Pozdrav

Tady jsi doma, jen tady a nikde jinde je to tvá země, tobě patří a ty patříš k ní, jenom k ní.

Thứ Tư, 30 tháng 4, 2014

CÂU CHUYỆN TÁI SINH TỪ KIẾP TRƯỚC.




Shanti Dévi sinh năm 1926 tại Delhi, Ấn Độ. Năm lên 4 tuổi, cô bé bắt đầu nói với bố mẹ những điều rất kỳ lạ rằng, ngôi nhà thật của bé là ở thành phố Mathura, nơi chồng của bé đang sống. Mới đầu cảm thấy buồn cười, nhưng không lâu sau, cha mẹ Dévi cảm thấy lo lắng cho tình trạng thần kinh của con gái. Nhưng Shanti Dévi rất thông minh và dễ mến. Suốt hai năm tiếp theo, Dévi vẫn luôn khẳng định những lời nói của mình, điều này làm cho cha mẹ cô bé khó chịu. Năm lên 6 tuổi Dévi trốn khỏi nhà và quyết định đi bộ đến Mathura, cách Delhi 150km, nhưng không thực hiện được. Một hôm Dévi giải thích cho một bạn cùng lớp rằng, cô không phải tên là Shanti Dévi mà là Lugdi Dévi, và rằng cô đã có chồng, thậm chí, còn có một con mà cô không thể chăm sóc, vì sinh con được 10 ngày thì cô chết. Cả Trường học đã chế giễu Dévi. Dévi khóc tức tưởi và bỏ đi. Tuyệt vọng, cô bé lang thang rất lâu và cuối cùng đến gần một ngôi đền. Tại đây, cô bé kể lại toàn bộ câu chuyện của mình cho một người phụ nữ, khi bà này cố an ủi cô. Lúc này, cả gia đình hốt hoảng lo cho con gái. Bố cô bé bổ đi tìm và cuối cùng đã tìm thấy cô. Lần này, ông đã lung lay trước sự cương quyết của con gái. Tuy nhiên, hai năm tiếp theo mọi chuyện vẫn như cũ, không có gì thay đổi. Shanti Dévi sống khép mình.
Cuối cùng, cảm thấy tò mò vì tất cả những gì người ta kể về đứa trẻ hiền lành, chăm chỉ này, thầy giáo và thầy hiệu trưởng Trường cô bé học, đã đến gặp bố mẹ cô bé, với hy vọng làm sáng tỏ mọi việc. Họ đã hỏi cô bé rất lâu và cô bé đã bình tĩnh tự tin trả lời tất cả các câu hỏi của họ. Cô bé kể lại cuộc sống của mình đã trải qua ở Mathura với người chồng làm nghề buôn bán, và khẳng định rằng, cô có thể dễ dàng nhận ra người quen và các địa danh nơi đó. Trong buổi nói chuyện Dévi thường dùng các phương ngữ của vùng Mathura, mà ở đây không một ai nói. Hai ông thầy nài nỉ cô bé cho biết tên chồng. Việc cho biết tên chồng đối với một phụ nữ Ấn Độ, là một việc làm mất lịch sự và đáng xấu hổ, Dévi lưỡng lự, lấy tay che mặt và cuối cùng thì thầm cái tên “Kédar Nath”. Mặc dù bố mẹ cô bé muốn mọi người quên tất cả những chuyện này đi, nhưng ông Hiệu trưởng vẫn tiến hành điều tra ở Mathura. Và ở đó quả thật có một thương gia tên là Kédar Nath. Ông Hiệu trưởng viết một lá thư cho Nath và vài tuần sau, ông nhận được thư trả lời. Hết sức sững sờ, người thương gia khẳng định rằng 9 năm trước, vợ anh ta đã chết 10 ngày sau khi sinh ra một đứa con trai. Hẳn là người đàn ông này muốn biết thêm nhiều thông tin nữa, nhưng vì còn bán tín bán nghi, nên anh ta nhờ một người họ hàng đến Delhi để tìm hiểu sự tình. Ngay lập tức, cô bé đã nhận ra người đàn ông mà cô chưa bao giờ gặp này. Cô đón tiếp thân mật anh ta, nhận xét rằng anh ta béo lên so với trước và cảm thấy buồn khi anh ta vẫn sống độc thân. Cô bé còn hỏi han nhiều điều khác nữa. Lúc đến đây, với niềm tin sẽ lột mặt được một trò bịp bợm, người đàn ông nọ cảm thấy rất đỗi kinh ngạc. Anh ta cũng bắt đầu vặn hỏi cô bé, nhưng ngay sau đó đã phải cầu xin cô bé im lặng, vì cô bắt đầu kể chính xác, anh ta đã tán tỉnh cô như thế nào lúc chồng cô đi vắng. “Lugdi Dévi là một người phụ nữ tuyệt vời nhất thế giới, đó là một nữ thánh!”, người anh họ này kêu lên. Sau đó cô bé hỏi thăm tin tức về con trai mình.
Khi kể lại cho thương gia Kédar Nath nghe sự việc này, thiếu chút nữa thì anh ta ngất xỉu. Kédar Nath quyết định đến Delhi cùng con trai, nhưng với ý định là giả danh người em trai. Nhưng thật hoài công. Ngay khi Nath vừa xưng tên giả mạo của mình, thì Dévi đã kêu lên:”Anh không phải là Jeth (em chồng – theo phương ngữ ở Mathura) của em, mà là Kédar Nath, chồng em” và cô bé Dévi ngã vào vòng tay của Nath khóc nức nở. Khi cậu con trai, gần bằng tuổi Dévi, vào phòng, Dévi ôm hôn cậu bé giống như mẹ ôm con. Tất cả những người chứng kiến cảnh này đều thấy sững sờ. Câu chuyện càng tiếp tục càng trở nên chính xác hơn. Shanti Dévi còn hỏi Kédar Nath có giữ lời hứa trước lúc cô lâm chung là sẽ không tục huyền không. Dévi đã tha thứ khi Nath thú nhận là đã lấy một người phụ nữ khác. Kédar Nath ở lại Delhi nhiều ngày và hỏi Shanti Dévi rất nhiều câu hỏi, và Dévi đã trả lời với những chi tiết làm mọi người hết sức ngỡ ngàng. Khi quay trở về, Nath hoàn toàn tin rằng Shanti Dévi chính là sự đầu thai trở lại của người vợ cũ của mình.
Sự việc không dừng lại ở đây. Tiếng đồn vang xa, và một hôm. Trong sự kinh ngạc của tất cả mọi người, đích thân Ngài Gandhi đã đến thăm cô bé. Ông rất quan tâm đến trường hợp này. Shanti Dévi tiết lộ với ông rất nhiều điều, trong đó có việc Lugdi Dévi rất sùng giáo. Vuốt tóc cô bé như người cha vuốt tóc con. Ngài Gandhi nói với cô bé: “Ta hy vọng sẽ biết nhiều điều hơn nữa khi cháu trở lại Mathura. Những thiện ý của ta sẽ đi cùng cháu. Điều mà cháu cần làm, đó là Sự thật, đừng bao giờ rời xa con đường Sự thật, dù cháu phải trả giá như thế nào”. Ông đã gửi cô bé đến Mathura, có cha mẹ đi theo, cùng với 3 thân hào, nhiều Luật sư, nhà báo và doanh nhân nổi tiếng có trí tuệ cao. Ngày 25 tháng 11 năm 1935, phái đoàn đến nhà ga Mathura. Một đám đông tụ tập trên sân ga để chào đón họ. Ngay lập tức, cô bé khiến mọi người phải sửng sốt khi cô nhận ra các thành viên của “gia đình” mình. Cô bé bước nhanh đến một ông già và kêu lên: “Ông!”và hỏi thăm con rắn thần của mình. Ông già hết sức kinh ngạc: trước khi chết, Lugdi Dévi đã ký thác cho ông con rắn thần của mình. Sau đó, cô dẫn cả đoàn về thẳng “nhà mình”. Trong nhiều ngày Dévi tới thăm hàng chục địa danh và con người nơi đây. Cô tới gặp lại bố mẹ xưa kia của mình, làm họ hết sức bối rối. Trong khi đó, bố mẹ hiện tại của cô rất lo là cô sẽ không về lại với họ nữa. Mặc dù bị giằng xé ghê gớm, nhưng cô bé vẫn quyết định trở lại Delhi. Dần dà trong quá trình hỏi chồng mình, cô bé phát hiện ra rằng, anh ta đã không giữ bất cứ lời hứa nào, mà anh ta đã nói trước lúc cô giã từ cõi đời. Thậm chí, anh ta còn không cúng tiến cho thần Krisha 150 rupi tiết kiệm mà cô đã giấu dưới một tấm ván, để cứu rỗi cho linh hồn cô. Món tiền giấu này chỉ có Lugdi Dévi và chồng biết. Shanti Dévi đã tha thứ cho Kédar Nath tất cả những lỗi lầm đó, và điều này càng khiến cho những người nghe cô, thêm quí trọng cô nhiều hơn.
Ủy Ban điều tra gồm các thân sĩ đã làm việc nghiêm túc, tiến hành rất nhiều cuộc xác minh, tập hợp và đối chiếu các thông tin và sự việc. Ủy Ban này đã đi đến quyết định rằng, Shanti Dévi chính là sự đầu thai trở lại của Lugdi Dévi.
Sau đó Shanti Dévi sống một cuộc đời rất khiêm nhường và độc thân, vì cô đã hứa với chồng là sẽ không bao giờ tái giá trong cuộc sống mới. Cô không bao giờ tìm cách kiếm lợi từ sự nổi tiếng của mình và, sau khi hoàn thành việc học Văn học và Triết học, cô đã dành thời gian cho cầu nguyện và Thiền định. Vào cuối những năm 1950, một lần nữa, cô chấp nhận kể lại câu chuyện của đời mình…
 
Matthieu Ricard
 

Tin nóng xem ngay

http://www.showbiz.cz/media/uploads/2011/07/iveta-bartosova-oficial.jpg

ĐỜI NHIỀU GIẢ DỐI

Ở Hàng Châu có người bán các thứ quả, khéo để dành cam lâu mà không úng, vỏ vẫn đỏ hồng, trông đẹp như vàng, như ngọc, đem ra chợ bán, giá đắt mà người ta vẫn tranh nhau mua. Ta cũng mua một quả. Đem về bóc ra hơi xông lên mũi múi xác như bông nát. Ta liền đem ra chợ hỏi người bán cam:
- Anh bán cam cho người ta để làm của cúng lễ, đãi tân khách hay là chỉ làm cho choáng bề ngoài để đánh lừa người ta? Tệ thật! Anh giả dối lắm!
Người bán cam cười nói:
- Tôi làm nghề này đã lâu để kiếm tiền nuôi thân. Tôi bán, người ta mua chẳng ai nói gì, chỉ có ông kêu ca! Thiên hạ giả dối nhiều chẳng phải gì một mình tôi? Ông thật không chịu nghĩ đến nơi... Này thử xem người đeo hổ phù, hùng dũng trông ra dáng quan võ lắm, kỳ thực có giỏi được như Tôn Tẫn, Ngô Khởi không? Người đội mũ cao đóng đai dài đường hoàng trông ra dáng quan văn lắm, kỳ thực có giỏi được như Y Đoan, Cao Dao không? Giặc nổi không biết dẹp, dân khổ không biết cứu, quan lại tham không biết trừng trị, pháp độ hỏng nát không biết sửa đổi, ngồi không ăn lương không biết xấu hổ. Thế mà lúc ngồi công đường, đi ngựa, uống rượu ngon, ăn của quý, oai vệ hách dịch vô cùng!...Đó là bề ngoài chẳng như vàng, như ngọc mà bề trong chẳng như bông nát là gì? Ông không chịu xét những hạng người ấy mà đi xét quả cam của tôi.
Ta nghe nói nín lặng, không trả lời được ra làm sao. Ta nghĩ người ấy nói có giọng khôi hài. Dễ chừng người ấy ghét kẻ gian tà, giận phường thế tục mới thác ra chuyện bán cam để dạy người đời chăng?
St

Thứ Bảy, 26 tháng 4, 2014

BÀ TIẾN HAY ÔNG LÙI CŨNG RỨA THÔI

Mấy ngày qua tôi nhận được rất nhiều tin nhắn yêu cầu Nhà báo độc lập lên tiếng về vụ Bà Kim Tiến.
Trong sở .trường của tôi có hai món rưỡi được ưu tiên: Giao thông, Giáo dục và một phần về Y tế.
Món Y Tế xem ra tôi quan tâm ít hơn bởi lý do tôi cho rằng: tất thảy thần dân của ngành này toàn là trí thức cả, họ cũng như bà con ta biết tỏng tòng tong mọi sự thể cả, chả hơi đâu mà , như một câu ngạn ngữ Việt là :”Dạy đĩ vén váy” cả.
Anh không viết thì nó vẫn …tiêu cực, anh viết nó vẫn tiêu cực, có khi còn tiêu cực hơn ấy nên trong mảng này, tôi cày ít hơn.
Thế nhưng, hôm nay, đáp lại thịnh tình của Quý bạn, tôi xin kể một câu chuyện có thực một trăm phần trăm, tôi chưa xin phép nên tạm đổi tên nhân vật chính , là Giáo sư, hiệu phó một trường Đại học Y khoa lớn của VN, thành ông “Võ Như Lành” cho nó …lành.
Câu chuyện như sau:
.
Năm 2008 tôi về Quảng Ngãi tìm tư liệu và chuẩn bị làm phim về cụ Huỳnh Thúc Kháng. Khi đang chụp ảnh phần mộ của cụ trên núi Thiên Ấn thì một bác già khả kính đến nói với tôi:
- Anh làm ơn chụp cho đoàn bác vài kiểu ảnh kỷ niệm. Máy bác hết phim ( hồi đó con chụp bằng phim).
Nói rồi ông gửi tôi cái danh thiếp và hẹn gặp lại ở nhà khách UBND tỉnh Quảng Ngãi gần đường Hùng Vương.
Nhìn tấm danh thiếp tôi khoái ngay và chỉ sau một giờ tôi đã đem đến nhà khách biếu quý khách một bộ ảnh rất đẹp, không lấy tiền.
Cảm kích vì nghĩa cử đó và nhận ra mình là đồng hương, quê tôi ở Cẩm Khê, nhà ông ở Xuân Huy, Lâm Thao một làng nhiều Tiến sỹ nhất Việt Nam từ năm …1970 chỉ cách nau hơn chục cây số, ông tiếp tôi rất nồng hậu.
Khi tôi khéo léo hỏi ông ( có ghi âm) về chuyện Y đức thì vị giáo sư bạc đầu này nhận ra ngay.
Ông nói:
-Tôi không trả lời anh đâu, nhưng tôi kể cho anh nghe câu chuyện của chính gia đình tôi, rồi anh làm gì thì làm.
.
Tôi nghe xong câu chuyện mà xúc động. Câu chuyện này có lẽ đủ tư cách giải thích tất thảy những chuyện vui buồn của ngành y tế, từ chuyện tiêm vaxin chết người đến chuyện Cát Tường, chuyện dịch sởi v.v…
.
Nghe xong câu chuyện này, thiết nghĩ các bạn sẽ hiểu rằng nếu bây giờ, bà Kim Tiến xuống, bà Kim Tiền lên hoặc ông Kim Lùi nhậm chức, thì cũng rứa cả thôi.
.
Cảm ơn Giáo sư N.N.L kính mến, cảm ơn nhân vật chính trong câu chuyện bi hài này là BS Huy, ông đã nói lên cái code của sự thể, khỏi phải tư duy nhiều hơn khi ta là dân Việt.
Dưới đây là câu chuyện của GS Vỏ Như Lành.
.
-Một lần tôi về phép đúng vào dịp người em tôi bị đau vùng bụng cấp, rất nguy kịch, phải đi bệnh viện ngay ban đêm.
Là nhà nghề tôi leo lên xe đi cùng. Vào khu vực phòng cấp cứu, tôi vui mừng nhận ra vị trưởng phòng cấp cứu là BS Huy, một học trò giỏi của tôi trong trường y.
Khi khiêng băng ca vào phòng, hai lần tôi giáp mặt với BS Huy nhưng tôi chợt nhận thấy hình như anh ta không muốn chào tôi.
Anh đeo khẩu trang nhưng làm sao tôi quên được vầng trán, ánh mắt, dáng đi của một SV đặc biệt đã học tôi 6 năm trời.
Và đêm ấy, theo gợi ý của cô y tá và sự chỉ dẫn của một người lạ, người nhà tôi phải chi ra 2 triệu bôi trơn cho kíp mổ.
Một tuần sau em tôi ra viện.
Tôi cầm tiền lên thanh toán viện phí và chủ trương đối diện với tay sinh viên xưa, nay đã trở thành kẻ bất trị này.
Khi tôi vào phòng y vụ, vừa chìa giấy tờ ra thì cô nhân viên chừng 30 tuổi đứng bật dậy, giọng nói trầm ấm, thân tình:
-Mời thầy đi theo em.
Mặc dù tôi chưa dậy cô này ngày nào nhưng nghe giọng nói thân thiện, tác phong rất chân tình, tôi vô thức bước theo cô.
Cô đưa tôi lên thẳng phòng …cấp cứu. Đến cửa, cô nói:
-Mời thầy vào, Sếp em đang chờ thầy!.
Cô mở cửa ấn tôi vào căn phòng mát rượi và đi ra.
Khi chỉ còn hai người, BS Huy ôm chầm lấy tôi.Anh nói ngay:
-Thầy ngồi đi, em biết là thầy giận em lắm. Rồi em sẽ giải thích ngay để thầy hiểu.
Tôi lắng nghe.
Vẫn con người ấy, thông minh, lanh lợi, tin cậy và thân tình. Anh ta nói:
…………………………………………………………….
…………………………………………………………….
“ Và nếu hôm đó, thầy trò mình nhận nhau, tay bắt mặt mừng thì có thể, người nhà thầy…chết!.
Nếu kíp mổ nhận thấy họ đang phải thức ba tiếng đồng hồ giữa đêm khuya để mổ một ca không – phong – bì thì chất lượng chuyên môn, các biện pháp hỗ trợ sẽ chạy theo kiểu không – phong – bì thầy ạ.
Bởi vậy, khi gặp thầy, em làm lơ, tính sau kíp mổ sẽ gặp lại thì Thầy đã về rồi.
Hôm nay, em xin tạ tội cùng thầy và em phải nói rằng, em có được như ngày hôm nay là nhờ thầy, Xin thầy đừng từ chối món quà này của em, coi như vài thang thuốc bổ để chăm sóc thầy khi không được gần thầy” .
Huy nói rồi lấy một gói giấy mỏng, gói ghém chu đáo sẵn nhanh tay nhét vào túi trong áo veston của tôi.
Tôi hoàn toàn mất tự chủ.
Sự thể diễn ra hoàn toàn ngoài suy đoán, dự cảm của tôi. Huy vẫn như cậu sinh viên hiếu hạnh, chu đáo và giỏi giang nằm xưa.
Cuối cùng, tôi hỏi:
- Tôi có dạy các anh làm thế không?.
- Dạ, thưa thầy, cái lỗi chính nằm ở chỗ ấy ạ. Cái chính là vì các thầy đã không dạy những cái đó, những cái cần – phải – dạy.
Tôi ớ ra, hỏi cho rõ thì BS Huy nhẹ nhàng:
-Ngày làm luận văn tốt nghiệp, các thầy cho một câu hỏi: Người BS chế độ XHCN khác với người BS tư bản ở chỗ nào?.
Nếu ai trả lời rằng, điểm khác biệt đó là người BS XHCN không cần tiền bạc vẫn làm tốt chức phận của mình thì được điểm cao.
Thực tế không phải thế.
.
Tôi bắt đầu hiểu ra vấn đề. Hình như toàn bộ bi kịch là ở đây. Hình như chúng tôi có lỗi. Không có BS nào là không cần tiền cả. Tôi ngậm ngùi thăm hỏi hoàn cảnh BS Huy. Anh nói:
.
“ Sau khi ra trường, con về phục vụ tại một bệnh viện chuyên ngành chăm sóc cán bộ tại Hà Nội.
Bệnh nhân của BV này tòan loại VIP.
Đến bữa trưa, con đem cặp lồng cơm đã nguội hắt có vài cọng rau muống đen xì và nửa quả trứng kho mặn vợ chuẩn bị ra ăn trong khi những bệnh nhân kia chơi gà luộc nửa con, giò chả ngập chân răng và họ luôn có quyền bắt ne bắt nét chúng con.
Đến một lúc, con nghĩ: tại sao cùng là người sao họ sướng thế. Sao mình ra sức phục vụ, ăn học từng ấy năm, tận tụy, hiểm nguy mà khổ thế.
Phải “chặt”!.
Lần đầu con chặt, cầm cái phong bì hơi cũng run tay nhưng về sau quen dần, càng chặt càng bén, chặt nhát nào ra nhát ấy.
Về sau con cũng đứng lớp, cũng dạy học trò nghề y cao quý này, ra trường chúng cũng biết chặt, chúng chặt giỏi hơn con, chặt nhát nào ra nhát ấy”.
.
Tôi không biết nói gì lúc này nữa.
Trong không gian này, tôi không biết ai là thầy, ai là trò nữa. Hình như BS Huy đang dạy cho tôi bài học vỡ lòng về sự bất hợp lý trong những vận động xã hội đã xảy ra, đang xảy ra.
.
Trên đường về, tôi giở phong bì ra, đếm được mười triệu. Tôi lẩm cẩm nghĩ: Lãi 8 triệu và một bài học quý từ cuộc sống, thôi thì….
.
Câu chuyện của GS Lành đến đây là hết. Không gian nhà khách UBND tỉnh Quảng Ngãi trầm hẳn xuống. Tôi cũng chẳng biết bình luận gì thêm. Phải chăng, chúng ta đã tạo ra một không gian để phát triển một loại mâu thuẫn xã hội đằng đẵng dăm chục năm và rồi hôm nay ta đắm mình trong bi kịch đó, bi kịch mà một nhà văn đã nói: Cái lò xo bị nén xuống ba tấc, khi bật lên, nó sẽ bật lên chín tấc.
Những tiêu cực trong ngành y tế sẽ còn dài chứ không dừng lại ở đây kể cả khi thay ba bộ trưởng.
Bao giờ cái thiết chế y tế, từ đào tạo đến các nguyên tắc về phúc lợi, nhân đạo, chính trị thay đổi theo hướng tích cực, có lý có tình thì tình hình sẽ tự nó tốt lên, các bạn ạ.

Huy Cường.

Thứ Hai, 14 tháng 4, 2014

Vtipy aneb Anekdoty



Một buổi chiều như mọi buổi chiều khác trong gia đình, cu tí chợt hỏi bố:
- Bố ơi phân biệt lao động trí óc và lao động chân tay có khó lắm không ạ?
- Dễ thôi con. Này nhé Mẹ con đang băm, chặt, xào, nấu trong bếp kia
là lao động chân tay. Còn bố ngồi đây cố nghĩ ra lời khen tặng cho
những món ăn đó, tức là lao động trí óc.


Một người kể với bạn:
- Hai lần hôn nhân của tôi đều thất bại cả.
- Sao thế?
- Người vợ thứ nhất đã bỏ đi.
- Còn người thứ hai?
- Cô ta không chịu đi!


Sau chầu nhậu ngoắc cần câu, một người trong đám nói:
- Trời cũng như con người vậy.
- Nghĩa là sao?
- Thì trời cũng có: mặt trời, lưng trời, chân trời….
- Thế trời là đàn ông hay đàn bà?
- Dĩ nhiên là đàn bà! Vì trời cũng có bầu...trời nữa mà!

- Mình ơi hôm nay em đi khám bịnh. Tội nghiệp ông Bs mới ra trường,
ổng than còn nghèo nên chưa có tiền mua ống nghe.
- Rồi làm sao thằng chả khám bịnh cho em?
- Thì ổng khám bằng tay.
- Hú hồn. Thằng chả mà than nghèo không có ống chích nữa thì tiêu đời em rồi.



Một bà kể với bạn:
- Mỗi lần muốn ăn ngon là tôi nấu món riêu cua.
- Hẳn chị giỏi món đấy lắm nhỉ?
- Không. Nhưng khi tôi dọn ra là ổng bảo: “Thay đồ đi, mình đi ăn nhà hàng em".


- Em học lười thì chỉ làm khổ ba mẹ thôi.
- Ba em lại bảo rằng, chính cô mới làm ba em khổ, phải suy tư nhiều và
thỉnh thoảng còn mất ngủ vì cô.
Thoáng đỏ mặt, cô giáo hỏi lại:
- Em không đùa đấy chứ? Em nói rõ hơn đi?
- Vâng ạ, vì cô cho nhiều bài tập về nhà quá, ba em làm không xuể.

Ông bố liếc vào sách sinh vật của con, hỏi:
- Nấm mối à. Độc lắm đấy!
- Không, bố à. Nấm này rất ngon, sao bố lại nói vậy?
- Vì lần đi hái nó mà bố gặp mẹ. 


Viết tắt

Tại xưởng sửa ôtô, những người thợ vì quá quen thuộc với các xe quen, đồng thời vì hà tiện chữ, nên tấm bảng nhỏ ghi công việc hàng ngày của họ toàn những dòng viết tắt lạ lùng:
Nhìn lên tấm bảng, người ta thấy:
- Thêm nhớt cho cô Liên. Hai lít.
- Bugi ông Hoàng yếu. Cạo
- Bác Anh yếu điện. Sạc
- Bà Thắm tuột dây Ăm-bray-da.
- Rửa cô Hà...

Nói tắt
Trong quán nhậu, khách gọi anh bồi:
- Anh ơi, cho thêm hai đĩa thịt dê nhé!
Cùng lúc đó, một ông khách mới vào quán kêu:
- Cho tôi hai đĩa thịt chó!
Anh bồi hướng vào bếp la lớn:
- Hai dê ăn thêm, hai chó mới vào!!!

Tránh sai lầm của bố 
Mẹ đang đi dạo cùng con trai nhỏ. Gặp cô bạn gái xinh đẹp, cúi xuống giục con:
- Gregory, hun cô Lucie đi con.
- Không!
- Gregory, mẹ nói con phải vâng lời.
- Nhưng cô Lucie sẽ tát con!
- Vớ vẩn! Điều gì khiến con nghĩ như vậy?
- Bởi vì chính bố đã thử và bị cô ấy tát rồi!

Tác hại và tác dụng
Trên diễn đàn, giáo sư đọc bài diễn văn về tác hại của rượu:
- Các anh nên nhớ, rượu là nguyên nhân dẫn đến sự chia ly của biết bao cặp vợ chồng... 
- Xin lỗi giáo sư - một thanh niên đứng lên hỏi - Xin giáo sư cho biết, vậy cần phải uống bao nhiêu để có thể có được sự chia ly này ạ?

Tư tưởng lớn gặp nhau
Một tối nọ ở công viên:
Nàng: Anh yêu ơi, anh đang nghĩ gì thế?
Chàng: Anh cũng đang nghĩ như em vậy.
Nàng: Eo ơi, bậy thế!
 

MÁY BẮT TRỘM
Một công ty Mỹ chế tạo được 1 cái máy bắt trộm nên đem qua 1 số nước Đông Nam Á thí nghiệm:
Qua Campuchia, sau 3 ngày, bắt 50 thằng ăn trộm .
Qua Lào, sau 3 ngày, bắt 100 thằng .
Qua Indonesia, sau 3 ngày, bắt 150 thằng .
Qua VN, sau 3 ngày, mất máy..... ! 
 
KHỎI LO
Giữa hai bà bạn thân:
- Sao chị để chồng chị theo tán tỉnh các cô gái trẻ tuổi mà không ghen.
- Kệ ông ấy. Cũng như những con chó cố chạy theo ô tô đấy thôi, lúc đuổi kịp rồi cũng có lái được đâu.

 CÒN KỲ DIỆU HƠN NHIỀU
Trong giờ giáo lý dạy trẻ giáo viên kể cho trẻ em nghe truyện ông Giona chui vào bụng cá mập. Giáo viên lên giọng hùng hồn ca ngợi phép lạ một lúc và kết luận:
- Ba ngày ba đêm dưới biển, nhưng nhờ phép lạ, ông vẫn còn sống. Thật là một điều kỳ diệu của phép lạ!
Và quay lại hỏi các em:
- Có em nào biết còn phép lạ nào kỳ diệu khác nữa không?
Một em giơ tay nói:
- Theo con, nếu con cá mập chui vào bụng ông Giôna thì còn kỳ diệu hơn nữa!!!

LỜI KHUYÊN CHÍ LÝ
Tân binh quân chủng nhảy dù hỏi huấn luyện viên trước khi nhảy lần đầu:
- Tôi phải làm gì nếu như dù không mở khi tôi nhảy ra khỏi máy bay ?
- Anh chỉ việc mang dù về kho và đổi lấy cái dù khác.

 KHÔNG PHẢI ĐÂU
Một chàng theo “cua” một nàng khá lâu, cho đến một hôm được nàng mời về nhà.
Chuyện vản một hồi chàng thấy bức ảnh chụp một người đàn ông hao hao giống nàng trên bàn bèn hỏi cô nàng:
- Ảnh của anh trai em đây hả?
- Không phải đâu
- Thế là của bạn trai em à?
- Cũng không phải đâu
- Ảnh chồng em à
- Không phải đâu
- Vậy rốt cuộc hắn ta là ai? chàng hơi gắt  trong sự nghi ngờ
- Là em đấy mà, trước khi phẫu thuật đấy...

 GIỎI TÍNH
 Một người đàn ông vào quán ăn và gọi một cái bánh pizza. Người bồi bàn hỏi:
- Thế ông muốn tôi cắt bánh thành 6 miếng hay 8 miếng?
Ông khách trả lời
- Tốt nhất là anh cắt làm 6 miếng thôi. Tôi nghĩ là tôi không thể ăn hết 8 miếng đâu.

Ngái Ngủ
Nửa đêm, vợ một bác sĩ giật mình, lay chồng dậy thì thào:
- Anh ơi, có trộm ở phòng khách
  Vị bác sĩ vừa tĩnh dậy hỏi:
- Thế nó bị bệnh gì?
 
BAY NGAY
 Bé còn rất nhỏ hỏi mẹ:
- Mẹ ơi, có phải các thiên thần có cánh và biết bay không mẹ?
- Đúng rồi con.
- Hồi sáng lúc mẹ đi chợ, con nghe bố gọi chị giúp việc là thiên thần của anh. Thế bao giờ thì chị ấy bay mẹ?
- Ngay bây giờ đây, con ạ!

Lý Do Chánh Ðáng Xin được giải ngũ

(xin chớ đọc nếu đang nhức đầu)
Kính gửi ngài Bộ trưởng quốc phòng.
Tôi xin được trình bày lý do sau đây về việc tôi yêu cầu được nhanh chóng giải ngũ:
1 Năm nay tôi 24 tuổi, đã thành hôn với một phụ nữ goá chồng, 44 tuổi, có con gái riêng 25 tuổi.
2 Trước đó cha tôi đã cưới cô gái này, do đó bây giờ ông trở thành con rể của tôi.
3 Vì con gái riêng của vợ tôi là vợ của cha tôi, nên cô ấy trở thành mẹ tôi.
4 Tháng giêng vừa qua, vợ tôi sinh cho tôi một thằng con trai. Nó trở thành em vợ của cha tôi. Vậy tôi phải gọi con trai tôi bằng cậu.
5 Vào mùa Giáng sinh, vợ của cha tôi lại sinh một thằng con trai. Thằng bé này vừa là em trai tôi vì nó là con trai của cha tôi, vừa là cháu ngoại tôi, vì nó là con của con gái vợ tôi.
6 Vậy tôi là anh của cháu ngoại tôi. Vì tôi là chồng của mẹ vợ cha tôi, nên tôi là cha vợ của cha tôi. Vậy tôi là ông ngoại của tôi.
7 Vì thế cho nên tôi kính xin ông cho tôi được giải ngũ, vì luật pháp cấm cha, con và cháu cùng đi lính cùng một thời điểm. Tôi hy vọng ông sẽ thông cảm cho tôi và kính xin ông nhận nơi đây lòng thành kính nhất.
Ký tên
Binh Khùng.
 

Tại sao...??? 
1. Tại sao gọi là ông Trăng ( ông trời , ông sao) mà không gọi bà Trăng?
Câu trả lời: tại vì con trai đẹp hơn con gái!
2. Tại sao có bà phù thủy mà không có ông phù thủy?
Câu trả lời: không có người đàn ông nào độc ác hơn đàn bà!
3. Tại sao chỉ có mỹ nhân kế mà không có nam nhân kế?
Câu trả lời: Họ không gian xảo như phụ nữ được!
4. Tại sao có ông Noel mà không có bà Noel?
Câu trả lời: Tại vì đàn ông nhân hậu hơn đàn bà!
5. Tại sao gọi là phụ nữ mà lại không có... phụ nam?
Câu trả lời: Tại vì con gái chỉ là phụ thôi!!!
6. Tại sao không có Cậu Hồn mà lại có Cô Hồn
Câu trả lời: tại vì các cậu không thành "Ma" mà sẽ thành "Phật"
     

SỢ VÀ KHÔNG SỢ
Sau bữa cơm trưa, cả cơ quan ngồi quanh ấm trà đặc. Câu chuyện rôm rả ngay từ đầu (như bao ngày vẫn thế). Chuyện đi chuyện lại, cuối cùng chuyển qua đề tài... không nói ra ai cũng biết: Nam, nữ. Một người nói:
- Bây giờ chúng ta bắt chước trò "Đố vui để chọc" nhé!
- Thế nào? - Mọi người hớn hở.
Chủ đề thi hôm nay: "Chuyện vợ chồng". Có 2 ô chữ, 1 dành cho đàn ông và 1 dành cho phụ nữ. Người thắng cuộc sẽ được miễn tiền cơm trưa mai. Ô chữ thứ nhất dành cho đàn ông, gồm có 9 chữ cái. Đây là điều mà đàn ông sợ và không sợ. Ai đoán được chữ cái đầu tiên, có thể đọc luôn cả ô chữ.
Người thứ nhất:
- Tôi xin đoán chữ K.
- Xin chúc mừng! Có 3 chữ K.
- Xin đọc luôn.
- Xin mời.
- "Khó, khổ, khô". Tức là, đàn ông không sợ "khó", không sợ "khổ", chỉ sợ "khô".
- Hoàn toàn chính xác.
Mọi người vỗ tay rôm rốp.
Bây giờ là ô chữ dành cho phụ nữ, cũng gồm có 9 chữ cái: Đây là điều phụ nữ sợ và không sợ.
Lần lượt, các cô chưa chồng đoán nhưng vẫn trật. Đến chị cao tuổi nhất (đã có chồng):
- Tôi xin đoán chữ M.
- Có 3 chữ M.
- Tôi xin đọc luôn.
- Xin mời chị.
- "Mỏi, mệt, mềm". Tức là, phụ nữ không sợ "Mỏi", không sợ "Mệt", chỉ sợ "Mềm".

Châm Ngôn trong ngày 
·        Thất bại vì ngại thành công ...!
·        Đừng bi quan, vì trong cái rủi nó còn có cái xui ...
·        Không cần mình đẹp ... Chỉ cần người khác xấu.
·        Ngu không phải là cái tội, mà cái tội là không biết mình ngu!
·        Sống là phải cho người khác, để học được kinh nghiệm là đòi lại sẽ rất khó !
·        Đừng bao giờ bán đứng bạn bè khi chưa được giá.
·        Hãy tự hào vì từ bàn tay trắng mà ta đã ta tạo nên ... vô số nợ!
·        Đừng tự hào vì mình nghèo mà học giỏi; mà hãy tự hỏi tại sao mình học giỏi mà vẫn nghèo !

Ước mơ trong ngày
·        Có khi nào trên đường tấp nập...
         Tui zô tình dzấp phải bịch kim cương

ĐÀN ÔNG KHÁC ĐÀN BÀ
- Đàn ông muốn hư hỏng phải có tiền;
   đàn bà muốn có tiền phải hư hỏng.
- Đàn bà thích nhiều thứ ở một người đàn ông; đàn ông lại chỉ thích một thứ ở nhiều người đàn bà.
- Đàn ông lúc nào cũng muốn nhưng không phải lúc nào cũng có thể; đàn bà lúc nào cũng có thể nhưng không phải lúc nào cũng muốn.
--

TRAN KY NAM