Pozdrav

Tady jsi doma, jen tady a nikde jinde je to tvá země, tobě patří a ty patříš k ní, jenom k ní.

Thứ Sáu, 28 tháng 9, 2012

Hịch Tiến sỹ



Ta cùng các ngươi
Sinh ra phải thời bao cấp
Lớn lên gặp buổi thị trường.

Trông thấy:
Mỹ phóng Con thoi lên vũ trụ chín tầng
Nga lặn tàu ngầm xuống đại dương nghìn thước
Nhật đưa rô bốt na nô vào thám hiểm lòng người
Anh, Pháp dùng công nghệ gen chế ra cừu nhân tạo…

Thật khác nào:
Đem cổ tích biến thành hiện thực
Dùng đầu óc con người mà thay đổi thiên nhiên!
Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa.

Chỉ giận chưa thể đuổi kịp nước Nga, vượt qua nước Mỹ, mà vẫn chỉ hơn Lào, hao hao Băng la đét.
Dẫu cho trăm thân này phơi trên sao Hỏa, nghìn xác này bọc trong tàu ngầm nguyên tử, ta cũng cam lòng.

Các ngươi ở cùng ta,
Học vị đã cao, học hàm không thấp
Ăn thì chọn cá nước, chim trời
Mặc thì lựa May Mười, Việt Tiến
Chức nhỏ thì ta… quy hoạch
Lương ít thì có lộc nhiều.
Đi bộ A tít, Cam ry
Hàng không Elai, Xi pic.

Vào hội thảo thì cùng nhau tranh luận
Lúc tiệc tùng thì cùng nhau “dô dô”.
Lại còn đãi sỹ chiêu hiền
Giáo sư, tiến sỹ, thạc sỹ, cử nhân, ai cũng có phần, không nhiều thì ít.
Lại còn chính sách khuyến khoa
Doanh nghiệp, giáo viên, trí thức, nông dân nhận cúp, nhận bằng còn thêm tiền thưởng.

Thật là so với:

Thời Tam quốc bên Tàu, Lưu Bị đãi Khổng Minh,
Buổi hiện đại bên Nga, Pu tin dùng Mét vê đép,
Ta nào có kém gì?

Thế mà, nay các ngươi:

Nhìn khoa học chậm tiến mà không biết lo
Thấy công nghệ thụt lùi mà không biết thẹn
Giáo sư ư? Biết “Thần đèn” chuyển nhà mà chẳng chạnh lòng
Tiến sỹ a? Nghe “Hai lúa” chế tạo máy bay sao không tự ái?
Có người lấy nhậu nhẹt làm vui
Có kẻ lấy bạc cờ làm thích
Ham mát xa giống nghiện “u ét đê”
Ghét ngoại ngữ như chán phòng thí nghiệm

Chỉ lo kiếm dự án để mánh mánh mung mung
Không thích chọn đề tài mà nghiên nghiên cứu cứu
Ra nước ngoài toàn muốn đi chơi
Vào hội thảo chỉ lo ngủ gật
Bệnh háo danh lây tựa vi rút com pu tơ
Dịch thành tích nhiễm như cúm gà H5N1
Mua bằng giả để tiến sỹ, tiến sy
Đạo văn người mà giáo sư, giáo sãi.

Thử hỏi học hành như rứa, bằng cấp như rứa, thì mần răng hiểu được chuyện na niếc na nô?
Lại còn nhân cách đến vậy, đạo đức đến vậy, thì có ham gì bút bút nghiên nghiên.

Cho nên:

“Tạp chí hay” mà bán chẳng ai mua
“Công nghệ tốt” mà không người áp dụng.
Đề tài đóng gáy cứng, chữ vàng, mọt kêu trong tủ sắt
Mô hình xây tường gạch, biển xanh, chó ị giữa đồng hoang.
Hội nhập chi, mà ngoại ngữ khi điếc, khi câm?
Toàn cầu chi, mà kiến thức khi mờ, khi tỏ?
Hiện đại hóa ư? vẫn bám đít con trâu
Công nghiệp hóa ư? toàn bán thô khoáng sản
Biển bạc ở đâu, để Vi na shin nổi nổi chìm chìm, lưỡi bò liếm liếm
Rừng vàng ở đâu, khi bô xít đen đen đỏ đỏ

Thật là:

“Dân gần trăm triệu ai người lớn
Nước bốn nghìn năm vẫn trẻ con”!

Nay nước ta:

Đổi mới đã lâu, hội nhập đã sâu
Nội lực cũng nhiều, đầu tư cũng mạnh
Khu vực có hòa bình, nước ta càng ổn định
Nhân tâm giàu nhiệt huyết, pháp luật rộng hành lang
Thách thức không ít, nhưng cơ hội là vàng!

Chỉ e:

Bệnh háo danh không mua nổi trí khôn
Dịch thành tích chẳng làm nên thương hiệu.
Giỏi mánh mung không lừa nổi đối tác nước ngoài
Tài cờ bạc không địch nổi hắc cơ quốc tế.
Cặp chân dài mà nghiêng ngả giáo sư
Phong bì mỏng cũng đảo điên tiến sỹ.

Hỡi ôi,

Biển bạc rừng vàng, mà nghìn năm vẫn mang ách đói nghèo
Tài giỏi thông minh, mà vạn kiếp chưa thoát vòng lạc hậu.

Nay ta bảo thật các ngươi:

Nên lấy việc đặt mồi lửa dưới ngòi pháo làm nguy;
Nên lấy điều để nghìn cân treo sợi tóc làm sợ
Phải xem đói nghèo là nỗi nhục quốc gia
Phải lấy lạc hậu là nỗi đau thời đại
Mà lo học tập chuyên môn
Mà lo luyện rèn nhân cách
Xê mi na khách đến như mưa
Vào thư viện người đông như hội
Già mẫu mực phanh thây Gan ruột, Tôn Thất Tùng chẳng phải là to
Trẻ xông pha mổ thịt Bổ đề, Ngô Bảo Châu chỉ là chuyện nhỏ

Được thế thì:

Kiếm giải thưởng “Phiu” cũng chẳng khó gì
Đoạt Nô ben không là chuyện lạ
Không chỉ các ngươi mở mặt mở mày, lên Lơ xút, xuống Rôn roi
Mà dân ta cũng hưng sản, hưng tâm, vào Vi la, ra Rì sọt.
Chẳng những tông miếu ta được hương khói nghìn thu
Mà tổ tiên các ngươi cũng được bốn mùa thờ cúng,
Chẳng những thân ta kiếp này thỏa chí,
Mà đến các ngươi, trăm đời sau còn để tiếng thơm.
Chẳng những tên tuổi ta không hề mai một,
Mà thương hiệu các ngươi cũng sử sách lưu truyền.
Trí tuệ Việt Nam thành danh, thành tiếng
Đất nước Việt Nam hóa hổ, hóa rồng
Lúc bấy giờ các ngươi không muốn nhận huân chương, phỏng có được không?

 
Tiến sỹ

Nay ta chọn lọc tinh hoa bốn biển năm châu hợp thành một tuyển, gọi là Chiến lược
Nếu các ngươi biết chuyên tập sách này theo lời ta dạy bảo thì suốt đời là nhà khoa học chính danh.
Nhược bằng không tu thân tích trí, trái lời ta khuyên răn thì muôn kiếp là phường phàm phu tục tử.

Vì:

Lạc hậu, đói nghèo với ta là kẻ thù không đội trời chung
Mà các ngươi cứ điềm nhiên không muốn trừ hung, không lo rửa nhục
Giữ một ngọn cỏ, cành cây, giọt nước trong giang sơn ta cũng làm ta quên ăn mất ngủ
Mà các ngươi cứ điềm nhiên lo tranh quyền đoạt lợi
Chẳng khác nào quay mũi giáo mà đầu hàng, giơ tay không mà thua giặc.
Nếu vậy rồi đây không biết dân Việt ta đi về đâu nữa, ta cùng các ngươi há còn mặt mũi nào đứng trong trời đất này nữa?

Trí thức là nguyên khí quốc gia
Cho nên ta mới thảo Hịch này
Xa gần nghiên cứu
Trên dưới đều theo!



Chủ Nhật, 16 tháng 9, 2012

Kỷ niệm 40 sang Tiệp Khắc (1972-1979)

Lại một buổi kỷ niệm 40 năm sang Tiệp Khắc nữa diễn ra tại Goldmalt, 9 Hoàng Cầu. Lần này là khóa học 1972-1979. Đông vui và cảm động cùng nhiều ấn tượng sâu sắc đó là điểm nhấn của buổi lễ.
Ban tổ chức đã chu đáo chuẩn bị projector chiếu lại các hình ảnh năm xưa.
Mỗi người một kỷ niệm thay nhau dành micro phát biểu.
Ẩm thực tuyệt vời: Bia tươi Séc uống thoải mái, súp dạ dầy bò (drštková polévka), bánh mì hấp sốt vang (knedlíky, guláš), thịt lợn tẩm bột rán (řízek), thịt hun khói + fomai dây (uzené maso, vlasové sýry)...


Bạn bè quyến luyến không muốn ra về dằng dai tới tận 14h30 chiều. 
Ban tổ chức ra quyết định rất chắc chắn: Tổ chức gặp nhau ngày Vánoce (Noel) vào đúng tối 24.12. 
Na shledanou!!! 











Thứ Sáu, 14 tháng 9, 2012

Lộ diện một tác phẩm về Người Việt tại CH Séc

Tác phẩm đã hoàn tất khâu biên tập và đang đi vào giai đoạn cuối: In ấn và phát hành.
Xin được trân trọng giới thiệu với bà con Dân Tiệp lời bạt của tập truyện ký 3 cuộc đời, những chuyện Tây - Ta và Âm trần - Dương thế (> 500 trang) cùng trang bìa. Rất mong nhận được từ các bạn đọc sự động viên tinh thần, vật chất và sự quan tâm.
Xin cảm ơn (do.honza).
THIÊN KÝ ỨC SỐNG
(Thay lời bạt)

Ký ức này, không mang hình thù “Lâu đài” của Kafka1, mà ta mãi tìm. Ký ức, lại hiện ra một vùng xa xăm trắng tuyết, rắn băng, lác đác những khu chợ của người nhập cư, nơi hiện dấu chân nhọc nhằn của các thế hệ cháu con Giao Chỉ...
Bằng tất cả sự nghiệm sinh, Do.honza đã đưa lại một bức tranh trần trụi về thân phận đồng loại, những thế hệ người Việt, với nhiều nguyên do khác nhau, đã đến làm việc, sinh sống, lao động ở các nước Đông Âu, từ những ngày kháng chiến I, khó khăn bao cấp thủa nào, cho đến thời kỳ mở cửa, hội nhập hôm nay.
Với một ký ức không ngừng triển nở trong sự bao dưỡng của tấm lòng nhân ái, Do.honza đã giúp ta thấy nhiều bộ mặt của kiếp nhân sinh. Cảm thấu hai phía của lá bài định mệnh và hôm nay, qua 3 lần rút, Do.honda “hạ bài”. Một hoa giáp. Tất tay! Hay vào cuộc mới?
Bức tường Berlin đã đổ, nhưng mê cung của “Lâu đài” vẫn còn đó!
Ta có thể chìm, lạc vào miền ký ức bất chợt, hoặc bất cứ lúc nào, nhưng để biểu đạt ra bằng thứ ngôn ngữ của chính nó-ký ức ấy, lại cần cái ám ảnh “nợ đời”, cái đau đáu của người Viết, quen gọi là nhà văn- và Do.honza là nhà văn chân tín theo nghĩa này. Cũng chính từ những ám ảnh, đau đáu đó, mà chúng ta có thiên ký ức 4 phần đầy đặn, với không ít câu chuyện, tiểu chuyện độc đáo, xuất thần, kỳ lạ, ớn lạnh, đau lòng, dí dỏm... đủ cung bậc hỷ nộ ái ố, với những/hệ thuật từ “lóng”, rất đặc trưng “Việt Nam xù”(do người Việt ở Tiệp Khắc cũ nói trại ra)2 suốt một thời kỳ dài và chính những/hệ thuật từ “lóng” này, cả những chi tiết độc đáo đến bất ngờ, đã thể hiện sự dụng công, sáng tạo, góp phần quan trọng nối dài ký ức “Vietnamese Đông Âu” vào cuộc sống cộng đồng hôm nay.
Thiên ký ức này, không dừng lại ở trang cuối! Nó Sống và tiếp tục tra vấn chúng ta với những câu hỏi đau đáu. Thật không dễ lảng tránh.

                                                                                                                                Đà Linh

1, Nhà văn Franz Kafka, sinh năm 1883, tại Praha, thủ đô Tiệp Khắc (cũ). Một trong những nhà văn lớn nhất thế kỷ XX. Lâu đài, tên một chuyện dài (viết chưa xong) của ông.
2, Dẫn từ mục 11, phần 3
 


Thứ Bảy, 8 tháng 9, 2012

Chủ Nhật, 2 tháng 9, 2012

Gặp mặt sau 40 năm

Thời gian 40 năm là quá dài cho một cuộc tái ngộ. Vậy mà chúng tôi phải chờ giây phút này đã ngần ầy thời gian.
Anh em tay bắt mặt mừng, nâng bia liên tục. Anh Nguyên (UK), dân Hải Phòng gần như không nhận ra tôi nữa, mãi tới khi được giải thích kỹ chút ít mới xác định được "đối tượng" nhưng thành thật mà nói bộ nhớ của giáo sư còn quá tuyệt vời. Anh bảo tôi béo nhiều nên khó nhận là đúng. Anh nhắc tới một đặc điểm "cúng cơm" mà không phải ai cũng còn nhớ được, đúng 100%: "Dũng vẫy tai".
Mỗi lúc bạn bè lại đến thêm, các kỷ niệm về trường phái âm nhạc, đĩa hát, ca sỹ, bài hát, bóng đá... nói chung là gulás ồn ào bên mâm tiệc.

Anh Thuận, anh Nguyên, Khiết, anh Cảm
Anh Cảm, Hà Toàn, V. Ngọc, A.. Tú
Anh Thuận, anh Nguyên, V. Dũng, B. Khiết, anh Yên
Giáo sư Nguyên (UK), Hải Phòng
Anh Thuận, anh Nguyên, Khiết, H. Toàn, V. Ngọc, A. Tú
Anh Hà Toàn và tôi hứng lên hát mấy bài tiếng Séc. Các anh đề xuất Dân Tiệp phải có thủ lĩnh, thư ký và thế là một cuộc bầu bán nhanh tróng diễn ra.
Còn ai vào đây nữa. Anh Thuận ngay lập tức được tung hô với số phiếu 9,5, anh Hà Toàn và Việt Dũng trong ban thư ký.
Các anh đang vui quá nhưng tôi phải về vì đã có cuộc hẹn trước.
Chắc họ vui tới bến rồi.
Chúc cho Dân Tiệp có thủ lĩnh mới sẽ tổ chức được nhiều cuộc chơi văn hóa, thể thao hấp dẫn.
H. Toàn đang zpívat  






































































































Trân trọng giới thiệu thủ lĩnh của Dân Tiệp:

Thạc sỹ Nguyễn Xuân Thuận