc đàn áp các Kitô hữu ở Bắc Kỳ. Từ số phận của ông người ta chỉ được biết đến năm 1760 ông bị trục xuất. Đã bảo quản được bài luận ngắn về ông trong bức thư của Florian Bahr, thành viên Dòng Tên gốc Séc làm việc ở Trung Hoa.

Nhà truyền giáo thứ hai, xuất hiện ở Bắc Kỳ, là người bản xứ Slezsko từ Svídnice Jan Hoppe. Sinh ngày 12.7.1708, nhập hội tại Brno. Năm 1735 ông được thụ phong linh mục. Ban đầu ông được cử sang Nhật Bản năm 1737. khả năng chỉ đến được Macao. Từ đó ông lên thuyền với Jan Köffler đến Kočinčína vào năm 1739 hoặc 1740. Công việc truyền giáo thực hiện cùng với Köffler tại các tỉnh phía Bắc. Từ thời kỳ này bảo tồn được hai bức thư gửi cho Maria Anna, Nữ hoàng của Bồ Đào Nha. Sau đó đến Bắc Bộ (Tonkin) ra sao không ai biết. Tuy nhiên có thể nhận định rằng, sau khi các linh mục ở đây bị trục xuất khỏi Kočinčína ông đến đây thông qua Macao. Một thực tế đáng chú ý rằng ông vẫn còn ở lại đây ngay cả sau khi bị xóa tên hội viên Dòng Tên. Hoppe hoạt động dài nhất tại Việt Nam. Ông ở lại Tonkin cho đến khi chết, năm 1783.

Karel Kucera

Thứ Ba, 17 tháng 4, 2012

Thứ Ba, 10 tháng 4, 2012

Trinh tiết

Dear all,
Đề thi đại học FPT năm nay có đoạn
Vậy theo bạn, người phụ nữ có nhất thiết phải giữ gìn trinh tiết trước khi về nhà chồng? Và hạnh phúc thật sự của một cuộc hôn nhân có phụ thuộc vào việc người vợ có còn trinh hay không ?
Hãy viết một bài luận để phát triển quan điểm của bạn về vấn đề này. Hãy củng cố quan điểm và lập luận của mình bằng các thí vụ từ sách báo và các quan sát của bạn trong cuộc sống.
Báo chí thì ca ngợi đây là một đề thi hay, Trường FPT thì hào hứng với khả năng sáng tạo của mình. Nhưng theo quan điểm của một người thầy giáo, tôi cho rằng đây là một đề thi thể hiện tính hời hợt của trường đại học FPT.
Đề thi này sẽ có đáp án như thế nào? Theo một suy nghĩ logic thông thường. Trước hết thí sinh phải định nghĩa sự "trinh trắng" là gì? Chắc có em sẽ định nghĩa là một tấm màng mỏng v.v... Các thầy/cô giáo chấm sẽ cười khoái trá, bọn này giỏi thật? Kế tiếp phải định nghĩa mất trinh là như thế nào? Phải ấy ấy, hay là đi xe đạp... các Thầy Cô FPT chấm bài sẽ cười nghiên cười ngả. Hậu sinh khả úy?
Bảo các em đưa các thí vụ từ các quan sát trong cuộc sống? Đưa thế nào? Không lẽ các em nói, nghe ba em kể má em còn trinh, đêm động phòng có vài...  nên ba em mới thương hay là chị em mất trinh, rồi lấy chồng, chồng chẳng thấy... bị chồng chê, hay là chị hàng xóm ăn chơi lêu lỏng mất trinh từ thở 13 nhưng vẫn lấy chồng Đài Loan và hằng tháng vẫn gởi tiền về nhà v.v...
Việc ra để mở cho thí sinh là việc nên làm, nhưng hiện tại ở xã hội Việt Nam còn hàng tá câu hỏi để cho chúng ta chọn. Tại sao phải chọn câu hỏi như vậy. Một học sinh không có khái niệm về sự trinh trắng là gì thì không được vào học đại học FPT à? Mà cái FPT này hơi bị nổi tiếng về khoản SEX thì phải. Cũng có lẽ FPT quan điểm muốn sáng tạo thì phải SEX? Giống CR7 của Real Marid?
Thà rằng Đại học FPT có thể hỏi? Các bạn có ủng hộ tình dục trước hôn nhân hay không? Thì bài làm của học sinh sẽ có ít chuyện bi hài hơn. Mà có lẽ FPT là những con người thích đùa?

Thứ Hai, 9 tháng 4, 2012

Štěpánek prozradil, co řekl Tipsarevičovi u sítě

Radek Štěpánek prolomil mlčení. Po čtvrtfinálovém vítězném duelu Davis Cupu proti Srbsku se český reprezentant rozhodl objasnit aféru, která se dala do pohybu krátce po pátečním utkání s Janko Tipsarevičem. Srb totiž rodáka z Karviné nařkl z nadávek a ukazování prostředníčku. Ale Štěpánek celou situaci nyní osvětlil.

Radek Štěpánek během zápasu čtvrtfinále Davis Cupu proti Janko Tipsarevičovi ze Srbska.
Vít Šimánek, ČTK



Deatilní záběr podávání rukou Štěpánka s Tipsarevičem.

Jablko sváru. Radek Štěpánek a Janko Tipsarevič po zápase u sítě.


Štěpánek, který ke konečnému výsledku 4:1 přispěl společně s Tomášem Berdychem vítězstvím v sobotní čtyřhře, předstoupil před kameru a natočil dvouminutový spot, který uveřejnila facebooková stránka Českého daviscupového týmu.
„To, co se rozjelo po pátečním zápase s Jankem (Tipsarevičem) mě velice mrzí. Byla v tom spousta emocí. Ale musím dementovat, co Janko prezentoval, že jsem mu řekl," poukazoval Štěpánek na Tipsarevičovu stížnost ohledně vztyčeného prostředníčku a slovního ataku u sítě, když si bezprostředně po zápase oba aktéři podávali ruce.
„Vyjádřil jsem se pouze k tomu, že nebylo potřeba, aby šidil," vysvětluje Štěpánek, který se již v pátek nechal slyšet, že se mu nelíbilo, když Srb mazal otisky dopadu míčku ještě před tím, než je zkontroloval umpirový rozhodčí a také radostné gesto Tipsareviče po očividném dvojdopadu balónku, který však sudí mylně posoudil a bod připsal Štěpánkovu soupeři.
Tipsarevič špatně slyšel, co mu Štěpánek říká
„Ta slova v angličtině zní ´You don´t need to cheat´ a jestli si to spojil s tím slovem, tak je to bohužel špatně," pokračoval český daviscupový reprezentant. Tipsarevič si stěžoval na to, že mu Štěpánek sprostě nadával a přirovnával ho k ženskému přirození, což má v angličtině podobné možné znění - jedná se o slovní spojení „Fucking sheath".
Štěpánek popírá i to, že by na něj ukazoval prostředníček při podávání rukou u sítě, jak celou záležitost prezentoval Tipsarevič. „Normálně jsem mu podal ruku, a jestli jsem měl při podání ruky prsty v takové poloze, v jaké jsem ho měl, nebyl to určitě úmysl," ubezpečuje Štěpánek. „Myslím si, že když se tohle dělá, dělá se to úplně jiným způsobem. Určitě v tom nebyl úmysl ho urazit. Mrzí mě, co se stalo," dodal.
Tipsarevič po prohře s Berdychem vyzdvihl nejenom férové chování diváků, ale i chování české týmové jedničky. Při zmínce o Štěpánkovi však prohlásil, že už se s ním nebude nikdy bavit. Štěpánek však doufá v opak. „Až veškeré emoce opadnou, tak za Jankem zajdu, abysme si tohle vyříkali a vše mezi sebou uvedli na správnou míru," řekl Štěpánek.
oc, Sport.cz

Thứ Bảy, 7 tháng 4, 2012

Đinh La Thăng vs Giao thông Việt Nam

Chào các bạn,
lúc đầu tôi cũng chỉ định góp một vài ý kiến cho vui bên bàn bia thôi. Sau khi gửi đến Vnexpress họ không đăng nên bực mình đưa sang blog để giải tỏa.
Giao thông đường bộ ở Việt Nam là một vấn nạn, hậu quả của việc hoạch định sai chiến lược giao thông quốc gia. Không phải ai cũng có tài giải cứu ngay được vì luôn gặp phải v/đ "Lực bất tòng tâm", do vậy bên cạnh chiến lược cần có các chiến thuật, giải pháp tình huống.
Việc đầu tiên phải gạch đầu dòng được tất cả các tồn tại, gom thành nhóm v/đ, tìm lối thoát nhóm sau đó tổng hợp đưa ra giải pháp tổng thể. Nếu là quốc nạn thì cả nước tập chung vào giải quyết, mạnh mẽ quyết liệt như chống ngoại xâm, chống thiên tai, chống bệnh dịch... không thể để một Bộ, càng không thể để một Tướng đơn thương độc mã ra trận.
Mặt khác cần tranh thủ ý kiến người dân. Dân chí bây giờ rất cao. Giáo sư, tiến sỹ (thật) chưa là cái gì cả. Bộ trưởng lại càng không to vì chỉ do ai đó bầu ra nhất thời thôi. Hãy học hỏi ông cha ta tổ chức "Hội nghị Diên Hồng", mở các trang tham luận trên mạng (lọc một số bài chửi bậy, nói tục đi có rất nhiều tâm huyết trong đó đấy). Không biết các quan chức có đọc hết toàn bộ các bình luận? Trong một số câu bừa bãi vẫn toát ra những ý đúng, xin đừng bỏ qua.



Trước khi "bình loạn" vài câu trả lời của Bộ trưởng Đinh La Thăng tôi xin gạch đầu dòng vài việc cần làm ngay:
        - Hãy bắt đầu từ việc giáo dục ý thức giao thông hàng ngày, hàng giờ trên TV, liên tục trong một năm (bớt quảng cáo đi), trong trường học, tại các cơ quan, đặc biệt tại các khóa học lấy bằng lái xe ôtô, xe máy. Ai cũng chấp hành nghiêm chỉnh luật lệ giao thông thì không tắc được đâu.
        - Lực lượng điều hành giao thông (cảnh sát, cán bộ giao thông công chính, tăng gấp đôi số lượng lên) hãy thực sự điều hành, nhắc nhở thường xuyên trên ngã tư, thay vào việc chờ bắt lỗi để phạt. Kiên quyết với các hành vi vượt đèn đỏ, không đội mũ. Phạt thật nặng lấy phí trả lương cho đội ngũ tang cường).
        - Thành lập một BAN nghiên cứu chiến lược giao thông (xin đề nghị tuyển mới toàn bộ vì các ban bệ cũ có ngồi đấy cũng bằng thừa, không còn khả năng sáng tạo nữa rồi). Tổ chức các giải thưởng sáng tạo cho các giải pháp giao thông.
        - Còn nhiều ý tưởng hay nữa, nếu có người nghe (miễn phí)
Sau đây rất mong được các bạn đọc đọc chú ý và phân tích kỹ. Chúng ta không nên khen chê vội mà tập chung vào phân tích khoa học lập luận của ông Bộ trưởng:
1-      Đóng góp phí giao thông cũng thể hiện sự yêu nước. 600.000 người có xe ôtô sẽ hoàn toàn tự hào, hạnh phúc vì tham gia đóng góp cho đất nước.
Như vậy ai không đóng là không yêu nước. Là phản động.
Số lượng xe ôtô ở Việt Nam không thể chỉ có 600.000 chiếc. Xe công là bao nhiêu ông Bộ trưởng có dám công khai số lượng? Số xe này đi nhiều hơn cả, tốn xăng hơn cả vì phần nhiều là xe phân khối lớn. Xe công trình, đại xa … Lại không phải đóng phí thì cứ đi vô tư. Mọi người sẽ thuê xe công đi lại cho rẻ.
Những người đi xe này chắc là xấu hổ và bất hạnh lắm vì không được đóng góp cho đất nước. Ông mà chỉ đạo thu được của nhóm này mới thực là giỏi. Vừa giảm lãng phí, vừa tận thu cho nguồn vốn mà ông đang cần.

2-      Tôi tin, đa số người có ôtô sẽ ủng hộ, vì đóng phí thì họ được đi đường tốt hơn, nhanh hơn, an toàn hơn, ùn tắc giảm...
Đây là một niềm tin mù quáng, hầu như không ai muốn làm cái việc đem muối bỏ biển. Chỉ cần chống thất thoát trong xây dựng giao thông thôi là quá đủ (tới 40% thất thoát). Hãy tưởng tượng ra là có thể kéo dài con đường Láng-Hòa Lạc xuyên qua thủ đô sang tận Gia Lâm, Đông Anh.
3-      Bộ Giao thông vận tải chịu trách nhiệm và cá nhân tôi chịu trách nhiệm về đề xuất mức phí.
Lời nói gió bay, ở đây ông Bộ trưởng và Bộ Giao thông vận tải chịu trách nhiệm như thế nào? Cụ thể đi! Ông có dám đền bù lại cho người dân khi kế hoạch của ông phá sản.
4-      Tôi sẵn sàng làm vì đất nước, vì mục tiêu chung, nếu Quốc hội tín nhiệm thì tôi tiếp tục làm, còn nếu Quốc hội không tín nhiệm thì tôi phải chấp nhận và không có cơ hội làm nữa.
Câu “Sẵn sàng” trên chúng tôi đã hô nhiều lần khi còn quàng khăn đỏ. Quốc hội luôn tín nhiệm ông nếu ông có trình độ. Lúc này xã hội cần người có tài, đức. Nếu ai đó đề xuất ra ý kiến hay hơn, khoa học hơn và được lòng dân hơn. Ông có dũng cảm xin từ chức không? Cơ hội luôn dành cho những người tài giỏi và thông minh, chính trực.
Lúc đầu tôi cũng rất ủng hộ ông, gần đây bắt đầu băn khoăn và lúc này thì thấy ái ngại cho ông rồi. Ông là một mãnh tướng nhưng thiếu bộ hạ. Quân của ông kém, tham mưu không tốt.
Tôi xin mời ông đi uống cốc bia và tham mưu giùm ông một vài lời phải trái nếu ông cho phép.
Tôi sinh 1953 (Quý Tỵ), học vấn khá cao, tel. 09034 04328
Đây là lời ông Bộ trưởng Đinh La Thăng từ lý thuyết đến thực tế:
“Bộ trưởng là tư lệnh lĩnh vực ngành phải cho tôi toàn quyền. Tư lệnh ra chiến trường phải được toàn quyền quyết định chiến đấu, tiến hay lùi, nếu chờ xin phép thủ trưởng ở nhà thì sẽ lỡ cơ hội”.
  “Thực tế, với tình hình chất lượng xe buýt (công cộng) như hiện nay thì đến tôi còn chẳng thể đi nổi, làm sao mà bắt buộc anh em phải đi được”
 
Đinh La Thăng, sinh ngày 10 tháng 4 năm 1960 tại xã Yên Bình, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định có học vị Tiến sĩ khoa học, học hàm Giáo sư [cần dẫn nguồn]. Ông là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam khóa X, XI, Đại biểu Quốc hội Khoá XI, XIII và là Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (Việt Nam) từ ngày 3 tháng 8 năm 2011.
4/2001 - 10/2003: Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty Sông Đà
11/2003 - 12/2005: Phó Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên – Huế
1/2006-12/2008: Bí thư Ban cán sự đảng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam.
Từ tháng 12/2008: Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam, Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam.
Tại Kỳ họp thứ nhất, theo đề nghị của thủ tướng chính phủ Việt Nam, Quốc hội khóa XIII ngày 3/8/2011 phê chuẩn ông làm Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (Việt Nam) với tỷ lệ phiếu ủng hộ đạt 71,2%[1]

Thuốc Tiên chữa bệnh ‘GAI CỘT SỐNG’

Tôi có một ông bạn già bị bệnh gai cột sống, đau đớn lắm. bác sĩ lắc đầu không chữa được nữa, ông coi như vô phương khỏi bệnh. Tình cờ một hôm ông nói chuyện này với một người bạn ở VN. Ông bạn này bèn chỉ cho một liều thuốc gia truyền, xưa nay ai uống cũng khỏi. Ông bạn đã làm theo đúng lời chỉ dẫn, và chỉ uống có hai tuần lễ là hoàn toàn hết bệnh. Bác sĩ Mỹ coi lại cột sống và đã công nhận đây là một phép lạ. Tôi xin chép ra đây toa thuốc thần dược này, những ai đã tuyệt vọng về thuốc tây, hãy thử uống xem, có mất mát gì đâu, vì nó chỉ là một ly nước giải khát.

Bạn hãy tới hiệu bán thuốc bắc, hỏi mua HẠT ĐƯỜI ƯƠI (đó là cái hạt các xe bán nước đá ở Saigon năm xưa ưa bán chung với hạt é và nước đá)
Về nhà lựa ra những trái mầu còn mẩy và vàng vàng, giống như mầu hạt giẻ, và chỉ dùng những hạt này mà thôi , nhớ bỏ đi những hạt đã có mầu xỉn, màu đen.
Mỗi ngày dùng chừng 20 hạt.
Đun nước sôi, để nguội dần, khi nước còn nóng âm ấm thì bỏ 20 hạt này vào ngâm. Ngâm chừng 2 giờ.
Sau 2 giờ ngâm, lấy ra bóc vỏ, bỏ hạt, bỏ những gân sơ, chỉ lấy thịt của trái này, giống như cùi trái nhãn.
Bỏ những cùi này vào ly, pha chút đường, uống làm 3 lần trong một ngày, vừa uống nước vừa ăn cùi

Bạn tôi đã uống như vậy trong 2 tuần lễ là hết bệnh gai xương sống hoàn toàn.
Bạn mua chừng 10 đô la, tại các hiệu bán thuốc bắc, cứ hỏi ‘hạt đười ươi’. Tôi không biết tên tiếng Tàu là gì, ở Saigon xưa vẫn gọi là ‘hạt đười ươi’.

Kính chúc bạn khỏi bệnh

TRÀ LŨ


PS: Đười ươi, còn gọi là lười ươi, cây thạch, cây ươi, có nhiều ở Tây Ninh, Đồng Nai, Bình Định, Bà Rịa, Bình Thuận, Phú Yên, Quảng Trị.
Thành phần hoá học: Hạt Lười ươi gồm hai phần, phần nhân chiếm khoảng 35% và phần vỏ chiếm 65%. Trong nhân có chất béo (2,98%), tinh bột và sterculin

Do nóng nhiệt có thể gây chảy máu cam ở trẻ nhỏ: lấy hạt đười ươi sao vàng, nấu lấy nước cho trẻ uống thay nước trong ngày.
  
Trị mụn nhọt do nóng: Lấy hạt đười ươi ngâm nước, lấy chút nước này trộn với cơm cùng vài hạt muối đắp lên mụn nhọt, ngày 1 lần.

Trị táo bón do nhiệt: Lấy 10 hạt đười ươi, uống vào sáng sớm lúc đói.

Giải độc, thanh nhiệt khi nắng nóng: Lấy bột sắn dây vừa đủ pha vào trong một ly nước sôi để nguội, rồi cho ít đường phèn khuấy tan uống, có thể uống vài lần trong ngày.

Giải nhiệt độc cho trẻ: Nắng nóng làm trẻ luôn bứt rứt khó chịu, dùng ngò rí tươi nấu lấy nước cho trẻ uống. Mỗi lần uống cho vào ít đường phèn. Công hiệu giải độc hay.

Giải độc trời nắng nóng: khiến dễ đổ mồ hôi, da ngứa ngáy, khô. Để giải độc dùng bồ công anh 30g, cây lẻ bạn 30g, cát căn (bột sắn dây) 50g, nấu cùng lấy nước uống trong ngày.

Ho khan do nắng nóng (có thể khô và nóng cổ): Dùng kim ngân hoa 30g, cúc hoa 30g, cam thảo 10g, cho hãm trong bình kín, lấy nước uống thay trà trong ngày.

Trị nóng người, tiểu vàng: Cỏ tranh 30g, mã đề 30g, bồ công anh 30g; nấu lấy nước uống trong ngày.

Hay dùng đậu xanh nấu cùng đường phèn lấy nước uống trong ngày.

Dùng nước giải nhiệt, độc: Lấy muối ăn cùng với đường phèn với tỷ lệ 20g đường phèn cho vào 5 hạt muối, hòa trong 250ml nước sôi để nguội, chia ra uống trong ngày. Loại nước này có muối ăn nên có khả năng bồi phụ điện giải trong cơ thể khi trời nắng nóng vừa đổ mồ hôi kéo theo cả nước và muối, vừa khát nước uống rất tốt. 

Ngoài ra còn chữa được các bệnh sau:
Điều trị sỏi mật, ngăn ngừa ung thư