Pozdrav

Tady jsi doma, jen tady a nikde jinde je to tvá země, tobě patří a ty patříš k ní, jenom k ní.

Thứ Năm, 27 tháng 6, 2013

Sống với nhau như thế nào?

Tôi hỏi đất: đất sống với nhau thế nào?
Đất trả lời: chúng tôi làm nền móng cho nhau
Tôi hỏi nước: nước sống với nhau thế nào?
Nước trả lời: chúng tôi hoà lẫn vào nhau
Tôi hỏi gió: gió sống với nhau thế nào?
Gió trả lời: chúng tôi nâng cánh cho nhau
Tôi hỏi mây: mây sống với nhau thế nào?
Mây trả lời: chúng tôi tan biến vào nhau
Tôi hỏi cỏ: cỏ sống với nhau thế nào?
Cỏ trả lời: chúng tôi hoà quyện và réo rắt bên nhau
Tôi hỏi cây: cây sống với nhau thế nào?
Cây trả lời: chúng tôi che chở và leo quấn cho nhau
Tôi hỏi người: người sống với nhau thế nào?
Không ai trả lời
Không ai trả lời
Không ai nói gì cả
Vì người còn đang bận giận hờn và chà đạp lên nhau
Vì người còn chôn chặt nụ cười và không cùng chia sẻ
Vì người còn nghi kị và mưu chước lẫn nhau
Vì người còn nặng nỗi thương đau
Vì người còn quên cách yêu nhau
Vì người còn chưa biết được rằng sự sống vốn rất mau... tàn lụi...
 

NÃO NHỚ, NÃO QUÊN

BS LƯƠNG LỄ HOÀNG
Trung tâm Oxy cao máu 
trình bầy .
 
Trong khi ngủ, não sàng lọc thông tin trong ngày để đưa vào bộ nhớ. Muốn được vậy thì giấc ngủ phải sâu, phải ngon đến độ có nhiều giấc mơ. Tốt hơn nữa là làm sao để bận cách mấy cũng có giấc ngủ trưa. Không cần ngủ lâu, không cần hơn 30 phút, chỉ cần mươi phút đã đủ để dọn đường “phần cứng” của não bộ.

Trong khi thầy thuốc khắp nơi nghiên cứu cách chữa bệnh Alzheimer đụng gì quên đó của người già thì tình trạng đãng trí vừa nghe quên liền, chưa nói hết đã quên của người trẻ đã từ lâu vượt xa mức báo động.
Nhờ ngủ ngon mà nhớ
Nếu tưởng não nghỉ xả hơi khi gia chủ mơ giấc nam kha, thì lầm. Não cần giấc ngủ để... làm việc. Chính vì chất lượng của trí nhớ gắn liền với độ sâu của giấc ngủ, theo kết quả nghiên cứu ở Đại học Schleiweg-Holstein (CHLB Đức), nên người mất ngủ mất luôn trí nhớ.
Tất cả tín hiệu thần kinh trong ngày được bộ não tập trung, nhưng để đó. Chính trong lúc ngủ là lúc não sàng lọc thông tin để đưa vào bộ nhớ.
Muốn được vậy thì giấc ngủ phải sâu, phải ngon đến độ có nhiều giấc mơ. Tốt hơn nữa là làm sao để bận cách mấy cũng có giấc ngủ trưa. Không cần ngủ lâu, không cần hơn 30 phút, chỉ cần mươi phút đã đủ để dọn đường “phần cứng” của não bộ.
Biết là giấc ngủ quan trọng nhưng nếu tưởng chỉ cần dùng thuốc an thần để ngủ cho được nhằm tăng cường trí nhớ, thì lầm to. Thuốc an thần tuy tạo được giấc ngủ nhưng não bộ đồng thời cũng mê một lèo khiến quên luôn công việc ghi vào bộ nhớ.
20% năng lượng cho tư duy
Đừng thấy não nhỏ nên nghĩ não ít ăn. Não lúc nào cũng tiêu thụ không dưới 20% năng lượng của cơ thể riêng cho chức năng tư duy. Não vì thế rất cần nước và chất đường cho tiến trình sinh năng lượng.
Theo các chuyên gia ở Đại học Erlangen (CHLB Đức), uống không đủ nước trong ngày lại thêm bữa ăn chiều thiếu chất ngọt là một trong các lý do khiến bao nhiêu tín hiệu thần kinh vừa nhập vào lại ra ngay, cứ như nước đổ đầu vịt.
Không béo không bổ
Bên cạnh nước và chất đường, chất béo lại cần thiết cho cấu trúc của tế bào thần kinh, như 3-Omega, acid linoleic... là món ăn chính của bộ não. Đừng tưởng cử béo thì tốt cho não.
Trái lại là khác. Đừng để tăng mỡ trong máu vì đó là yếu tố bất lợi cho hoạt động của bộ não. Nhưng thiếu chất mỡ trong cơ thể cũng tai hại tương tự. Thêm vào đó, não không thể dẫn tín hiệu thần kinh, dù là hình ảnh hay âm thanh vào bộ nhớ nếu thiếu dưỡng khí.
Chính vì thế mà nhiều thầy thuốc khuyên dùng cây thuốc có công năng cải thiện hàm lượng dưỡng khí trong não bộ, như bạch quả, việt quất, ngay cả cho người chưa có triệu chứng đụng đâu quên đó.
Đừng ngồi yên nếu còn thương não
Nhiều công trình nghiên cứu về bệnh lý do stress cho thấy, người vận động thể dục thể thao trong ngày ít quên hơn người thích ngồi nhiều hơn đi. Theo các nhà nghiên cứu về lão khoa ở Hoa Kỳ, vận động là điều kiện để bộ não không thiếu dưỡng khí trong đêm.
Tỷ lệ tai biến mạch máu não cũng như bệnh trầm uất thấp hơn thấy rõ ở nhóm người cao tuổi nhưng còn hăng hái hoạt động. Không cần nhiều nhưng đều. Cũng không cần thái quá, nhẹ nhàng thôi, như đi bộ, bơi lội, đạp xe, khí công, miễn là ngày nào cũng có.
Trăm hay không bằng tay quen
Cũng như các nội tạng khác, muốn não ngày nào cũng “bén nhọn” mà không tập luyện chẳng khác nào đi thi mà không học bài. Kiểu nào cũng được, chơi ô chữ, sudoku, học ngoại ngữ, vẽ tranh..., kiểu nào cũng tốt, miễn là đừng ngồi yên mỗi ngày nhiều giờ trước máy truyền hình vì nó tai hại vô cùng cho bộ não, ngay cả ở người còn trẻ, ngay cả ở trẻ con!
Căng thì căng, nhưng đừng quá thẳng
Stress là khó tránh trong cuộc sống được tiếng văn minh này. Khó tránh nhưng thiếu stress cũng không xong. Chỉ khổ cho não bộ vì nội tiết tố nẩy sinh trong tình huống stress bôi sạch bộ nhớ, chẳng khác nào virút trong máy tính. Biết vậy thì đừng già néo rồi tự làm đứt dây.
Trái lại, nên hai mặt đôi công, vừa tìm cách pha loãng stress bằng thể dục thể thao, thiền định, kiểu nào cũng được, miễn vui là chính, để chủ động bảo vệ tế bào thần kinh bằng hoạt chất sinh học có tác dụng kháng oxy-hóa.
Thêm vào đó, đừng tự đầu độc cơ thể và bộ não bằng thuốc lá, rượu bia, thịt mỡ... Với bộ não “ngập rác” thì quên là cái chắc vì đâu còn chỗ nào để nhớ!

Thứ Tư, 26 tháng 6, 2013

Thứ Tư, 12 tháng 6, 2013

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III Hội Việt-Séc

Ban chấp hành Trung ương Hội Hữu nghị Việt Nam - Séc trân trọng thông báo :
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III 
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III Hội Hữu nghị Việt Nam - Séc sẽ được tổ chức vào ngày
Chủ nhật 30 tháng 6 năm 2013.
Thời gian: Một buổi, bắt đầu từ 8h00 sáng.
Hội trường Bộ Công Thương, 
23 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Trân trọng kính mời các anh chị hội viên tới dự và đóng góp ý kiến để Đại hội thành công tốt đẹp.
Ghi chú: Đăng ký tham gia với chị Trần Minh Hiền và anh Nguyễn Mạnh Long, 2 thành viên BTC Đại hội, trước ngày 23 tháng 6 năm 2013, để BTC chủ động trong công tác tổ chức Đại hội.
Địa chỉ liên hệ:    - Trần Minh Hiền,                                     
                                ĐT: 0903245891, 04-38212957;             
                                Email : hientm2703@yahoo.com
                                                              
                              - Nguyễn Mạnh Long,
                                ĐT : 0913099097
                                Email : longvufo@yahoo.com    
                                                                      
                       
Nhận Giấy mời tại: Ban Châu Âu, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, 105 Quán Thánh, Hà Nội.
Liên hệ : Ông Nguyễn Mạnh Long (ĐT : 0913099097), Cán bộ Liên hiệp, UVBTV, PTTK Hội.
BCH TW Hội Hữu nghị Việt Nam - Séc

Jak se peče domácí chleba v troubě...



Jak se peče chleba doma bez domácí pekárny?
Připravila jsem pro Vás první blog, je to taková minireportáž o pečení chleba. Zde je recept a pár fotek, jak na to.
1/ Je potřeba koupit žitnou mouku, pivo - ležák (ale vyzkoušené je i nealko J) a sušené droždí.
2hrnky žitné mouky + půl sáčku sušeného droždí a 1,5hrnku (hrnek = 250ml) světlého piva smícháme, klidně může pomoct kuchyňský robot

Toto těstíčko můžeme nechat přes noc kynout, nikdy ne déle!, ale stejně dobře vykyne i na teplém místě během hodinky.
2/ Když je vykynuté těstíčko,tzv. základní kvásek, začneme míchat opravdové chlebové těsto. V tom vám hodně pomůže buď kuchyňský robot. U nás doma tuto práci zastává můj manžel a to velmi rád. Baví ho to a už sám si řekne, kdy přidat ještě špetku mouky a odhadne, kdy už je těsto správně zpracované. 
3/ 3 hrnky světlé mouky (= obyč. hladká mouka), 1 vejce a vzešlý pivní základ smícháme.
 
4/ Přidáme 2lžíce celého kmínu a 2lžíce drceného kmínu, každý si může množství upravit podle chuti nebo přidat klidně i bylinky, 1lžíci soli, 2lžíce cukru krystal a 2lžíce oleje (moc dobrý je olivový) a hněteme. Nelekněte se, že zpočátku těsto vypadá hodně divně, ale stane se z něj časem krásná kompaktní hrouda. Pokud Vám připadá těsto moc řídké, klidně přidejte (po troškách) malinko mouky, někdy stačí opravdu troška navíc a musíte zase přikápnout vodu.

5/ Když máme bochníček hotový, můžeme ho buď rozdělit na dva menší ? jako jsme to udělali my? nebo nechat 1 velký bochník. Vložíme je do misek vymazaných olejem a necháme vykynout další hodinku.

po vykynutí...
6/ Plech posypeme malým množstvím žitné mouky (můžeme péct i na pečícím papíře) a vyklopíme na něj bochánky. Do středu je dobré udělat křížek, lépe vykynou. Necháme je opět hodinu kynout na teplém místě pod utěrkou.

7/ elektrickou troubu předehřejeme na 180° a pečeme cca 45minut. Před vložením plechu do trouby potřeme chléb vodou (kdo ho chce slanější, může do vody dát 1/2lžičky soli).

Chléb potíráme i během pečení, má potom lepší kůrku.

A FINÁLE!!!!
Jestli je chléb upečený zjistíme nejlépe tak, že ho sundáme (někdy i drsně odsekáme z plechu) a poklepeme na něj zespodu. Pokud zní dutě, je hotový.

Hotový voňavý kmínový chléb je na světě a vy máte celý byt provoněný...
Dobrou chuť!!!

Thứ Năm, 6 tháng 6, 2013

Tim ngừng đập phải làm sao...?!


1 bác sĩ tim mạch nói rằng, nếu mỗi người đọc được thông tin này mà chia sẻ cho 10 người biết thì chúng ta sẽ cứu được ít nhất 1 người.
 
LÀM SAO ĐỂ SỐNG QUA CƠN ĐAU TIM KHI BẠN Ở 1 MÌNH 
Người bệnh khi lên cơn đau tim thì tim họ sẽ đập loạn nhịp, yếu, sau đó họ cảm thấy choáng, uể oải. Khi bắt đầu cảm thấy như thế, thì chỉ còn 10 giây nữa họ sẽ ngất. Tuy nhiên người bệnh có thể tự giúp mình bằng cách ngay lập tức ho thật mạnh, thật dài và thật sâu (như khạc đờm từ sâu trong ngực) đồng thời, trước và xen kẽ mỗi cơn ho người bệnh hít 1 hơi thật sâu.

Người bệnh cần lặp lại hít thở sâu và cơn ho như trên mỗi 2s, chỉ dừng lại cho đến khi cảm thấy tim đập trở lại bình thường và người có thể giúp đỡ đến.

Hít thở sâu giúp cho oxy vào phổi nhiều hơn bình thường và mỗi cơn ho dài, mạnh, sâu giúp bóp mạnh quả tim làm cho máu lưu thông.

1 bác sĩ tim mạch nói rằng, nếu mỗi người đọc được thông tin này mà chia sẻ cho 10 người biết thì chúng ta sẽ cứu được ít nhất 1 người.

Xin vui lòng chia sẻ!


Bình luận 1 (do.honza@seznam.cz):
Tôi đã qua trải nghiệm đó và thấy việc hít thở sâu, dài (khoảng chục lần) đem lại hiệu quả tốt. Bản thân tôi bị mạch vành đã gần chục năm và thỉnh thoảng bị những cơn đau ngực, hoặc huyết áp tăng cao (ù tai, choáng nhẹ...).