Pozdrav

Tady jsi doma, jen tady a nikde jinde je to tvá země, tobě patří a ty patříš k ní, jenom k ní.

Thứ Tư, 29 tháng 10, 2014

Sinh hoạt CLB tháng 10.2014

CLB Văn học-nghệ thuật Bohemia
chào mừng ngày quốc khánh CH Séc 28.10.1918-2014 và giới thiệu 
"Tuyển tập thơ Séc & Slovakia" của tác giả Do.honza:

từ 18h30 ngày 31.10.2014 
tại tầng 1, Nhà hàng bia Séc - Bohemia, 9 Hoàng Cầu
Trân trọng kính mời


Thứ Sáu, 24 tháng 10, 2014

Biết zậy mà không phải zậy!

Cặp vợ chồng lấy nhau được 30 năm, suốt 30 năm ấy, họ luôn luôn tắt đèn khi "yêu" nhau. Người chồng xấu hổ và sợ rằng anh ta không làm vợ hài lòng được, do vậy anh ta luôn dùng một toy cỡ to... Suốt những năm ấy, chị vợ không hề nghi ngờ gì. Một ngày, chị ta quyết định bật đèn lên và nhìn thấy ông chồng đang dùng dildo. Chị ta nói: "Em biết rồi nhé, đồ khốn, hãy giải thích cái của khỉ này!" Anh chồng bảo: "Vậy, em hãy giải thích về bọn trẻ đi!" 
Dịch trên mạng. 
Bài học câu chuyện là...

Tuyển tập thơ Séc & Slovakia

Trân trọng gửi đến các bạn yêu Tiệp Khắc, yêu thơ Tiệp Khắc những dòng tin nóng hổi trong lễ ra mắt tuyển tập thơ trên tại Nhà hàng bia Séc - Bohemia, 9 Hoàng Cầu, Đống Đa ngày 22.10.2014.

Những bạn đọc ngưỡng mộ tác phẩm "3 cuộc đời, chuyện Tây-Ta của Do.honza" (archiv)





Thứ Năm, 23 tháng 10, 2014

Lần đầu tiên đến với Việt Nam

Chiều ngày 22/10, tại Hà Nội, dịch giả Đỗ Ngọc Việt Dũng (Do.honza), Chủ tịch Câu lạc bộ Văn học Nghệ thuật Bohemia đã giới thiệu tới các độc giả cuốn sách “Tuyển tập thơ Séc và Slovakia”.
Buổi ra mắt cuốn sách có sự góp mặt của Đại sứ  hai nước CH Séc và Slovakia tại Việt Nam.
Cuốn sách do NXB Hội Nhà văn in và phát hành, có độ dày 311 trang, bao gồm bản dịch hơn 150 bài thơ tiêu biểu từ tiếng Séc và Slovakia sang tiếng Việt, do gần 40 nhà thơ của hai quốc gia này sáng tác. Trong đó, có những nhà thơ tên tuổi, nhà thơ từng giành giải Nobel, những nhà thơ được độc giả Việt Nam biết đến và yêu mến từ trước, cho đến những nhà thơ khuyết danh. Nhưng có thể nói, đây là lần đầu, độc giả Việt Nam được đón nhận một tuyển dịch có hệ thống và cụ thể dòng thơ Séc và Slovakia từ cuối thế kỷ 19 đến nay. Trong cuốn sách, dịch giả còn giới thiệu khá chi tiết tới người đọc về tiểu sử của các nhà thơ, và có cả bút tích của họ.
Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo cho rằng, đây là một công trình về thơ ca của Séc, Slovakia, gợi lại những ký ức về Tiệp Khắc, cách gọi thân quen về hai quốc gia này, vốn đã in đậm rất sâu trong lòng nhiều người, đặc biệt là giai đoạn những năm 1960 – 1970 của những du học sinh người Việt đã học tại đó.
Còn nhà thơ Đỗ Quyên đánh giá, “Tuyển tập thơ Séc và Slovakia” có gần đủ các trường phái, trào lưu trong sáng tạo nghệ thuật thơ hiện đại thế giới, mặc dù hầu như các tác phẩm được dịch đều mang tính trữ tình và dịu dàng thuần cổ điển. Có một số nhà thơ của Séc và Slovakia sáng tác theo khuynh hướng siêu thực, tượng trưng nhưng vẫn được Đỗ Ngọc Việt Dũng lựa chọn và diễn dịch “trữ tình hóa” theo phong cách truyền thống, vốn là sở trường của anh.
Thể thơ trữ tình như vậy cũng phù hợp với nội dung các bài thơ, khi chủ yếu đều tập trung diễn tả về những sự việc đời thường, về tình yêu, thiên nhiên, về quan niệm nhân sinh với cảm xúc nhẹ nhàng, sâu lắng và lãng mạn. Các bài thơ còn thể hiện bản tính an hòa, giản dị của người Séc và Slovakia.
Người đọc dễ dàng nhận thấy khổ thơ lục bát quen thuộc của Việt Nam trong những bản dịch. Đỗ Ngọc Việt Dũng chia sẻ: “Để dịch được tất cả các tác phẩm thơ trong cuốn sách, tôi phải sử dụng đến một lượng từ điển khổng lồ. Ngoài ra, còn có những từ ngữ tôi sưu tầm, học được qua ngôn ngữ tiếp xúc hàng ngày của người dân Séc, Slovakia. Những tác phẩm được dịch rải rác trong nhiều năm, từ thời sinh viên khi tôi còn theo học tại Séc, Slovakia, thời đó được thân quen gọi là Tiệp Khắc. Những bài thơ được tôi chọn dịch theo thể bảy chữ, lục bát là về sau này. Có những bài được dịch gần đây nhất mới chỉ 1 năm trở lại đây”.
Trước Đỗ Ngọc Việt Dũng, ít có dịch giả nào chuyên tâm dịch thơ và giới thiệu cuộc đời, sự nghiệp của các thi sĩ Tiệp Khắc, chỉ có thể kể đến như Dương Tất Từ, Diễm Châu. Các bản dịch thơ tiếng của hai quốc gia cũng thường chỉ xuất hiện trong một số tuyển chọn về thơ thế giới. Đỗ Ngọc Việt Dũng vốn không phải một dịch giả chuyên nghiệp, thậm chí mới chỉ chính thức gia nhập làng văn học Việt Nam từ cách đây vài năm, nhưng với niềm đam mê văn học – nghệ thuật của Séc và Slovakia, yêu ngôn ngữ của hai quốc gia, cộng với nhiều năm gắn bó, học tập tại đó, anh đã lặng lẽ dịch các tác phẩm trong vòng cả chục năm. Đối với anh, Séc – Slovakia, hay còn được gọi thân quen là Tiệp Khắc cũng giống như quê hương thứ hai của mình.

Dịch giả Đỗ Ngọc Việt Dũng, còn được biết đến với tên Do.honza
Ông Martin Klepetko – Đại sứ Đặc mệnh toàn quốc của CH Séc cho biết: “Tôi rất ngạc nhiên vì ở Việt Nam, ngành dịch thuật vẫn rất phát triển, nhiều tác phẩm được dịch ra đều là tác phẩm mà độc giả Việt Nam cũng như thế giới yêu chuộng. Đây cũng là hình thức hữu hiệu để giới thiệu về những nét văn học đặc sắc của Séc và Slovakia. Tôi rất ủng hộ những người làm công việc như anh Việt Dũng, đã có công dịch các tác phẩm văn học tiếng Séc, Slovakia và đưa nền văn học của hai quốc gia tới người đọc Việt Nam gần hơn”.
Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều – Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam đồng thời khẳng định: “Cuốn sách chắc chắn sẽ gợi lại rất nhiều kỷ niệm và ký ức đối với những người đã từng gắn bó với Séc và Slovakia. Tôi chưa có cơ hội để được đặt chân đến hai mảnh đất này, nhưng qua những bộ phim, qua những tác phẩm đã được dịch ở Việt Nam, và bây giờ qua những tác phẩm thơ do Việt Dũng dịch, tôi nhận thấy thi ca là một nhịp cầu nối. Tập thơ này càng tiếp thêm nhịp cầu mà chúng ta dựng lên bởi con người của hai dân tộc, đi qua các biên giới. Dịch giả Việt Dũng đã làm cho vẻ đẹp của Séc và Slovakia qua một con đường mới, trở nên đẹp, thơ mộng và rung vang qua ngôn ngữ tiếng Việt”.
Được biết, bản dịch cuốn sách được in theo hai phiên bản, một phiên bản sách dịch ra tiếng Việt và một phiên bản sách gồm cả các tác phẩm tiếng gốc cùng bản dịch, dành riêng cho những người yêu thích ngôn ngữ cũng như văn học Séc và Slovakia.
Trước cuốn dịch “Tuyển tập thơ Séc và Slovakia, vào năm 2012, Đỗ Ngọc Việt Dũng cũng đã cho ra mắt cuốn sách đầu tay mang tên “3 cuộc đời – Chuyện Tây Ta”, là tác phẩm truyện ký do anh sáng tác./.



Nguồn tin: VOV.VN

Thứ Tư, 22 tháng 10, 2014

KỲ TÍCH SÔNG HÀN

Theo bạn, điều gì tạo ra "kỳ tích sông Hàn"?

Tại sao chưa có "kỳ tích sông Hồng"? Bài viết sưu tầm trên facebook. Đọc xong, thấy muốn khóc. Thương mình, thương cả dân tộc mình. - Trương Thành Sơn

Tổng thống Park Geun Hye (con gái của Tổng thống đầu tiên Hàn Quốc Park Chung Hy - người đặt nền móng cho Kỳ tích sông Hàn).Trong bài phát biểu tại lễ nhậm chức của mình, bà Park đã kêu gọi nhân dân cùng với chính phủ cùng nỗ lực để mở ra “một kỷ nguyên mới của hy vọng và hạnh phúc”.

Thập niên 60, Hàn Quốc là 1 trong những nước nghèo đói nhất châu Á. Năm 1968, người Hàn quyết định thay đổi giáo dục bằng cách bê nguyên sách giáo khoa của người Nhật về dịch sang tiếng Hàn và giảng dạy, ngoại trừ các môn xã hội như địa lý, lịch sử và văn học. Lúc đó cũng có nhiều người chỉ trích vì tính sĩ diện của người Hàn Quốc rất cao, lẽ nào lại không tự soạn được một bộ sách giáo khoa. Nhưng họ vẫn quyết tâm thực hiện, vì để có chương trình giáo dục đó, người Nhật đã mất cả trăm năm cải biên từ cách đào tạo của giáo dục phương Tây phù hợp với đặc trưng châu Á, bắt đầu từ thời Minh Trị Thiên Hoàng. Để rút ngắn thời gian, chẳng có cách nào ngoài việc lấy kinh nghiệm của người khác, để còn lo việc khác nữa. Vì Hàn Quốc muốn trở thành một bản sao mới của Nhật, nền kinh tế dựa trên lòng tự hào dân tộc, tính kỷ luật và đạo đức của toàn thể xã hội.

Đúng 20 năm, đến 1988, Hàn Quốc đăng cai Olympic Seoul, cả thế giới không ai tin vào mắt mình khi thấy kỳ tích bên bờ sông Hàn lại khủng khiếp như thế. Ô-tô, xe máy, dệt nhuộm, hoá chất, đóng tàu, điện tử, bánh kẹo...bên Nhật có cái gì thì bên này có cái đó, dù dân số chỉ bằng 1/3. Không ai biết trong 20 năm đó, cả dân tộc Hàn Quốc đã nắm chặt tay với quyết tâm thoát nghèo như thế nào. Trên tivi chỉ có 2 chương trình là "dạy làm người" và "dạy làm ăn", từ cái văn minh nhỏ xíu như nụ cười của một nhân viên bán hàng, đến cách quản lý chi phí của một quán cà phê, đến cách tạo dựng một nhà máy. Từ một dân tộc "xin việc", tức các doanh nghiệp nước ngoài đến đặt nhà máy tại Hàn và thuê lao động Hàn, Hàn Quốc bắt đầu khan hiếm lao động và trở thành dân tộc đi "cho việc", tức xây dựng các nhà máy ở nước ngoài và hàng triệu người Trung Quốc, Thái Lan, Philippines đứng xếp hàng xin các ông chủ Hàn Quốc cho họ việc làm. Hàn Quốc đã thành công trong việc tiếp nối Nhật Bản thành dân tộc đi cho việc người khác.

Năm 1988, pháo hoa thắp sáng 2 bờ sông Hàn, người Hàn Quốc ôm nhau và cười trong nước mắt, hơn 100 quốc gia giàu có nhất trên thế giới miễn visa cho họ, Hàn Quốc giờ đây đã bước chân vào nhóm 24 quốc gia thịnh vượng nhất loài người. Nhưng thách thức mới lại xuất hiện, vì bây giờ không phải là Nhật Bản nữa, mà là Hồng Công và Singapore, 2 cực hút nam châm của cả châu Á về tài chính, thương mại và giải trí. Phim Hồng Công tràn ngập thị trường và không có đối thủ. Người Hàn tuyển chọn ngay 2000 sinh viên ưu tú nhất, cử sang Holywood, điên cuồng học hành, từ đạo diễn, diễn viên, phục trang đạo cụ ...4 năm sau tốt nghiệp, năm 1992, những bộ phim Hàn Quốc đầu tiên ra đời như Cảm xúc, Mối tình đầu, Hoa cúc..với một thế hệ diễn viên đẹp từng milimet và hợp nhãn người châu Á. Ngành làm phim phối hợp với ngành thời trang, mỹ phẩm và hàng tiêu dùng, bắt đầu xâm nhập vào các thị trường. Đại sứ quán Hàn Quốc tại các nước có nhiệm vụ dịch thuật ra tiếng địa phương và tặng không cho các đài truyền hình, tạo ra làn sóng Hanluy nổi tiếng. Người Nhật điên cuồng, người Trung Quốc điên đảo, các nước Đông Nam Á thì chỉ biết ụ pa ơi, ụ pa hỡi. Phim Hongkong bị đá văng ra khỏi thị trường cho thuê băng đĩa.

Năm 1988, ngoài 2000 người đi Holywood để xây dựng công nghiệp điện ảnh, ngần ấy người được cử đi Milan và Paris để học về thời trang, mỹ phẩm. Các tập đoàn như xe Kia, Samsung, Hyundai còn thuê cả ê-kip thiết kế của các hãng xe Đức như Mercedes, BMW làm việc cho họ, với tham vọng xuất khẩu xe sang Mỹ và châu Âu. Muốn bán cho Tây thì bao bì nhãn mác phải có óc thẩm mỹ của Tây, chứ kiểu "tròn tròn xinh xinh" của dân châu Á, tụi Tây không thích, không bán được. Có những năm, những mẫu xe của Hyundai bán chạy nhất ở Bắc Mỹ và châu Âu. Người Mỹ bắt đầu nhìn người Hàn với ánh mắt khác, ngưỡng mộ và ngạc nhiên, thích thú.

Ngoài ra, những sinh viên giỏi toán nhất được hướng theo ngành tài chính ở các đại học lớn ở Mỹ, với tham vọng Seoul thành một London, New York. Các quỹ đầu tư ra đời, tự tìm kiếm các nhà máy mới khởi nghiệp be bé để rót tiền vào, tham gia vào quản trị. Không chỉ trích, chỉ góp sức góp trí để xây dựng. Một người Hàn giàu có là cả dân tộc Hàn giàu. Hệ thống bán lẻ Lotte phải có nghĩa vụ mang hàng hoá Hàn đi khắp nơi, ông lớn Samsung bắt đầu tuyển dụng những sinh viên giỏi nhất châu Á về cho học bổng thạc sĩ miễn phí với điều kiện tốt nghiệp xong phải mấy năm phục vụ cho họ. Họ gom trí tuệ của cả châu Á để chinh phục thị trường điện thoại thông minh và máy tính bảng, cạnh tranh đối đầu với Apple, đối đầu với cả một tập thể trí tuệ thung lũng Silicone, cứ như Airbus của châu Âu cạnh tranh với Boeing vậy.
Người Hàn Quốc, dù dân thường hay sếp lớn, tất tần tật mọi thứ họ dùng phải Made in Korea, dù lúc sản phẩm kém cỏi còn xấu xí và đầy lỗi của thập niên bảy mươi hay hiện đại tinh xảo như bây giờ. Nếu người tiêu dùng không ủng hộ sản phẩm nhem nhuốc của thời khởi nghiệp, thì doanh nghiệp còn tồn tại đâu mà có sản phẩm tinh xảo sau này?

Tony nhớ lần đi Hàn đầu tiên, mùa thu năm 2005, bà chị ở VN cẩn thận ghi tên mấy nhãn hiệu mỹ phẩm ưa thích của chị ấy cho mình mua giùm. Ở cửa hàng mỹ phẩm, cô bán hàng mặc bộ váy veston đen, chạy như bay lấy hết sản phẩm này đến sản phẩm khác cho Tony xem, đều là của Hàn cả. Do tiếng Anh không nói tốt nên cô cứ giải thích bằng tiếng Hàn đến lúc giọng khàn đặc. Đến lúc Tony lấy tay chỉ hộp phấn Lancom, thì cô thất vọng oà khóc. Cô khóc vì cô đã không thành công khi tình yêu nước của cô không thuyết phục được khách hàng. Tony nhìn cô ấy sững sờ, lẽ nào chỉ là 1 cô gái bán hàng bình thường mà có lòng yêu đất nước mãnh liệt thế sao? Tony thôi bèn mua mấy hộp mỹ phẩm của Hàn, dù chẳng biết có tốt không, vì kính phục quá. Lúc Tony bước ra khỏi cửa hàng, ngoái lại vẫn thấy cổ gập đầu cung kính.
Ngoài phố, gió bắt đầu lạnh, từng tốp học sinh chạy tập thể dục rầm rập trên vỉa hè, những chiếc áo khoác thêu cờ quốc gia ở sau lưng. Và Tony biết, sau lưng của mỗi công dân luôn là tổ quốc.
 

Tao bình thường mà!


Thứ Hai, 20 tháng 10, 2014

Ai là tác giả ca khúc ‘Nỗi lòng người đi'?

Tác giả Khúc Ngọc Chân trong trường quay Giai điệu tự hào

Tác giả Khúc Ngọc Chân trong trường quay Giai điệu tự hào
Ca khúc Nỗi lòng người đi - của nhạc sĩ hải ngoại Anh Bằng sẽ lên sóng VTV1 trong chương trình Giai điệu tự hào mang chủ đề Người Hà Nội lúc 20h ngày 24/10 tới. Tuy nhiên, cách đây 2 năm có một người đứng ra nhận mình là tác giả bài hát này. Ông là Khúc Ngọc Chân - nguyên nhạc công cello Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam.
Theo nhà phê bình âm nhạc Nguyễn Thụy Kha - người công bố những nghi vấn tác giả của Nỗi lòng người đi thì "bài hát vốn được mang tên thật là Tôi xa Hà Nội với vài lời ca khác Nỗi lòng người đi". Thethaovanhoa.vn đã cùng nhạc sĩ Nguyễn Thụy Kha gặp Khúc Ngọc Chân tìm hiểu rõ hơn về sự thật này.
Tại sao đến tận bận bây giờ ông mới nhận Nỗi lòng người đi là của mình. Ông có bằng chứng gì thuyết phục rằng đó chính thức là ca khúc của mình không? Ông đã sáng tác ca khúc đó trong hoàn cảnh nào và liệu ông có còn nhạc bản ngày xưa hay không?
Bản nhạc ngày xưa sao mà giữ được.
Ca khúc của tôi sáng tác hồi đó chính ra chỉ có 2 người biết với nhau là tôi và cô người yêu thôi. Tôi sinh năm 1936 tại phố Tô Tịch, Hà Nội. Năm 1954 tôi tròn 18 tuổi, cuộc kháng chiến chống Pháp của chúng ta sắp vào hồi kết. Bởi vậy, tôi cũng như các thanh niên Hà Nội nơm nớp sợ bị bắt lính, tống ra các chiến trường và gia đình xin tôi làm sửa chữa máy vô tuyến điện trong thành Hà Nội. Vốn yêu âm nhạc, tôi tìm đến học đàn với thầy Wiliam Chấn ở gần Hồ Tây và quen một thiếu nữ Hà Nội tên là Nguyễn Thu Hằng, kém 2 tuổi. Chúng tôi đã có những ngày đầu yêu thương bên bờ Hồ Gươm thơ mộng. 
Tuy nhiên, vài tháng sau, gia đình người yêu bất ngờ xuống Hải Phòng chờ di cư vào Nam. Lúc đó, tôi tìm xuống Hải Phòng tiễn người yêu. Với cây đàn guitar luôn mang theo bên mình, tôi đã viết Tôi xa Hà Nội tại khách sạn Cầu Đất – Hải Phòng diễn tả những ngày tháng xa Hà Nội, ước hẹn cùng nhau, mong người yêu hãy gắng chờ đợi, tôi sẽ tìm nàng ở Sài Gòn, bởi lúc đó nàng mới 16 tuổi, chúng tôi chưa thể cưới nhau được.
Toàn bộ ca khúc Tôi xa Hà Nội như sau:

Tôi xa Hà Nội năm lên mười tám khi vừa biết yêu
Bao nhiêu mộng đẹp yêu đương thành khói bay theo mây chiều
Hà Nội ơi! Nào biết ra sao bây giờ
Ai đứng trông ai bên hồ
Khua nước chơi như ngày xưa

Tôi xa Hà Nội năm em mười sáu xuân tròn đắm say
Đôi tay ngọc ngà dương gian tình ái em đong thật đầy
Bạn lòng ơi, thuở ấy tôi mang cây đàn
Quen sống ca vui bên nàng
Nàng khóc tơ duyên lìa xa…

Giờ đây biết ngày nào gặp nhau
Biết tìm về nơi đâu ân ái trao nàng mấy câu
Thăng Long ơi! Năm tháng vẫn trôi giữa dòng đời
Ngậm đắng nuốt cay nhiều rồi
Hồ Gươm xưa vẫn chưa phai mờ

Hôm nay Sài Gòn bao nhiêu tà áo khoe màu phố vui
Nhưng riêng một người tâm tư sầu não đi trong bùi ngùi
Sài Gòn ơi! Mộng với tay cao hơn trời
Ai nhắn thay tôi đôi lời, chỉ ước mơ mong đẹp đôi

Ngay sau khi viết xong Tôi xa Hà Nội, tôi tập cho người yêu hát thuộc lòng. Khi ấy đã là cuối tháng 11/1954. Sau ngày tiễn người yêu xuống tàu há mồm di cư vào Nam tôi trở về Hà Nội. Năm 1956, tôi vào trường nhạc (Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam hiện nay) học đàn cello, rồi tốt nghiệp và công tác tại Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam. Còn nàng, vào Sài Gòn mưu sinh và đầu quân cho một quán bar. Và ca khúc của tôi thường được người yêu hát trong những đêm thương nhớ. Những năm 1960, vì gia đình thúc ép, tôi buộc lòng phải lấy vợ nhưng không đăng ký kết hôn (và chỉ đăng ký khi đã 74 tuổi).
Ngày đất nước thống nhất, khi cùng Dàn nhạc Giao hưởng vào biểu diễn ở Sài Gòn vừa giải phóng, tôi đi tìm người yêu qua họ hàng thân thiết thì biết tin người yêu vò võ đợi chờ ngày gặp lại đã mất vì mắc bệnh hiểm nghèo khi mới vào tuổi 30. Tuy nhiên, khi vào đây tôi mới thấy bài hát chính thức của tôi được đổi tên thành Nỗi lòng người đi nhạc Anh Bằng, đề là phổ thơ Nguyễn Bính...
 Nhạc bản Tôi xa Hà Nội do Khúc Ngọc Chân cung cấp
Sau này rồi có ai biết có bài nào nhác nhác như thế của ông Nguyễn Bính không?
Không có. Gia đình Nguyễn Bính ở Nam Định cũng không còn ai, con cháu đi hết rồi. Tất cả các tuyển tập thơ Nguyễn Bính không có bài nào như thế.
May cho tôi là khi kể chuyện này với nhạc sĩ Nguyễn Thụy Kha và một số người bạn, có người lên mạng đã copy được bản nhạc Anh Bằng sáng tác đề rằng Nỗi lòng người đi, nhạc Anh Bằng, thơ Nguyễn Bính. Tuy nhiên, sau bài viết đầu tiên của Nguyễn Thụy Kha được đưa lên mạng thì đến ngay cả Thụy Kha đi tìm bản đề thơ Nguyễn Bính cũng không có nữa mà chỉ đề là tác giả Anh Bằng thôi, bỏ phần thơ đi. Nếu mà sự thực phổ thơ Nguyễn Bính thì vẫn để nguyên chứ. Giả dụ là thơ của Nguyễn Bính thật thì không sao, không thì tôi phải là Nguyễn Bính chứ không phải Anh Bằng, bởi Anh Bằng chỉ phổ nhạc thôi mà.
Ông nói rằng Nỗi lòng người đi không phải của Anh Bằng, vậy chỉ cần ông đưa ra bằng chứng xác đáng đó là của ông và nếu thực sự là của ông thì dù cho nhiều người chưa biết thì sẽ biết đến ca khúc này là của ông?
Người yêu của tôi đã mất, do vậy tôi không tranh chấp quyền tác giả. Tôi chỉ muốn nói về một số phận khác khi ca khúc được một nhạc sĩ nhận thức và xử lý và đã thành một ca khúc hay, đó là điều may mắn. Khi xưa, lúc tôi biết Anh Bằng phổ nhạc, tôi cũng không dám nói ra, bởi Tôi xa Hà Nội với những ca từ rất thực diễn tả nỗi phấp phỏng trong lòng Hà Nội tạm bị chiếm của tôi lại trở thành một vệt đen thì sao?
Bây giờ, tôi mong muốn Tôi xa Hà Nội của tôi trở về đúng lời, đúng giai điệu đẹp, đúng nội dung tâm tình của tôi bởi phải Người Hà Nội với nếp sống Hà Nội, địa dư Hà Nội, gốc tích Hà Nội mới hiểu được câu Ai đứng trông ai bên hồ/Khua nước chơi như ngày xưa. Anh Bằng sửa chữ chơi thành trong là sai, vì nước hồ Gươm hay còn gọi Lục Thủy không có khái niệm “trong” mà là nước “xanh” hẳn hoi. Còn ngồi khua nước bao giờ, ở chỗ nào? Hỏi nhiều người bây giờ khó mà tìm thấy. Xin thưa, đó là đằng sau đền Ngọc Sơn, chỗ có cây si rễ sà xuống mặt nước. Chúng tôi ngồi chơi rồi, té nước vào nhau. Những từ như thế này ngay cả Nguyễn Bính cũng không có, phải là từ của tôi, người sinh ra và lớn lên ở Hà Nội.
Khi tôi viết Ngậm đắng nuốt cay nhiều rồi là viết rất thực về những ngày luồn lủi, nơm nớp sợ bắt lính, sống không yên chút nào trong lòng Hà Nội tạm bị chiếm. Hay câu Sài Gòn ơi mộng với tay cao hơn trời tôi viết để miêu tả dáng dấp của tượng nữ thần Tự Do, đồng thời cũng thể hiện mộng ước xa vời gặp lại người yêu. Còn câu cuối Tôi hái hoa tiên cho đời để ước mơ nên đẹp đôi là lời bài hát của Anh Bằng. Lời của tôi là Ai nhắn thay tôi đôi lời, chỉ ước mơ mong đẹp đôi. Tôi cũng không đồng tình với chữ tan trong câu Bao nhiêu mộng đẹp yêu đương thành khói tan theo mây chiều mà phải là bay, vì hai người vẫn hẹn ước gặp lại nhau, chứ không phải đoạn tuyệt. Tương tự: Nàng khóc tơ duyên lìa xa, chứ không phải lìa tan. Bài của Anh Bằng nhịp slow 4/4, bản của tôi lả lướt hơn theo nhịp 3/8, bởi tôi viết nhịp đó theo luật của lời thơ.
Khi nhận Nỗi lòng người đi hay Tôi xa Hà Nội là của mình, ông khẳng định không có ý tranh chấp tác quyền. Vậy ông mong muốn điều gì?
Đúng vậy. Tôi đã không công bố Tôi xa Hà Nội cũng như các bản tình ca khác của mình vì thời đó ở Hà Nội, những bài hát kiểu này được coi là không phù hợp. Với tôi bây giờ, tên ai không thành vấn đề, vì giai điệu của tôi được hát chỗ này chỗ kia là thích rồi. Bài này của tôi bình thường, tôi còn nhiều bài hay hơn, tiếc là chưa bài nào được vang lên!
Xin cảm ơn ông!
Hiện nay BTC chương trình Giai điệu tự hào cũng đang bàn bạc để quyết định xem đề tên tác giả và tên ca khúc như thế nào khi chương trình lên sóng.
Hương Thương (Theo Thể Thao Văn Hóa)

Thứ Sáu, 17 tháng 10, 2014

Không tiểu nhưng nhược

Nhiều tranh cãi xử dụng câu “nước mình nó thế” và “nước ta nhược tiểu” để bào chữa và chấp nhận cái thực trạng tồi tệ. Thử phân tích xem Việt Nam có thật sự nhược tiểu hay không?
1. Dân số: 
Việt Nam hiện nay có dân số ước tính khoảng hơn 93 triệu người, đứng hàng thứ 13/243 quốc gia và lãnh thổ trên thế giới. Dân số là một trong những đơn vị chính được dùng để đánh giá độ lớn và nhỏ của một quốc gia.
Việt Nam đứng hàng thứ 13 có dân số đông nhất thế giới. Bởi vậy, xét về mặt dân số, Việt Nam tuyệt đốikhông phải “tiểu”.
2. Diện tích: 
Việt Nam có tổng diện tích đất liền khoảng 331,210 km2, đứng hàng thứ 61/189 quốc gia trên thế giới. Diện tích quốc gia cũng là một trong những đơn vị chính dùng để đánh giá độ lớn của quốc gia. Ở vị trí thứ 61, Việt Nam thuộc nhóm 1/3 quốc gia có diện tích lớn nhất thế giới. Bởi vậy, xét về mặt diện tích, Việt Nam tuyệt đối không phải là “tiểu”.

3. Duyên Hải: 
Việt Nam là một quốc gia có địa thế rất đặc biệt; vừa tiếp diện biển ở phía Đông, vừa dựa vào rừng cây và cao nguyên ở phía Tây. Việt Nam đứng hàng thứ33/154 quốc gia có bề dài duyên hải dài nhất thế giới với chiều dài duyên hải 3,444 cây số. Nên biết rằng, có 47 quốc gia trên thế giới hoàn toàn nằm trong lục địa (không tiếp diện với biển) và 35 quốc gia có chiều dài duyên hải chưa đến 100 cây số. Bởi vậy, xét về mặt bề dài duyên hải, Việt Nam tuyệt đối không phải là “tiểu”.
4. Rừng cây: 
Việt Nam có tổng số diện tích rừng đứng hàng45/192 quốc gia và lãnh thổ trên thế giới với tổng diện tích rừng là 123,000 cây số vuông. Rừng Việt Nam được xếp loại rừng có hệ sinh thái đa dạng và đặc biệt. Mặc dù rừng cây ở Việt Nam bị khai thác một cách bừa bãi, nó vẫn nằm ở vị trí 1/3 các quốc gia đứng đầu về diện tích rừng. Bời vậy, xét về mặt diện tích rừng cây, Việt Nam tuyệt đối không phải là “tiểu”.
5. Đất canh tác:
Việt Nam có tổng số đất canh tác là 30,000 cây số vuông, đứng hàng 32/236 quốc gia và lãnh thổ trên thế giới. Tổng số lượng lúa được Việt Nam canh tác đứng hàng thứ 5 trên thế giới trong số 20 quốc gia canh tác lúa gạo. Xét về mặt đất canh tác (và đặc biệt canh tác lúa gạo), Việt Nam tuyệt đối không phải là “tiểu”.
6. Thu nhập quốc gia:
Việt Nam đứng hạng 57/193 quốc gia và lãnh thổ tính theo thu nhập trọn quốc gia. Điều này có nghĩa Việt Nam đứng trong nhóm 1/3 quốc gia đầu bảng có tổng thu nhập theo quốc gia cao nhất. Bởi vậy, xét về tổng thu nhập, Việt Nam không thể là “tiểu” được.
———————-
Thế nhưng, Việt Nam không “tiểu” với đơn vị kích thước, dân số, đất đai, biển đảo, rừng cây….v..v… và tại sao lại nhược?

a. Giáo dục:
Theo chỉ số Human Development, Việt Nam đứng hàng 121/187, có nghĩa là dưới trung bình. Không có một trường đại học nào của Việt Nam được lọt vào danh sách trường đại học có danh tiếng và có chất lượng.
b. Bằng sáng chế:
Theo International Property Rights Index [8], Việt Nam đứng hàng 108/130 tính theo giá trị trí tuệ, có nghĩa là gần đội sổ.
c. Ô nhiễm:
Theo chỉ số ô nhiễm, Việt Nam đứng ở vị trí 102/124,gần đội sổ danh sách.

d. Thu nhập đầu người:
Tuy thu nhập quốc gia của Việt Nam đứng hàng57/193, Việt Nam lại đứng hàng 123/182 quốc gia tính theo thu nhập bình quân đầu người. Có nghĩa là Việt Nam đứng trong nhóm 1/3 quốc gia cuối bảngcó thu nhập đầu người thấp nhất. Đây là một trong những chỉ số đánh giá độ… nhược.
e. Tham nhũng:
Theo chỉ số tham nhũng mới nhất của tổ chức Transparency International, Việt Nam đứng hàng116/177 có nghĩa là thuộc 1/4 quốc gia cuối bảng.
f. Tự do ngôn luận:
Theo chỉ số tự do ngôn luận (freedom of press), Việt Nam đứng vị trí 174/180, chỉ hơn Trung Quốc, Bắc Hàn, Syria, Somalia, Turkmenistan và Eritrea, có nghĩa là nằm trong nhóm 1/20 thấp nhất thế giới.
g. Phát triển xã hội:
Theo chỉ số phát triển xã hội, Việt Nam không có trong bảng vì không đủ số liệu để thống kê. Trong khi đó, theo chỉ số “Quality of Life”, Việt Nam có điểm là 22.58, đứng hàng 72/76, có nghĩa là gần chót bảng.
h. Y tế:
Theo chỉ số y tế, sức khoẻ, Việt Nam đứng hàng 160 trên 190 quốc gia, có nghĩa Việt Nam đứng trong nhóm quốc gia có tổ chức y tế tệ nhất.
————————–
Ở trên, những chỉ số chỉ minh hoạ một cách khoa học một phần bức tranh Việt Nam. Cái “nhược” biểu hiện khắp nơi và đi từ chính sách, từ sự yếu kém, bất lực và ung rữa của chế độ. Cái nhược biểu hiện ở sự suy đồi trong xã hội, tính lưu manh và thản nhiên của con người.
Cái “nhược” không những ở khía cạnh vật chất mà còn ăn sâu ở khía cạnh tinh thần và đang đi đến chỗ bế tắc cùng cực. Nước Việt Nam, con người Việt Nam chưa bị mất do ngoại xâm mà mất do họ đánh mất chính họ.
Hoàng Ngọc Diêu

Bây giờ

Bây giờ, các em gái thì khoe ảnh lộ khe ngực sâu hoắm, các em zai thì up ảnh khoe xe. Nhưng nào ai biết được khe "hịn" hay ép mãi 2 quả cam mới ra được, xe thật hay xe đi mượn.
Thời buổi này, chưa cưới thì cũng ở với nhau như vợ chồng, cưới rồi thì nằm chia giường như chưa đưa nhau ra phường đăng ký.
Vật nuôi thì cũng áo quần mũ mão như người, còn người thì nude không khác gì con vật.
Con trẻ thì già đời triết lý như ông cụ, trong khi người lớn cả, thì lại suy nghĩ ấu trĩ như trẻ con.
Gái thì nam tính hùng hổ không khác gì đàn ông, còn zai lại ẻo lả không khác gì phụ nữ.
Thằng ko có của thì tiêu tiền như rác, tỏ ra ko khác gì đại gia, còn kẻ giàu thật thì giả nghèo giả khổ.
Bồ thì cứ như chồng, công khai thể hiện tình iu khắp nơi khắp chốn, còn chồng thì cứ như bồ, thậm thụt hoạt động bí mật như tình báo năm xưa.
Đứa có hình xăm thì y như rằng không chịu được nóng, người dùng iPhone thì quần ko có túi, kẻ đeo đồng hồ thường vỗ đùi, còn thằng bọc răng vàng thì nhếch mép lại là một thói quen.
Có anh phán trên mạng là bây giờ, trong sổ tiết kiệm ko có đủ 1 tỉ, thì ko được coi là tiết kiệm, chỉ được coi là số dư thôi. Cúi mặt ngẫm lại mình, hoá ra, mình xưa nay trong tài khoản chỉ có tiền lệ phí, có lúc đến lệ phí còn chả đủ.
Lâu dần, chợt hiểu ra, thời gian của kẻ đeo đồng hồ 500k, với kẻ đeo đồng hồ 10 triệu cũng đều như nhau.
Uống chai rượu 50k, với chai tiền triệu đến lúc say cũng đều ôm em Huệ cả.
Ở nhà 30m2, hay nhà 300m2, thì nỗi cô đơn cũng chỉ có cùng tên gọi.
Rồi một ngày sẽ hiểu ra, hạnh phúc tại tâm, mới chính là thứ mà bao nhiêu của cải vật chất cũng không thể tạo ra được.
Hút bao thuốc 20k, hay đặc sản của Lahabana, thì rồi cũng đều mắc lao phổi. Ngồi ghế thương gia, hay ghế siêu tiết kiệm mà bay qua Ucraina, thì cũng đều không còn đường mà quay về.
Hiểu được ra những điều này, biết hài lòng với cuộc sống, thì sẽ yên bình cả thôi. Quan trọng nhất là bạn sống với ai, ai sẽ "dù cho mưa anh xin đưa em đi đến cuối cuộc đời..." mới là điều quý giá nhất.
Đời vốn nhiều chông gai, hãy luôn biết cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy, cho ta thêm ngày mới để yêu thương.

Thứ Năm, 16 tháng 10, 2014

Ý đẹp, lời hay

1. "Đừng bao giờ đùa giỡn với cảm xúc của người khác, bởi vì
bạn có thể giành chiến thắng, nhưng hậu quả là bạn chắc chắn sẽ
mất đi người đó trong suốt cuộc đời của bạn.” - (Shakespeare).

2. "Thế giới phải chìm đắm trong đau khổ không phải vì tội ác của
những kẻ xấu, mà là vì sự im lặng của những người tốt". -
(Napoleon).

3. "Tôi rất biết ơn tất cả những người đã nói KHÔNG với tôi. 
Nhờ vậy mà tôi biết cách tự mình giải quyết sự việc." 
- (Einstein).

4. "Nếu tình bạn là điểm yếu lớn nhất của bạn, thì bạn chính là người
mạnh mẽ nhất trên thế giới." 
- (Abraham Lincoln).

5. "Một người tươi cười không có nghĩa là họ không có nỗi buồn.
Điều đó có nghĩa là họ có khả năng đối phó với nỗi buồn đó.” 
(Shakespeare).

6. "Cơ hội giống như bình minh, nếu bạn chờ đợi quá lâu, bạn có thể bỏ lỡ nó". 
- (William Arthur).

7. "Khi bạn ở ngoài sáng, tất cả mọi thứ đều theo bạn, nhưng khi bạn
bước vào bóng tối, ngay cả cái bóng của bạn cũng không đi theo bạn nữa." 
- (Hitler).

8. “Đồng tiền luôn phát ra âm thanh. Nhưng tờ tiền thì luôn im lặng.
Vì vậy, khi giá trị của bạn tăng lên, thì hãy luôn luôn giữ yên lặng.” 
- (Shakespeare).

Thứ Ba, 14 tháng 10, 2014

VUT TK72 Brno và Nguyễn Toàn Thắng


Dân Tiệp VUT 1972-1978 Brno đón bạn Nguyễn Toàn Thắng SGN trong một tiệc bia tươi Séc + ẩm thực Séc tại nhà hàng bia Séc-Bohemia, 9 Hoàng Cầu. NHững bạn đến sau chịu thiệt thòi không có ảnh rồi. Ai có ảnh xin đề nghị post thêm lên.
Theo yêu cầu ảnh đã được bổ sung:

Thứ Hai, 13 tháng 10, 2014

Trần Trụi

Tác giả: Trần Tiến


http://www.youtube.com/watch?v=FLn0wEEES_M

Tôi đã thấy bạn tôi đi buôn trên đường phố Nga, bạn tôi lang thang trên đường phố Mỹ. Bạn bè lừa nhau ngay trên quê hương. Cũng chính vì ... ... ... ....
Anh có đau không ?
Tôi đã thấy người mẹ năm xưa chào đón quân đị Mẹ mang mo cơm nuôi từng chiến sĩ. Bà mẹ nào giờ đây lang thang xin ăn bên những toa tầụ
Anh có đau không anh, Chị có đau lòng không ? Đừng hát, xin đừng mãi ngợi ca, những lời hát nhàm chán ru quê hương ta vinh quang thăng hoa trong bao niềm kiêu hãnh, mà quên đi áo cơm và hoa hồng.
Không, những người lính nằm xuống, không hề mong nhìn thấy quê hương hôm nay, đôi tay ăn xin cào xé tim tạ Không, xin đừng nói giả trá. Đâu rồi những bàn tay năm xưa gian lao, nay ta bên nhau xây lại đời sống, vì tự do áo cơm và hoa hồng.

Tôi đã thấy bạn tôi lao công trên đường phố Nga, bạn tôi xây bao công trình cho Mỹ. Người Việt tài năng lang thang nơi đâủ Xa dấu quê nhà .....
Anh có đau không ?
Tôi đã thấy người Việt năm xưa con rồng cháu tiên. Thật thà yêu thương nhau xây dựng nước. Người Việt nào giờ đây lo toan riêng tự Khôn quá hoá hèn.
Anh có đau không anh. Chị có đau lòng không ? Đừng hát, xin đừng mãi ngợi ca, những lời hát nhàm chán ru quê hương ta vinh quang thăng hoa trong bao niềm kiêu hãnh mà quên đi áo cơm và hoa hồng.
Không, những người lính nằm xuống không hề mong nhìn thấy quê hương hôm nay, đôi tay ăn xin cào xé tim tạ Không, xin đừng nói giả trá. Đâu rồi những bàn tay năm xưa gian lao, nay ta bên nhau xây lại đời sống vì tự do , áo cơm và hoa hồng.
Không những người lính nằm xuống, vẫn chờ mong nhìn thấy Quê hương hôm nay, sau bao gian lao, no ấm yên lành.

Hãy quay lại nhìn lại chính mình ...
Hãy quay lại nhìn rõ chính mình ...
Hãy quay lại nhìn về quê hương hôm nay
Anh có đau không ?.

Thứ Bảy, 11 tháng 10, 2014

Cách luộc dạ dày, tai, lòng lợn trắng giòn, dễ thái rất đơn giản.

Bà nội trợ chỉ cần tuân thủ các bước làm sau:

Cách luộc lòng lợn 

Trước hết bạn phải chọn mua được lòng lợn ngon: lòng non, dày, không chảy nước vàng (dấu hiệu lòng bị đắng). Sau khi rửa và ken bớt bột, vớt lòng ra rổ để ráo nước.
Bước tiếp theo, đun một nồi nước sôi già rồi thả lòng lợn vào. Đợi khi nước sôi trở lại, lòng chín tới thì vớt ra thả vào bát nước sôi để nguội có vắt vài giọt chanh. 
Sau vài phút ngâm trong nước nguội, vớt lòng ra để ráo nước và có thể sử dụng.
Một vài mẹo nhỏ sẽ giúp bạn luộc luộc dạ dày, tai, lòng lợn trắng giòn.

Cách luộc tai lợn

Muốn tai lợn sau khi luộc có màu trắng, giòn, dễ thái, bạn chỉ cần tuân thủ nguyên tắc sau đây:
Sau khi làm sạch tai bằng chanh hoặc giấm thì ngâm ngay vào nước lạnh để tai không bị thâm.
Cho tai lợn vào nồi nước lạnh có vắt vào một chút chanh và luộc chín tới.
Sau khi vớt tai lợn ra, bạn để tai lợn vào ngăn mát tủ lạnh khoảng 30 phút cho săn lại. Thái tai lợn bằng dao mỏng, sắc.

Cách luộc dạ dày lợn

Làm sạch dạ dày bằng muối hoặc gừng. 
Cho dạ dày vào nồi và đổ ngập nước, cho một thìa muối, một củ gừng đập dập, một thìa dấm, một ít rượu. 
Luộc khoảng 20 phút, mở vung lấy đũa xiên thử vào miếng dạ dày thấy mềm là được. 
Vớt dạ dày ra ngâm ngay vào bát nước lạnh (cho ít đá và vắt vài giọt chanh) để dạ dày giòn, ngon.

Thứ Sáu, 10 tháng 10, 2014

15 câu nói thật được đưa vào Wikipedia

Tôi không hiểu sao, ở đất nước này nói dối cũng bị vả mà nói thật cũng bị vả.
Thời gian gần đây, các vị lãnh đạo đã biết nói thật, thật tận đáy lòng. Có những sự thật được thốt ra đau đớn và có những sự thật do mả phát bộc lộ một cách hồn nhiên.
Dù là gì vẫn nên biểu dương mới phải.
Không có các vị nói thật ra thì ai dám nói.
Xin cảm kích mà trích lại những lời nói thật ấy:
1. “Trước đây chỉ một con sâu làm rầu nồi canh, nay thì nhiều con sâu lắm. Nghe mà thấy xấu hổ, không nhẽ cứ để hoài như vậy. Mai kia người ta nói một bầy sâu, tất cả là sâu hết thì đâu có được. Một con sâu đã nguy hiểm rồi, một bầy sâu là chết cái đất nước này”. (Trương Tấn Sang, Chủ tịch Nước CHXHCN Việt Nam).
2. “Giờ về nhà, đi ra ngoài thấy cái gì cũng phải tiền, không tiền là không trôi. Tham nhũng lớn cũng có, tham nhũng nhỏ cũng nhiều như gãi ghẻ, rất khó chịu. Chỗ nào cũng thấy phải có tiền”. (Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư Đảng CS Việt Nam).
3. “Có quyền lực trong tay thì có tham nhũng”. “Đường Tăng khi xưa đi lấy kinh sang đất Phật cũng phài hối lộ mới lấy được kinh. Cho nên chúng ta phải xem xét bình tĩnh , tình táo, sáng suốt . Phải có cái nhìn khoa học, biện chứng về tham nhũng”. (Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư Đảng CS Việt Nam).
4. “Phải bình tĩnh tĩnh táo, rất khôn ngoan, có con mắt chiến lược. Bác Hồ dạy rồi, cha ông ta dạy rồi, đánh con chuột đừng để vỡ bình, làm sao diệt được chuột mà bảo vệ được bình hoa. Tức là phải giữ cho được cái ổn định”. (Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư Đảng CS Việt Nam).
5. “Bây giờ người ta ăn của dân không từ một cái gì, từ tiền thương binh liệt sĩ, đến tiền của trẻ em vùng cao, tiền dành cho người nghèo…, ăn hết”. (Nguyễn Thị Doan, Phó CT Nước CHXHCN Việt Nam).
6. “Ăn uống ở nhà hàng này, nhà hàng nọ, tiền ấy chẳng phải từ tham nhũng thì từ đâu mà ra? 'Không tham nhũng lấy đâu tiền mà chạy chức vụ này chức vụ kia…”. (Nguyễn Sinh Hùng Chủ tịch Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam).
7. “Quốc hội tức là dân, dân quyết sai thì dân chịu chứ kỷ luật ai!” (Nguyễn Sinh Hùng Chủ tịch Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam).
8. “Nhận của lái xe, nhận của người tham gia giao thông dăm ba chục, một vài trăm ngàn mà đó là tham nhũng thì theo tôi ý đó là không thỏa đáng”. (Thiếu tướng Nguyễn Văn Tuyên, Cục trưởng CSGT đường bộ - đường sắt)
9. “Tai nạn xảy ra là điều không ai mong muốn, song đừng đề cập đến trách nhiệm thuộc về ai, ngành nào, mà trách nhiệm thuộc về toàn dân”. (Nguyễn Đạt Tường, Tổng GĐ Công ty đường sắt Việt Nam)
10. “Qua báo cáo thì tôi thấy tình hình tham nhũng tương đối ổn định, thể hiện qua con số báo cáo tăng giảm không đáng kể”. (Đỗ Văn Đương, Ủy viên Thường trực UB Tư pháp Quốc hội)
11. “Gần đây tôi lên mạng xem báo chí vẫn hướng dư luận vào cái khác, nêu lên thế nào là mũ giả, mũ dỏm. Có lẽ chúng ta nói luôn mấy phóng viên đó là thế nào đó, thiểu năng gì đó, kém gì đó không hiểu thế nào là mũ giả, mũ dỏm mà cứ phải đưa ra bằng lời lẽ, bằng giải thích từ ngữ”. (Đinh Mạnh Toàn - Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội, Bộ Công an)
12. “Sẽ không có bao che, mà công khai, minh bạch nguyên nhân. Trách nhiệm của ai sẽ xử lý người đó. Lỗi của vắc xin thì xử vắc xin; lỗi do người tiêm, xử người tiêm; lỗi do kỹ thuật xử lý kỹ thuật”. (Nguyễn Thị Kim Tiến Bộ trưởng Bộ Y tế)
13. “Có thể chất vấn, nói về bất cứ vấn đề gì, trừ tham nhũng ra, bởi việc đó chẳng khác nào vạch áo cho người xem lưng”. “Mỗi lần ra họp Quốc hội, lãnh đạo địa phương căn dặn rất kỹ lưỡng, muốn phát biểu gì cũng được trừ phát biểu về tham nhũng, vì nếu phát biểu, khi còn cơ chế xin - cho, mình xin... ai cho... Thế là tiếng nói chống tham nhũng có nguy cơ bị triệt tiêu ngay trên diễn đàn Quốc hội”. (Lê Như Tiến, Đại biểu Quốc hội)
14. “Việc giá gas tăng 70.000 - 80.000 đồng/bình gây ra nhiều bức xúc với người dân. Với giá gas cao như thế này thì người tiêu dùng có thể lựa chọn mặt hàng thay thế như củi…” (Nguyễn Xuân Chiến, Vụ phó Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công thương)
15. “Trong cuộc đời làm bác sỹ của tôi, số bệnh nhân chết trong khi tôi điều trị cũng phải đến… vài chục người. Chẳng qua đây là người nhà bệnh nhân không hiểu nên mới nghi ngờ”. (Đỗ Ngọc Vấn, Phó giám đốc Bệnh viện đa khoa Thanh Oai, Hà Nội)

Cho tôi xem “giấy chứng nhận làm người”

Trên đoàn tàu, cô soát vé xinh đẹp nhìn chằm chằm vào người đàn ông lớn tuổi đi làm thuê. Cô nói cộc lốc:
– Soát vé!
Người đàn ông lớn tuổi lục khắp người từ
trên xuống dưới một thôi một hồi, cuối cùng tìm thấy vé, nhưng cứ cầm trong tay không muốn chìa ra.
Cô soát vé liếc nhìn vào tay anh, cười trách móc:
– Ðây là vé trẻ em.
Người đàn ông đỏ bừng mặt, nhỏ nhẹ đáp:
– Vé trẻ em chẳng phải ngang giá vé người tàn tật hay sao?
Giá vé trẻ em và người tàn tật đều bằng một nửa vé, đương nhiên cô soát vé biết. Cô nhìn kỹ người đàn ông một lúc rồi hỏi:
– Anh là người tàn tật à?
– Vâng, tôi là người tàn tật.
– Vậy anh cho tôi xem giấy chứng nhận tàn tật.
Người đàn ông tỏ ra căng thẳng. Anh đáp:
– Tôi… không có giấy tờ. Khi mua vé cô bán vé bảo tôi đưa giấy chứng nhận tàn tật, không biết làm thế nào, tôi đã mua vé trẻ em.
Cô soát vé cười gằn:
– Không có giấy chứng nhận tàn tật, làm sao chứng minh được anh là người tàn tật?
Người đàn ông im lặng, lặng lẽ tháo giầy, rồi vén ống quần lên.
– Tôi chỉ còn một nửa bàn chân.
Cô soát vé liếc nhìn, bảo:
– Tôi cần xem chứng từ, tức là quyển sổ có in mấy chữ “Giấy chứng nhận tàn tật”, có đóng con dấu đỏ của Hội người tàn tật!
Người đàn ông nhăn nhó, giải thích :
– Tôi không có tờ khai gia đình của địa phương, người ta không cấp sổ tàn tật cho tôi. Hơn nữa, tôi làm việc trên công trường của tư nhân. Sau khi xảy ra tai nạn ông chủ bỏ chạy, tôi cũng không có tiền đến bệnh viện giám định…
***
Trưởng tàu nghe tin, đến hỏi tình hình.
Người đàn ông một lần nữa trình bày với trưởng tàu rằng mình là người tàn tật, đã mua một chiếc vé có giá trị bằng vé của người tàn tật…
Trưởng tàu cũng hỏi:
– Giấy chứng nhận tàn tật của anh đâu?
Người đàn ông trả lời rằng mình không có giấy chứng nhận tàn tật, sau đó anh cho trưởng tàu xem nửa bàn chân của mình.
Trưởng tàu ngay đến nhìn cũng không thèm nhìn, cứ nhất quyết nói:
– Chúng tôi chỉ xem giấy chứng nhận, không xem người. Có giấy chứng nhận tàn tật chính là người tàn tật, có giấy chứng nhận tàn tật mới được hưởng chế độ ưu đãi vé người tàn tật. Anh mau mau mua vé bổ sung.
Người đàn ông bỗng thẫn thờ. Anh lục khắp các túi trên người và hành lý, chỉ có hơn 50 ngàn đồng, hoàn toàn không đủ để mua vé bổ sung. Anh nhăn nhó và nói với trưởng tàu như  sắp khóc:
– Sau khi bàn chân tôi bị máy cán đứt một nửa, tôi không bao giờ còn có thể đi làm được nữa. Không có tiền, ngay đến về quê cũng không về nổi. Nửa vé này cũng do bà con đồng hương góp mỗi người một ít để mua giùm, xin ông mở lòng, giơ cao đánh khẽ, nương bàn tay cao quý mà tha cho tôi.
Trưởng tàu nói kiên quyết:
– Không được.
Thừa dịp, cô soát vé nói với trưởng tàu:
– Bắt anh ta lên đầu tàu xúc than, coi như làm lao động nghĩa vụ.
Nghĩ một lát, trưởng tàu đồng ý:
– Cũng được.
Một ông lão ngồi đối diện với người đàn ông tàn tật tỏ ra chướng tai gai mắt, đứng phắt lên nhìn chằm chằm vào mắt vị trưởng tàu, hỏi:
– Anh có phải đàn ông không?
Vị trưởng tàu không hiểu, hỏi lại:
– Chuyện này có liên quan gì đến tôi có là đàn ông hay không?
– Anh hãy trả lời tôi, anh có phải đàn ông hay không?
– Ðương nhiên tôi là đàn ông!
– Anh dùng cái gì để chứng minh anh là đàn ông? Anh đưa giấy chứng nhận đàn ông của mình cho mọi người xem xem?
Mọi người chung quanh cười rộ lên…
Thừ người ra một lát, vị truởng tàu nói:
– Một người đàn ông to lớn như tôi đang đứng đây, lẽ nào lại là đàn ông giả?
Ông lão thành lắc lắc đầu, nói:
– Tôi cũng giống anh chị, chỉ xem chứng từ, không xem người, có giấy chứng nhận đàn ông sẽ là đàn ông, không có giấy chứng nhận đàn ông thì không phải đàn ông.
Vị trưởng tàu tịt ngóp, không biết ứng phó ra sao. Cô soát vé đứng ra giải vây cho trưởng tàu. Cô nói với ông lão:
– Tôi không phải đàn ông, có chuyện gì ông cứ nói với tôi.
Ông lão chỉ vào mặt chị ta, nói thẳng thừng :
– Cô hoàn toàn không phải người!
Cô soát vé bỗng nổi cơn tam bành, nói the thé:
– Ông ăn nói tử tế một chút. Tôi không là người thì là gì?
Ông lão vẫn bình tĩnh, nhếch miệng cười:
– Cô là người ư? Cô đưa “giấy chứng nhận làm người” của cô ra xem nào…
Mọi hành khách chung quanh lại cười ầm lên một lần nữa.
Chỉ có một người không cười. Ðó là người đàn ông trung niên bị cụt chân. Anh đăm đăm nhìn ra ngoài cửa sổ con tàu. Không biết tự bao giờ, mắt anh đẫm lệ, không rõ anh tủi thân, xúc động, hay thù hận.

Triết lý 2014


Thứ Năm, 9 tháng 10, 2014

Tôi xin thề...

Chuyện "MẤT" này chả riêng ở ngành GDục !
Trong một giờ học Lịch Sử, thầy giáo kiểm tra bài cũ. Thầy gọi Tèo lên bảng và hỏi:
– Ai đã ăn cắp nỏ thần của An Dương Vương?
– Dạ thưa thầy, em không biết. Nhưng em thề là em không lấy.
Thầy bực quá nên đuổi Tèo về chỗ và hỏi cả lớp:
– Cả lớp, ai đã ăn cắp nỏ thần của An Dương Vương?
Không một cánh tay nào giơ lên. Thầy gọi:
– Lớp trưởng nào. Ai đã ăn cắp nỏ thần của An Dương Vương?
Lớp trưởng rụt rè đứng dậy:
– Dạ thưa thầy, em xin cam đoan với thầy là lớp em không ai lấy đâu ạ.
Thầy giáo bèn yêu cầu Tèo mời phụ huynh đến gặp để bàn về việc học của Tèo. Nhưng khi gặp phụ huynh, thầy còn chưa kịp lên tiếng thì vị phụ huynh đã nói:
– Thầy xem xét lại cho chứ thằng Tèo nhà tôi ngoan ngoãn, hiền lành, chưa ăn trộm, ăn cắp cái gì của ai bao giờ cả. Mong thầy suy xét.
Buồn quá, thầy giáo đem chuyện này nói với thầy hiệu trưởng. Nào ngờ thầy hiệu trưởng phán:
– Hư thật, mới học lớp 10 đã ăn trộm ăn cắp rồi. Bé thì trộm cái nỏ thần, lớn lên thế nào cũng tham ô, tham nhũng. Phải đuổi học ngay.
Phụ huynh của Tèo biết chuyện bèn vác đơn kiện lên Sở. Mọi người trên Sở cười lăn cười bò. Duy chỉ có Giám đốc là mặt tái đi:
– Hiệu trưởng như thế không được. Có mỗi cái nỏ thần mà cũng định đuổi học con nhà người ta. Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực gì mà lại làm như thế. Bảo với anh Vương làm báo cáo, nỏ thần hết bao nhiêu tiền thì trích ra mua đền, có gì mà phải làm ầm ĩ lên.
Không biết kẻ nào mách lẻo, chuyện đến tai Bộ. Các chuyên viên trên Bộ cười ha hả. Nhưng mà bà Vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính thì trau mày:
– Giám đốc như thế không được. Bạ cái gì cũng lấy ngân sách ra mà đền thì tiền đâu cho đủ. Phải bắt nhà học sinh đền. Nếu không, đồng chí Vương phải tự mà đi mua cái mới. Có mỗi cái nỏ mà cũng không giữ nổi lại còn báo cáo cấp trên.

Thứ Ba, 7 tháng 10, 2014

Người thanh lịch

Câu chuyện chiều thứ 6:
"Cây xăng trên đường Láng chiều tối đông người, tôi đang kiên nhẫn đợi đến lượt mình thì một em mặt xinh da trắng, quần ngắn đầu trần (sau đây tạm gọi là em thiên thần) cưỡi xe tay ga lao tới chia cắt đội hình rồi ném cho một ánh nhìn như muốn nói: “Ê anh, cho em tranh chỗ tí”.
Chẳng cần anh gật đầu, em ủn bánh xe của em lên trước bánh xe tôi. Trước nhan sắc, tôi cực kỳ bản lĩnh. Tuy nhiên, lúc đó bỗng tình thương trỗi lên, tôi mỉm cười nhân nhượng rồi cong mông đẩy xe mình lùi lại cho em chiếm chỗ. Đến lượt mình, em đỏng đảnh đẩy xe lên, thanh niên bơm xăng nhìn em giận dữ, nói: “Đi vòng lại xếp hàng, em có mang bầu, tàn tật hay vấn đề gì không mà đòi ưu tiên?”.
Thanh niên vừa dứt lời, thiên thần đã ngúng nguẩy đẩy xe ra khỏi đội hình, vừa đẩy vừa nói: “Mẹ mày, không đổ thì thôi, tao có bầu với bố mày chắc”. Lúc đó, em thiên thần trong mắt tôi đã vội vã bay đi, chỉ để lại hình hài của một thiếu nữ vô cùng đanh đá.
Còn lại tôi với thanh niên bán xăng, thanh niên bán xăng lầm rầm nói trong khói xe tay ga: “Hôm nay anh mà không bận làm thì con đó không xong với anh”. Tôi chen ngang: “Không xong thì làm gì?”. Thanh niên bán xăng mặt vô cùng hiên ngang, đáp: “Thì chẳng cần đến bố anh, riêng anh đủ làm cho nó có bầu. Chú tin không?”.
Ôi, Hà Nội thanh lịch ơi, em đang ở đâu?!
(Theo PLO)

BÁC SĨ CỬ TUYỂN

Một bệnh nhân bị đau bụng được người nhà đưa vào bệnh viện cấp cứu, sau khi khám xong bác sĩ nói:
- Tôi nghi anh bị đau ruột thừa.
Bệnh nhân nhăn nhó rên rỉ:
- Tôi mổ ruột thừa cách đây 20 năm rồi bác sĩ ơi!
- Vậy có lẽ anh bị đau đại tràng, anh có bị táo bón không?
- Không táo bón, thậm chí hay đại tiện phân lỏng.
Bác sĩ nghĩ ngay đến bản thân mình trước kia cũng bị đau bụng dữ dội, sau đi khám thì bị u xơ tiền liệt tuyến, may lành tính mổ xong là khỏi chứ không đã làm bác sĩ dưới âm phủ; liền phán như đinh đóng cột:
- Chắc chắn anh bị u xơ tiền liệt tuyến!
- U xơ tiền liệt tuyến thì phải bí đái hoặc đái ra máu chứ. Tôi đi tiểu bình thường mà.
Không tìm ra được nguyên nhân, bác sĩ liền cho đi soi ổ bụng, rồi thì kết luận bệnh nhân đau bụng do sỏi thận và tiến hành mổ để lấy sỏi nhưng khi mổ ra thì thận bệnh nhân không hề có hòn sỏi nào. Người nhà bênh nhân phát đơn kiện. Ông bác sĩ phải viết bản kiểm điểm, trong đó có đoạn:” Sở dĩ trình độ của tôi non kém vì tôi vốn thi đại học nông nghiệp khoa thú y bị trượt nên chuyển sang hệ cao đẳng, sau đó tôi được ưu tiên đi học bác sĩ diện cử tuyển của tỉnh…”
Lão Phích( Hà Nội)

Už nejsme jen stánkaři

 Za prvního politika v České republice pocházejícího z vietnamské komunity se považuje Cong Hung Nguyen, kterému je sedmadvacet let. Ve volbách do Evropského parlamentu kandidoval za ODS. Byly to jeho první volby a získal v nich 700 hlasů, což má za úspěch.
Nguyen se se svými rodiči přestěhoval do Česka ve svých osmi letech. Českou republiku podle svých slov vnímá jen v samých pozitivech.
„Česká republika a Vietnam, to je úplně něco jiného. Když jsem sem přiletěl, tak jsem neuměl vůbec česky. Naštěstí mě mezi sebe přijali kamarádi ze školy i přátelé v okolí. Ve chvíli, kdy jsem se naučil dobře česky, bylo to v pohodě úplně. Českou republiku celkově vnímám velice pozitivně,“ uvedl.
Cong Hung už odmalička chtěl pracovat na velvyslanectví. Motivací mu byla také samotná rodina, která ho inspirovala: „Moji prarodiče byli už ve Vietnamu ve vysokých funkcích. Takže jsem to měl možná trochu v genech. Navíc také studuji Vysokou školu ekonomickou a obor Mezinárodní politika a diplomacie. Už na gymnáziu jsem inklinoval k tomu, že budu pracovat na velvyslanectví.“

Změnit obraz Vietnamců v ČR 

Hlavním posláním prvního vietnamského politika je zapojit se do politické a sociální sféry. To dokazuje také jeho působení v Občanském družení Info-Dráček, které se soustřeďuje na Vietnamce žijící v Česku a snaží se vietnamskou komunitu začlenit do té české. Také klade důraz na vzájemné poznávání obou kultur.
Ukažme sílu naší komunity, vzkazoval svým vietnamským krajanům Cong Hung Nguyen coby kandidát ODS do Evropského parlamentu.
„Chtěl bych české společnosti říct, že ta druhá a pozdější generace už vlastně nejsou stánkaři, nejsme cizinci, kteří neumějí vůbec česky. I ve škole jsme docela úspěšní, takže bych určitě chtěl ten obraz naší společnosti změnit,“ sdělil.
Jednou z aktivit sdružení Info-Dráček je pravidelná organizace Vietnamské Miss ČR. Několikaletým členem poroty je například také europoslanec Jan Zahradil. Poprvé v českých dějinách se mu také podařilo zapojit Vietnamce do kandidatury na politickou funkci.
První vietnamský politik by chtěl do budoucna více proniknout do světa politiky, přece jen je teprve nováček. Chce nasbírat zkušenosti a jednou by ho moc potěšilo, kdyby si přečetl v novinách, že se nějaký Vietnamec dostal do Evropského parlamentu.