Pozdrav

Tady jsi doma, jen tady a nikde jinde je to tvá země, tobě patří a ty patříš k ní, jenom k ní.

Thứ Tư, 29 tháng 11, 2017

Praha 12/1/74

Tôi thiết nghĩ bản copy này đã hết thời hạn MẬT - SECRET nên mạnh dạn tung lên đây.
Để muộn hơn có khi không còn ai được nhìn thấy nữa.
Các chiến hữu xem và cho bình luận nhé.

Ông xứng đáng với sự ngưỡng mộ và cảm ơn của chúng ta


(bài tham luận của cử nhân văn chương, nhà Việt học, Iva Klinderová Zbořilová, sinh 1942 tại lễ trao giải thưởng văn học của Hội nhà văn Séc 2017)
Laudatio, ông Đỗ Ngọc Việt Dũng
Họ sống cùng chúng ta hàng chục ngàn năm. Mặc dù hầu hết chúng ta gặp gỡ họ hàng ngày, nhưng có rất ít người cố gắng tìm hiểu lẫn nhau. Nhiều người nhìn họ với sự khinh thường, mà không nhận ra rằng đất nước Việt Nam có thể tự hào về lịch sử và văn hoá cổ xưa lâu hơn chúng ta. Chúng ta tự hào một cách chính đáng về trường Đại học Charles (UK) của mình, một trong những trường đại học lâu đời nhất châu Âu, nhưng trường đại học Việt Nam (Văn Miếu Quốc Tử Giám) đã có gần ba thế kỷ trước! Đặc biệt là thế hệ trẻ của chúng ta không nhận thức được rằng người Việt Nam đến và sống với chúng ta ngay từ thời gian khi đất nước của họ đang bùng nổ chiến tranh.
Họ học tập ở đất nước chúng ta, sống tại ký túc xá cùng sinh viên chúng ta, quen thân với gia đình chúng ta, tìm hiểu lịch sử, văn hóa, cuộc sống trong các thành phố, thường xuyên về các vùng nông thôn của chúng ta, lắng nghe các câu chuyện dân gian, ngưỡng mộ kiến trúc dân gian, thưởng thức hương vị đồng quê. Vào thời điểm đó họ không có bất kỳ bộ từ điển chính thức nào. (Từ năm 2013 mới phát hành bốn phần của một bộ từ điển Séc-Việt giảng dạy lớn sáu phần, ghi chú của tác giả). Họ tìm kiếm trong các cửa hàng sách cũ tài liệu để nghiên cứu. Nhiều năm sau, bạn của tôi thú nhận, khi ông ngồi trên một cái ghế dài gần container giấy loại và tình cờ lục lọi các hộp trong đó người ta loại văn bản mà ngày nay là vô giá của văn học cổ điển Séc, có cả hình ảnh minh họa. Ông đã đưa chúng về quê hương, trong chiến tranh, trên chiếc xe đạp của mình chở kho báu về nông thôn đến nơi an toàn tránh bom đạn Mỹ... Tháng 10.2014 tạo nên cốt lõi của cuộc triển lãm minh họa sách Cộng hòa Séc đầu tiên tại Việt Nam do Đại sứ quán Cộng hòa Séc tại Hà Nội tổ chức nhân dịp ngày Quốc khánh.
Tiệp Khắc trở thành quê hương thứ hai cho các sinh viên tốt nghiệp đại học, mà họ không bao giờ quên, họ vẫn giữ liên lạc cho đến nay, trong mỗi lần được trở về. Chính họ đã siêng năng và không mệt mỏi để góp phần vào sự hiểu biết và xích lại gần lẫn nhau của hai dân tộc chúng ta. Thông qua con đường văn học.
Mặc dù đã trở thành kỹ sư cơ khí, xây dựng dân dụng, điều khiển học, chuyên gia kinh tế, trong thời gian rỗi của mình họ đã bước trên con đường "xây dựng cầu nối" như chúng ta gọi là các dịch giả văn học. Chắc chắn không nhất thiết phải nhấn mạnh ý nghĩa của nó. Tuy nhiên, "đại đa số các dịch giả của văn học nghệ thuật nằm trên chuẩn nghèo hoặc phía sau đó", ông Holger Vock, phó chủ tịch Hội đồng hiệp hội các dịch giả văn học của châu Âu (CEATL) đã nói. Và nó không chỉ áp dụng cho Châu Âu. Không có gì ngạc nhiên rằng các dịch giả Việt Nam xuất bản các tác phẩm của các tác giả Séc sang tiếng Việt mà phần lớn không có tiền nhận bút...


Dịch giả Việt Nam có những sản phẩm rất đáng chú ý. Dịch văn xuôi nghệ thuật Séc, kịch, các tác phẩm khoa học, chuyện dân gian và truyền thuyết, đặc biệt là thơ. Nó gần như "không nóng được lên" trên các kệ sách.
Không có gì ngạc nhiên, thơ ca đã đi cùng người Việt Nam suốt đời. Bên cạnh đó, từ cuối thế kỷ XVIII. và đầu thế kỷ XIX., khi văn học cổ điển Việt đạt đến sự phát triển ở đỉnh cao của mình, đã tạo nên những tác phẩm thơ phong phú, đặc biệt là các tiểu thuyết khác nhau dạng thơ. Một điều cần quan tâm là cả các công trình dạng sử thi cũng được viết bằng thơ. Ví dụ, sử thi tiếng Việt quan trọng và phổ biến hoành tráng nhất là truyện Kiều có 3.245 câu thơ, biểu cảm sự giàu có của nó được rút ra từ ngôn ngữ dân gian và các bài hát. Đến hôm nay nhiều người Việt Nam vẫn trích dẫn thuộc lòng.
Ba năm trước đây tại Câu lạc bộ văn học và nghệ thuật – Bohemia, Hà Nội cuốn sách Tuyển tập thơ Séc và Slovakia (Výběr české a slovenské poezie) đã được NXB Hội Nhà văn Việt Nam phát hành, ra mắt với sự hỗ trợ của Đại sứ quán Cộng hòa Séc và Đại sứ quán Slovakia. Độc giả trước đó đã quen thuộc với những tác phẩm của Vítězslav Nezval, Jaroslav Seifert và một số nhà thơ Séc khác và lần này cuốn sách mới cho thấy một sự quan tâm rất lớn. Chẳng bao lâu tác phẩm đã biến mất khỏi giá hiệu sách...
Các bài thơ đã được nhà thơ có tên tuổi, dịch giả và nhà Bohemia học Ks. Đỗ Ngọc Việt Dũng, Thạc Sĩ, xuất bản dưới tên Do.honza.
Cuốn sách với hơn 300 trang giới thiệu hơn 150 bài thơ của gần bốn mươi nhà thơ Séc và Slovakia từ cuối thế kỷ XIX. Từ những nhà thơ nổi tiếng kể cả đoạt giải Nobel như Jaroslav Seifert tới các nhà thơ ít nổi tiếng hoặc chưa được biết đến ở Việt Nam. Các bài thơ dịch bằng tiếng Việt kèm theo bản gốc Séc hoặc Slovakia, tiểu sử và mô tả ngắn gọn về cuộc đời của tác giả.
Tuyển tập thơ Séc và Slovakia trải qua nhiều năm làm việc. Mặc dù sau khi hoàn thành học tập trên trường đại học, kỹ sư Ngọc Việt Dũng trở về tổ quốc, ông thường xuyên quay trở lại Tiệp Khắc yêu quý của mình. Tại đây ông làm việc, đi du lịch, tại thực địa làm quen với cuộc sống của những người bình thường, hiểu biết văn hóa dân gian, phong tục... Trải qua cuộc sống linh hoạt, đa dạng đáng ngưỡng mộ. Bài thơ đầu tiên, đưa vào tuyển tập, được ông bắt đầu dịch trong những năm cuối học tập, bài thơ cuối cùng vào năm cuối trước khi phát hành tuyển tập.
Ấn phẩm đã nhận được mối quan tâm rất lớn và tích cực của độc giả và với sự đánh giá tích cực và ghi nhận bởi các nhà phê bình văn học. Đỗ Ngọc Việt Dũng, mặc dù đã đề cập, rằng một số bài thơ đã được chuyển thành câu bảy âm, nhưng sự ngưỡng mộ thậm chí còn lớn hơn gây ra bởi sự chuyển đổi nhiều bài thơ điệu tính hình thức lục bát (điển hình nổi bật tính cổ điển và dân gian thơ Việt, được ghi nhận trong tác phẩm Kiều nổi tiếng nhất văn học Việt Nam).
Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, Phó Chủ tịch Hiệp hội các nhà văn Việt Nam cũng nhận xét: "Tôi không có cơ hội đến thăm hai quốc gia này mà chỉ làm quen với họ thông qua những bộ phim và văn học và bây giờ tôi đã hiểu biết rõ ràng hơn nhờ những bài thơ trong bản dịch của Đỗ Ngọc Việt Dũng, người có mối quan hệ tin cậy và tìm thấy chúng trong quê hương thứ hai của mình... Qua Việt ngữ ông mở ra cho chúng ta thấy sự sinh động, phong phú, xinh đẹp và thơ mộng của ngôn ngữ thi ca các dân tộc Cộng hòa Séc và Slovakia."


Ông Do.honza hiện đang sống ở Hà Nội, bên cạnh công việc của mình ông điều hành Câu lạc bộ văn học và nghệ thuật Bohemia, hoạt động tích cực tại Hội hữu nghị Việt Nam-Séc, cống hiến cho sáng tạo văn học. Trong những năm gần đây ông xuất bản một số cuốn sách dầy dặn về Tiệp Khắc và Cộng hòa Séc. Vì vậy ông xứng đáng nhận được cả sự ngưỡng mộ cũng như lời cảm ơn nhiệt thành của chúng ta.
Tin bài lấy từ nguồn:
http://www.obrys-kmen.cz/…/…/2030-zasluhuje-nas-obdiv-i-diky

10 có cho tuổi 60+

Một có ba tỷ tiền tươi 
Hai có ba bốn những người bạn thân
Ba có nhà với chút sân
Bốn có điện thoại khi cần a lô
Năm có mấy cháu tuổi thơ
Sáu có một bóng nàng thơ diễm kiều
Bẩy có thể dục chiều chiều
Tám có trong bếp một niêu trà gừng
 Chín có nước ấm luôn dùng
Mười có bà vợ sống cùng sẻ chia.

Thứ Ba, 28 tháng 11, 2017

Theo nguyện vọng

Một tên trộm ra tòa vì tội giết người. Quan tòa hỏi:
– Anh đã đột nhập vào nhà, lấy đi cái hộp kim cương rồi sao còn quay lại giết ông chủ nhà?
Tên trộm phân bua:
– Tôi đâu có ý định giết ông ta. Tôi làm vậy là thể theo nguyện vọng của ông ta đấy chứ!
– ???
– Thì chính ông ta đã ghi trên chiếc hộp: “Chỉ mở ra sau khi tôi chết” !?!

Thứ Năm, 23 tháng 11, 2017

Khi chồng thể hiện bản lĩnh đàn ông

BÌnh là một người đàn ông nổi tiếng sợ vợ trong làng. Một hôm, vợ ông quyết định tổ chức gặp gỡ hội phụ nữ của làng tại nhà mình.
Vì sợ chồng quấy rầy giữa chừng nên bà ta yêu cầu ông ở yên trong tủ quần áo cho đến khi mọi người về hết. Buổi họp mặt xoay quanh vấn đề về quyền lực của phụ nữ trong gia đình, để chứng tỏ bản lĩnh của mình, người vợ chủ trì lên tiếng:
- Tôi đã bắt chồng tôi ở yên trong tủ quần áo ngày hôm nay. Không chỉ thế, nếu bây giờ tôi bảo ông ấy ra đây thì ông ấy phải ra ngay lập tức.
Mọi người còn chưa kịp phản ứng, bà vợ đã hô lớn:
- Bình, ra khỏi tủ quần áo ngay!
Đáp lại bà là sự im lặng. Nghĩ rằng chồng không nghe thấy, bà ta tiếp tục:
- Bình, ra khỏi tủ quần áo ngay!
Vẫn không có phản ứng nào từ người chồng. Tức giận vì mất mặt, bà vợ hét lớn:
- Bình, tôi yêu cầu ông bước ra khỏi cái tủ ấy ngay lập tức.
- Tôi không ra! – từ trong tủ vọng ra tiếng nói nghẹn ngào – Tôi phải chứng minh cho bà thấy ai mới là chủ cái nhà này.