Pozdrav

Tady jsi doma, jen tady a nikde jinde je to tvá země, tobě patří a ty patříš k ní, jenom k ní.

Thứ Bảy, 31 tháng 10, 2015

CLB Bohemia tối 30.10.2015

Có thể nói là từng bừng tới thăng hoa. Kết hợp cùng đoàn học sinh từng làm việc tại Litvinov tổ chức gặp mặt lần thứ 20 (1995-2015), CLB đã chạy hết công suất để đem tới các bạn hội viên những hình ảnh sôi động dưới đây:

















Thứ Năm, 29 tháng 10, 2015

Sinh hoạt CLB 10.2015

Thể theo yêu cầu của nhiều bạn hội viên CLB văn học-nghệ thuật Bohemia tổ chức sinh hoạt tháng 10 vào ngày 30.10.2015. Xem trên giấy mời:

Thứ Bảy, 24 tháng 10, 2015

Lễ ra sách 19.10 của Do.honza

 Xin lỗi các bạn, là chủ tọa nên không thể chụp được ảnh. Các bạn mình có lại chưa cho xin  nên xem tạm vậy nhé:





Thứ Bảy, 3 tháng 10, 2015

ĐẠI TANG

Trước cổng cơ quan, một bác nông dân thập thò, nghiêng ngó. Thấy vậy, anh bảo vệ quát to:
- Ông kia! Tới có chuyện gì?
- Tôi muốn gặp giám đốc xin cái giấy xác nhận!
- Hôm nay giám đốc nghỉ lo đám tang. Bố giám đốc vừa mất!
- Vậy cho tôi gặp phó giám đốc được không?
- Cũng không được! Vì bố phó giám đốc cũng vừa mất!
Vẻ thất vọng lộ rõ trên gương mặt bác nông dân, nhưng bác vẫn cố hỏi thêm:
- Vậy cho tôi gặp trưởng phòng được không?
- Không được! Bố chồng của trưởng phòng vừa mất.
- Vậy cho tôi gặp phó phòng!
- Không được! Hôm nay phó phòng nghỉ lo đám tang. Ông nội phó phòng vừa mất!
- ĐKM! Anh đùa tôi đấy à? Chết đéo gì mà lắm thế?
- ĐKM! Ông chửi ai đấy hả? Đã không biết thì im mồm đi! Chết mỗi người chứ lấy đéo đâu ra mà lắm! Bố của giám đốc thì cũng là bố của phó giám đốc, thì cũng là bố chồng của trưởng phòng và là ông nội của phó phòng. Vì giám đốc là anh ruột của phó giám đốc, là chồng của trưởng phòng và là bố đẻ của phó phòng. Ông dù chỉ chửi một người nhưng lại là chửi cả cái cơ quan này đó! Ông biết chưa hả? Thôi, về đi cho tôi đóng cổng cơ quan!
- Vẫn sớm mà! Sao đóng vội thế?
- Tôi phải về lo đám tang. Bác tôi vừa mất!"

Cháy IC cuối tuần!

Thư giãn cuối tuần nào:
Thanh tra Chính phủ đến một công trình xây dựng cao vượt giấy phép. Ở đó có chỉ huy trưởng công trường tên là Ai, tư vấn giám sát tên Gì và giám sát bên A tên là Đâu.
Với bộ dạng muốn ăn tươi nuốt sống cái nhà này, thanh tra hằm hằm hỏi một ông chắp tay sau đít đi đi lại lại ở tầng một:
- Anh là ai?
- Vâng, tôi là Ai.
- Gì?
- Gì nó đang ở chỗ trộn beton.
- Tôi hỏi anh tên gì?
- Tôi là Ai, Gì đang xem trộng beton.
Thanh tra tự nhủ :"Thằng điên!" rồi đi thẳng vào công trường. Tới một góc, thấy một ông trông cũng sáng sủa đang ngồi uống chè, hút thuốc lào:
- Anh là ai?
- Tôi không là Ai, thằng kia là Ai (chỉ anh lúc nãy).
- Anh quen anh ta à?
- Ừ.
- Anh ta là ai?
- Đúng vậy.
- Gì?
- Nó đang trộn beton.
- Đâu?
- Vâng, tôi đây.
- Ai?
- Ai kia (chỉ gã ban nãy).
- Làm sao mà tôi biết được?
- Vậy anh tìm Ai?
- Gì?
- Nó đang trộn beton, chắc bây giờ xong rồi.
- Đâu?
- Tôi đây.
- Ai?
- Tôi không phải là Ai, nó là Ai (bắt đầu cáu).
- Trời ơi!
- Trời là ông bí thư thành ủy.
- Ai là bí thư thành ủy?
- Không phải, là thằng kia.
Thanh tra chịu không nổi, ngửa cổ lên trời than: "Sao lại vậy?"
Lúc đó cả ba người đã bắt đầu tu tập ở đó để uống trà:
- Anh quen ông chủ đầu tư thực sự của dự án này à?
- Gì?
- Không phải. Anh Sao bỏ tiền ra mua đất, xây cái này.
- Sao?
- Đúng vậy?
- Là gì?
- Không, là Sao.
- Ai?
- Ai là tôi, chỉ huy trưởng nói.
- Anh là ai?
- Vâng, tôi là Ai.
- Gì?
- Anh ấy đi rồi, chắc xem đổ beton.
...
Thanh tra lăn đùng ra, sùi bọt mép vì... cháy IC.

Thứ Sáu, 2 tháng 10, 2015

Lịch sử Séc - České dějiny

Cùng với việc giới thiệu bìa cuốn sách do chủ biên Do.honza cùng tập thể các nhà Việt học, Bohem học dịch và biên soạn từ hai cuốn sách: Vše podstatné z českých dějin (tác giả: giáo sư, tiến sỹ Petr Cornej) và Česká republika, země a lidé (Chủ biên: Phó giáo sư, tiến sỹ Phạm Thành Hưng) sắp ra mắt bạn đọc trong tháng 10.2015. Sách dày 300 trang, in màu và đen trắng. 
Tập thể biên soạn rất mong được các bạn Dân Tiệp đăng ký mua ủng hộ, mua bản quyền in ấn và quảng bá tới bạn đọc yêu mến văn hóa, đất nước, con người CH Séc. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn



Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu lời mở đầu của Ngài H.E. Martin Klepétko, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền CH Séc tại Việt Nam:

Vážení čtenáři,
právě otvíráte poměrně tenkou, ale svým významem nesmírně cennou knížku. Publikace, která by poskytla stručný a zároveň ucelený přehled českých dějin, na vietnamském trhu dosud chyběla. Můžete si říct: koho tady ve Vietnamu může zajímat historie jednoho malého národa někde uprostřed vzdálené Evropy? Není taková knížka určena jen několika podivínům a tím pádem vlastně zbytečná? Souhlasím, že ve světě se každý den vydávají knihy, které prakticky nikoho nezajímají. Ale to není případ té, kterou držíte v ruce! U ní jsem přesvědčen, že si čtenářů najde víc než dost.

Vztahy mezi Vietnamem a Českou republikou daleko překračují obvyklou definici vztahů mezi dvěma státy. Vždyť Vietnamců, kteří během posledních zhruba šedesáti let studovali, pracovali nebo jen delší dobu pobývali v naší zemi, jsou podle některých odhadů statisíce! Tato země, která během zmíněné doby několikrát změnila jméno a prošla zásadními společenskými změnami, se tisícům Vietnamců stala druhým domovem, ať již obrazně nebo skutečně. V České republice žije dnes asi šedesát tisíc obyvatel vietnamské národnosti a zůstává zatím jedinou zemí na světě, která jim oficiálně přiznala status národnostní menšiny.

Ve chvíli, kdy si připomínáme 65. výročí navázání diplomatických styků mezi našimi státy, tedy konečně vychází publikace, ve které si čtenáři mohou osvěžit základní data a události z bohaté české historie, a to ve velmi čtivé formě z pera uznávaného historika, prof. Petra Čorneje. Myslím, že bylo velmi šťastným nápadem překladatele a spoluautora této knížky, pana Do Ngoc Viet Dunga alias Honzy, doplnit studii o řadu dalších informací z historie, geografie, kultury nebo politiky České republiky. Knížka tím získává charakter základní informační publikace o naší zemi a určitě bude cenným pomocníkem všem, kdo se o své druhé vlasti chtějí něco nového dovědět nebo jen tak zavzpomínat. A těm, kteří Českou republiku dosud nenavštívili a nebyli osobně součástí unikátní "české kapitoly" vietnamských dějin, třeba pomůže pochopit, proč první slova české národní hymny - Kde domov můj? - mají tak hluboký význam i pro nemalé množství Vietnamců.

Hanoj, 22. září 2015


Bạn đọc thân mến,
Các bạn vừa mở ra cuốn sách tương đối mỏng nhưng ý nghĩa lại vô cùng quý giá. Việc phát hành sẽ cung cấp tóm tắt, một cái nhìn tổng quan toàn diện lịch sử Cộng hòa Séc mà trên văn đàn Việt Nam đến nay còn đang khiếm khuyết. Các bạn có thể nói: Những ai ở Việt Nam có thể quan tâm tới lịch sử của một dân tộc nhỏ bé nằm giữa Châu Âu xa xôi? Phải chăng cuốn sách này chỉ dành cho một vài người lập dị và do đó nó thực sự vô dụng? Tôi đồng ý rằng trên thế giới mỗi ngày người ta đều xuất bản những cuốn sách mà trên thực tế hầu như chẳng ai quan tâm. Nhưng đây không phải trường hợp cuốn sách mà các bạn đang cầm trên tay! Tôi tự tin rằng, trong đó độc giả sẽ tìm thấy nhiều điều hơn là đủ.
 
Quan hệ Việt Nam và Cộng hòa Séc đã đi xa ngoài định nghĩa bình thường mối bang giao giữa hai 
quốc gia. Đối với những người Việt Nam từng nghiên cứu, học tập, làm việc hay chỉ đơn giản là sốngmột thời gian dài trên đất nước chúng tôi trong thời gian khoảng sáu mươi năm qua, theo một số ước tính  hàng trăm ngàn! Đất nước, mà trong thời gian đó đã thay tên đổi họ nhiều lần và trải qua nhiều biến động lớn lao trong xã hội, với hàng ngàn người Việt đã trở thành quê hương thứ hai của mình
hiểu cả theo nghĩa bóng và nghĩa đen. Tại Cộng hòa Séc hiện có khoảng sáu mươi nghìn người quốc 
tịch Việt Nam đang sinh sống và vẫn là nước duy nhất trên thế giới chính thức thừa nhận quy chế dân tộc thiểu số dành cho họ.
 
Vào thời điểm chúng ta đang kỷ niệm 65 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước, việc cuối 
cùng đã xuất bản được ấn phẩm đi kèm,  đó độc giả có thể cập nhật những dữ liệu cơ bản và các sự kiện phong phú từ lịch sử Séc dưới hình thức rất dễ đọc từ ngòi bút của nhà sử học nổi tiếng, giáo sư prof. Petra Čornej. Tôi cho rằng đó là ý tưởng rất tuyệt vời của dịch giả và đồng tác giả cuốn sách, 
ông Đỗ Ngọc Việt Dũng bí danh Honza, khi đã bổ sung cho việc nghiên cứu một loạt các thông tin 
khác về lịch sử, địa lý, văn hóa hay chính trị nước Cộng hòa Séc. Nhờ đó cuốn sách mang tính chất tài liệu thông tin cơ bản về đất nước của chúng tôi và chắc chắn sẽ là một cẩm nang quý giá cho bất cứ ai trên quê hương thứ hai của mình muốn được cung cấp thông tin mới, hoặc chí ít là hồi tưởng. Và 
cho những bạn đọc chưa từng ghé thăm Cộng hòa Séc, không trực tiếp là một phần "chương Séc" đặc sắc của lịch sử Việt Nam, nó có thể giúp để hiểu tại sao những lời đầu tiên trong bài quốc ca Séc – 
Đâu nước non nhà? - có ý nghĩa sâu xa đối với một bộ phận không nhỏ người Việt Nam như vậy.
 

Hà Nội, ngày 22 tháng 9 năm 2015