Pozdrav

Tady jsi doma, jen tady a nikde jinde je to tvá země, tobě patří a ty patříš k ní, jenom k ní.

Thứ Tư, 17 tháng 4, 2013

Cô gái ở Czech tìm cha người Việt

Cô Katrin Tranova, sinh năm 1989, tìm người cha Việt tên Thông, từng là công nhân cơ khí tại Czech.
Katrin hồi nhỏ (trái) và hiện tại. Cô không được gặp mặt cha từ khi còn nhỏ xíu. (Ảnh do Katrin cung cấp).
Katrin Tranova, sinh ngày 23/2/1989 tại Cộng hòa Czech và hiện sinh sống tại Thụy Sĩ. Katrin có bố người Việt và mẹ người Czech.
Theo những thông tin mà Katrin có được về cha mình thì ông tên là Trần Văn Thông, sinh năm 1963 tại Hà Nội. Ông là công nhân thợ nguội tại nhà máy cơ khí tại Ostrava những năm 1988-1991. Cha con cô đã hơn hai mươi năm qua không gặp nhau.
Katrin kể rằng bố mẹ cô làm đám cưới vào tháng 8/1991, nhưng lại ly hôn ngay tháng 12 năm đó. Sau khi hôn nhân đổ vỡ, mẹ Katrin đưa cô đi nơi khác sinh sống.
Sau này Katrin biết bố Thông có đi tìm, nhưng khi đó mẹ con cô đã qua Thụy Sĩ nên ông không liên lạc được.
Cô cũng mới được biết rằng bố từng viết thư tìm cô qua địa chỉ bà ngoại nhưng bà không cho cháu biết. Từ sau khi biết điều đó, Katrin luôn khao khát tìm lại được cha và gia đình nội mà cô bị cắt đứt liên lạc suốt những năm qua.
Mẹ của Katrin trong bức ảnh cưới năm 1991. (Ảnh do Katrin cung cấp)
Cách đây một năm, Katrin liên lạc được với Viện Goethe, một tổ chức giao lưu văn hóa quốc tế của Đức tại Việt Nam và nhờ tìm lại cha với những thông tin kể trên. Cô còn có ý định sang tận Việt Nam để tìm cha, bởi cô còn lưu được nhiều thông tin khác nữa như ngày tháng năm sinh của cha, tên của ông bà nội. Tuy nhiên do chưa có chút manh mối nào chắc chắn nên chuyến đi bị hoãn.
Thiếu nữ mang hai dòng máu Việt-Czech nói rằng mong muốn cháy bỏng của cô là tìm lại được cha. Katrin hy vọng qua báo chí, cha cô có thể nhận ra cô hoặc những người quen biết ông có thể cung cấp thông tin giúp cô liên lạc với cha đẻ của mình./.

Nguồn tin: VnExpress

Thứ Bảy, 13 tháng 4, 2013

Đổi mới tư duy

Đã bắt đầu có những đổi mới trong tư duy đối với dự thảo Hiến pháp.
Mời các bạn vào xem đường link sau của Vnexpress:
http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/2013/04/de-xuat-ten-nuoc-viet-nam-dan-chu-cong-hoa/

Để chắc ăn tôi xin kéo xuống đây:

Đề xuất tên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

Qua tổng hợp ý kiến người dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp, có thêm phương án mới là lấy lại tên nước thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tuyên ngôn độc lập.
> Giữ điều 4 Hiến pháp là 'phù hợp vai trò lãnh đạo của Đảng'

Ngày 12/4, Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 trình Thường vụ Quốc hội dự thảo Hiến pháp mới cùng báo cáo giải trình việc tiếp thu ý kiến nhân dân. Với nội dung còn nhiều ý kiến khác nhau, ban soạn thảo để ngỏ bằng cách trình hai phương án.
Cụ thể, Lời nói đầu giờ được diễn đạt theo hai phương án. Trong đó, một phương án ngắn gọn, súc tích, dài không quá 180 chữ, khẳng định quyền lập hiến thuộc về nhân dân. Liên quan đến quyền lập hiến của nhân dân, điều cuối cùng của dự thảo, bên cạnh quy định cũ có thêm phương án mới: “Hiến pháp được thông qua khi có ít nhất 2/3 tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành và phải được trưng cầu dân ý”.
Điều 1 dự thảo tiếp thu, bên cạnh cách viết cũ tên nước là Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, xuất hiện phương án mới, phản ánh chính xác hình thức chính thể và chủ quyền quốc gia về lãnh thổ: “(1) Nước Việt Nam là một nước dân chủ cộng hòa, độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời. (2) Tên nước là Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 2/9/1945. Ảnh tư liệu.
Phương án này thể hiện ý kiến nhiều tầng lớp nhân dân, cho rằng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là tên gọi gắn liền với sự ra đời của chính thể cộng hòa đầu tiên ở Việt Nam, là thành quả của Cách mạng Tháng Tám, đã được long trọng tuyên bố với nhân dân và toàn thế giới qua bản tuyên ngôn độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên đọc ngày 2/9/1945. Tên gọi ấy được khẳng định trong Hiến pháp 1946, 1959 và chỉ được thay đổi bởi Hiến pháp 1980. Về mặt pháp lý, đến thời điểm này, tên gọi Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được sử dụng nhiều hơn so với tên nước hiện nay.
Liên quan đến vấn đề thu hồi đất, Điều 58 dự thảo tiếp thu không còn quy định thu hồi đất với cả “dự án phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời, bổ sung nguyên tắc “thu hồi, bồi thường phải công khai, minh bạch, công bằng và do luật định”.
Bên cạnh việc làm rõ hơn trách nhiệm của Đảng, quyền giám sát của nhân dân với Đảng, khoản 1 Điều 4 dự thảo mới có thêm phương án diễn đạt khái quát, cô đọng về vai trò lãnh đạo của Đảng: “Đảng CSVN là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội”. Các nội dung khác thuộc về bản chất, nền tảng tư tưởng của Đảng đã thể hiện đầy đủ trong Cương lĩnh, Điều lệ Đảng và các văn bản khác, không cần đưa vào Hiến pháp như dự thảo hiện tại. Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp cho rằng, cách diễn đạt này sẽ giúp Hiến pháp mới ổn định hơn, bền vững hơn, tránh phải sửa đổi 5-10 năm một lần mỗi khi văn kiện Đảng có điều chỉnh mới.
Cũng liên quan đến vấn đề Đảng trong Hiến pháp, dự thảo tiếp thu ở Điều 70 về nghĩa vụ của các lực lượng vũ trang xuất hiện hai phương án mới. Một là giữ nguyên, khẳng định các lực lượng vũ trang phải trung thành, bảo vệ tổ quốc và nhân dân. Phương án khác có thêm chủ thể Đảng Cộng sản Việt Nam nhưng đứng sau tổ quốc và nhân dân.
Chương II về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân cũng tiếp thu ý kiến đóng góp phong phú của nhân dân. Theo đó, Điều 15 quy định quyền con người, quyền công dân chỉ có thể “bị hạn chế ở mức độ cần thiết trong trường hợp khẩn cấp” vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, đạo đức, sức khỏe cộng cồng và chỉ “theo quy định của luật”.
Dự thảo tiếp thu cũng làm rõ hơn trách nhiệm của Nhà nước và những bảo đảm của Nhà nước để các quyền cơ bản của người dân là hiện thực và khả thi. Chẳng hạn, quyền sống (Điều 21) có thêm phương án bổ sung nội dung: “Hình phạt tử hình cho đến khi chưa được bãi bỏ, chỉ được áp dụng đối với những tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do luật định”. Các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình (Điều 26) được bổ sung: “Trình tự, thủ tục thực hiện các quyền này do luật định”.
Trong các điều khoản hiến định về quyền con người, nguyên tắc suy đoán vô tội được thể hiện rõ ràng hơn ở Điều 32 dự thảo tiếp thu: “Người bị buộc tội được coi là vô tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của tòa án đã có hiệu lực pháp luật”.
Điều 39 dự thảo tiếp thu thể hiện sự bình đẳng của mọi người trong vấn đề hôn nhân, không phân biệt giới tính khi quy định: “Mọi người đủ tuổi do luật định có quyền kết hôn”. Từ đây mở ra khả năng xem xét, thừa nhận quyền cơ bản cho cả người đồng giới, lưỡng tính, chuyển giới.
Trên cơ sở báo cáo về việc tiếp thu ý kiến nhân dân đóng góp cho Hiến pháp của Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp, ngày 12/4, Thường vụ Quốc hội đã họp, tham gia thêm ý kiến. Vì tính quan trọng của nó, bản dự thảo tiếp thu này sẽ tiếp tục được hoàn thiện, để Ban chấp hành Trung ương tại Hội nghị lần thứ 7 tới thảo luận, góp ý trước khi đưa ra Quốc hội thảo luận tiếp tại kỳ họp vào cuối tháng 5.
Tinh thần là tất cả vấn đề lớn của Hiến pháp, còn ý kiến khác nhau thì Dự thảo sửa đổi Hiến pháp cũng phải đưa ra các phương án khác nhau để toàn Đảng, toàn dân tiếp tục thảo luận cho đến khi Quốc hội quyết định, thông qua Hiến pháp mới tại kỳ họp cuối năm.
Theo Pháp luật TP HCM

Thứ Năm, 11 tháng 4, 2013

Lịch sử về bia Pilsner Urquell



Pilsner Urquell là sản phẩm của vùng Bohemia và những người theo chủ nghĩa tự do.
Loại bia được sinh ra tại thị trấn Pilsen (Tiếng Séc là Plzen) thuộc Bohemia - một vùng đất trù phú cả về tài nguyên thiên nhiên lẫn nguồn lực con người – là trung tâm của Cộng hoà Séc ngày nay.
Bohemia là vương quốc nằm ở ngã ba quốc tế của châu Âu thời trung cổ. Nơi có nền văn hoá và tinh thần hấp dẫn, thu hút được rất nhiều học giả, nghệ sĩ và các nhà nghiên cứu khoa học từ cả phía Đông lẫn phía Tây. Đây là nơi thử thách sức sáng tạo và sự siêng năng của những con người mà ý tưởng của họ có sức lan toả nhanh chóng đến các vùng đất lân cận.
Theo thời gian, di sản của vùng đất Bohemia này cũng đã trở thành một phần của ký ức. Dân Bohemia là những người luôn có ý nghĩ vượt ra ngoài những điều thông thường đã được chấp nhận. Họ sống rất thực tế, luôn tuân thủ theo những luật lệ và tiêu chuẩn của riêng họ

MỘT CÁCH NGHĨ KHÁC Người Séc luôn có xu hướng có thể biết trước những điều mà người khác chưa nghĩ tới. Nhà thiên văn học, nhà toán học Kepler đã biết được hành tinh của chúng ta quay theo một hướng khác với hướng mà mọi người từng nghĩ. Nhiếp ảnh gia theo trường phái siêu thực Sudek cũng đã nhìn thấy được vẻ đẹp trần tục cao cả của con người,và sau đó Kafka đã thể hiện rất rõ mọi thứ khác biệt như thế nào trong các tác phẩm nổi tiếng của ông.
Khi họ đã biết rất rõ mọi thứ khác biệt như thế nào cộng với suy nghĩ sâu sắc và cặp mắt tinh anh của mình họ có thể làm cho cuộc sống của mình trở nên tốt đẹp hơn. Và thứ mà người Séc đã làm được tốt hơn tất cả những nơi khác là BIA.
CON NGƯỜI VÀ NHÀ MÁY BIA Ở PLSEN

Chính Pilsner Urquell đã đưa tên tuổi của Pilsen lên bản đồ. Nhưng chính cư dân của Pilsen đã sản xuất và lập nên nhà máy bia ở trung tâm của thành phố.
Vua Wenceslas Đệ nhị chính là người đã tìm ra vùng đất Pilsen vào năm 1295 và chính ông cũng là người cho phép dân Pilsen có quyền nấu bia. Không lâu sau đó các nghiệp đoàn nấu bia được thành lập để chắc chắn rằng kiến thức và kỹ thuật nấu bia của họ đã được truyền từ đời này sang đời khác.
Bohemia đã dẫn đầu trong việc phát triển công nghệ nấu bia – ví dụ như  Frantisek Poupe – người Séc - là nhà nấu bia đầu tiên sử dụng nhiệt kế. Tuy nhiên, sự đổi mới này vẫn không thể làm thỏa mãn yêu cầu của những người uống bia sành sỏi ở Pilsen

SỰ HÌNH THÀNH CỦA CÁC NHÀ MÁY BIA

Đầu thế kỷ 19, chất lượng bia còn chưa cao và tiêu chuẩn bia còn rất thấp, điều này thôi thúc những nhà nấu bia tâm huyết và đam mê với nghề đã tụ họp nhau lại để tìm ra cách sản xuất bia ngon hơn và chất lượng cao hơn.
Quyết định đầu tiên của họ là chọn một trong những người giỏi nhất, họ đã chọn kiến trúc sư trẻ Martin Stelzer. Kiến trúc sư này đã đi khắp nơi để học cách xây dựng nhà máy bia tốt nhất, sau đó anh này đã trở về Pilsen với bản đề án xây dựng nhà máy bia hiện đại vào bậc nhất thời bấy giờ.
Anh ta đã chọn vùng đất ven sông Radbuza, nơi có rất nhiều đặc điểm thiên nhiên thuận lợi: đá sa thạch rất dễ dàng cho việc xây dựng các hầm rộng để làm kho lạnh ủ bia, tầng chứa nước cung cấp nước ngọt để làm nên loại bia ngon nhất với hương vị đặc biệt.
Nhưng, điều quan trọng nhất là Martin Stelzer cũng đã tìm ra được một chuyên gia nấu bia - người đã thay đổi cách nấu bia truyền thống từ trước đến nay – một người trẻ tuổi người Bavarian (Đức) tên là Josef Groll
KẺ HOANG TƯỞNG JOSEF GROLL

Chuyên gia nấu bia đầu tiên, một kẻ hoang tưởng, một người trẻ tuổi người Bavarian tên là Josef Groll, đã cách mạng hoá cách nấu bia, màu sắc và hương vị của bia.
Loại bia như chúng ta biết ngày nay đều dùng các nguyên liệu cơ bản như: hoa hublông, lúa mạch, nước và trải qua hàng ngàn năm vẫn được nấu theo cách ủ men trên bề mặt và đựng trong các thùng lớn mở nắp.
Groll đã nhìn xa hơn những gì đã làm và đã kết hợp những kiến thức của mình vào quá trình cải tiến mới: cho lên men phía dưới đáy thùng, được biết đến với tên gọi “lagering” với việc đưa vào sử dụng những nguyên liệu tốt nhất chỉ có ở Pilsen: loại lúa mạch đặc biệt, hoa hublông mọc ở vùng Saaz và nguyên liệu không thể thiếu được là nước ngọt duy nhất chỉ có ở Pilsen.
Năm 1842, sự nhìn xa trông rộng của Josef Groll đã trở thành hiện thực. Ông đã thành công trong việc làm nên một loại bia ngon nhất có thể.

MỘT THIÊN TÀI LẬP DỊ Josef Groll là một anh hùng không giống ai, ông là người rất thô lỗ và nóng tính, ông được chính cha đẻ của mình miêu tả là “người đàn ông thô lỗ nhất Bavaria”.
Nhưng đó là tính cách của mỗi thiên tài để thách thức những gì xung quanh họ. Trong suốt chiều dài lịch sử, những thiên tài mà đạt được những bước ngoặt trong lĩnh vực của mình thường là những người có được ý tưởng về một cái gì đó thực sự độc đáo và phải có một điểm chung là có khả năng thấy trước được những điều mà người bình thường không thấy được, và làm nên những điều phi thường.
Như Isaac Newton chẳng hạn ông quan sát một quả táo, cách quả táo rơi cho chúng ta biết về thế giới, và tất nhiên cả Columbus cũng vậy, ông tìm ra một châu lục mới bằng cách bỏ qua những cái mà mọi người đã tìm thấy. Và năm 1842, Josef Groll đã tạo ra được một loại bia làm thay đổi cách nhìn mà từ trước đến nay cả thế giới đã nhìn nhận về bia

CUỘC CÁCH MẠNG VÀNG

Ngay từ buổi đầu của thời đại văn minh, bia lúc đó có màu sẫm và đục. Sau đó cách làm ngược lại của người dân Pilsen, đã tạo nên một sự thay đổi có sức ảnh hưởng tới toàn bộ ngành công nghiệp nấu bia và tạo nên một chuẩn mực cho tất cả các loại bia trên thế giới.
Sau vụ người dân tức giận lăn những thùng bia ra quảng trường và xuống cống, đã tạo ra được một loạt các sự kiện đáng chú ý: một nhà máy bia mới được xây dựng, một chuyên gia nấu bia đầy sáng kiến và cuối cùng là loại bia màu vàng đầu tiên trên thế giới ra đời.
Ngày mồng 4 tháng 10 năm 1842, tại khu chợ St. Martin ở Pilsen, Josef Groll đã cho ra mắt sản phẩm mới của mình: đó là một loại bia màu vàng óng mà mọi người chưa từng được thấy trước đây
BIA PILSNER NGUYÊN CHẤT

Tin tức về loại bia đặc biệt ở Pilsen nhanh chóng lan đi khắp vùng Bohemia. Tuyến đường sắt mới và bia Pilsner nhanh chóng được khách du lịch Đức và Pháp ưa chuộng đã khẳng đinh được sự lôi cuốn của loại bia nổi tiếng vùng Pilsen trên toàn thế giới.
Nhưng thường thì sự thành công bao giờ cũng tạo nên sự cạnh tranh. Loại bia nguyên gốc màu vàng óng của Josef Groll nhanh chóng có nhiều loại bia nhái, nhiều loại trong số đó tự nhận mình là bia Pils, Pilsen hay bia Pilsner dù cho họ có đến từ vùng Pilsen hay không. Thực tế, Pilsner ngày nay trở thành tên chung trên toàn thế giới cho bất cứ loại bia màu vàng được lên men từ đáy thùng.
Năm 1898, nhà máy bia đã tự bảo vệ danh tiếng của mình trước các đối thủ cạnh tranh bằng cách đổi tên thành “Pilsner Urquell - một thuật ngữ tiếng Đức có nghĩa là “nguồn nguyên thủy từ Pilsen”.
Một số người cho rằng, tên này được đổi là để thoả mãn yêu cầu của khách hàng về loại bia màu vàng nguyên gốc. Nhưng những người mà biết rõ nhất về loại bia của mình thì sẽ nói với bạn rằng: Bạn có thể nhận biết loại bia nguyên gốc Pilsner bằng màu vàng sóng sánh hơi sẫm của nó và tất nhiên là cả hương vị đặc trưng mà cả thế giới đã công nhận TRUYỀN THỐNG VÀ SỰ ĐỔI MỚI

Những người uống bia sành sỏi trước đây và hiện nay đều biết chỉ có một loại bia duy nhất và một nơi duy nhất là loại bia Pilsner Urquell được nấu ở Pilsen bằng công thức của Josef Groll với những tiêu chuẩn nghiêm ngặt của nó đã mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử nấu bia của thế giới.
Trong gần 2 thế kỷ, những chuyên gia nấu bia hàng đầu của chúng tôi đã bền bỉ làm việc để đảm bảo rằng Pilsner Urquell luôn cung cấp cùng một hương vị và chất lượng như nó đã từng có từ năm 1842.
Pilsner Urquell lập nên những thành tựu đáng kể, đặc biệt là cho lịch sử cận đại của vùng đất nơi mà loại bia này đươc sản sinh
  BẢO TỒN MỘT BIỂU TƯỢNG BIA

Thế kỷ hai mươi là thời kỳ không mấy hưng thịnh ở Trung Âu. Chiến tranh thế giới thứ nhất đã thay đổi mọi thứ, dẫn đến sự sụp đổ của liên minh đế quốc Hung – Áo và chứng kiến đất nước Tiệp Khắc đứng dậy từ những đống đổ nát của nó. Sau đó lại đến Chiến tranh thế giới thứ hai và cuộc xâm lược của Phát xít Đức, dẫn đến 40 năm dưới chế độ cộng sản và bị cô lập với các nước láng giềng Phương Tây. Sau cuộc cách mạng nhung năm 1989, Tiệp Khắc lại bị chia cắt làm đôi và mọi thứ lại thay đổi một lần nữa … Nhưng qua thời gian và mọi biến cố, có hai thứ không bao giờ thay đổi đó là: Niềm đam mê bia của người Tiệp và hương vị cũng như chất lương của loại bia tuyệt hảo PILSNER URQUELL.
Pilsner Urquell ngày nay chịu sự quản lý của hãng bia hàng đầu thế giới SABMILLER - người gánh trọng trách bảo tồn di sản của Groll trong thiên niên kỷ mới.
Mọi công việc đầu tư đều tuân theo các nguyên tắc cố định của Martin Steltzer: mỗi một nhà máy bia là một công trình nghệ thuật và mỗi cải tiến đều tạo điều kiện cho “nghệ thuật nấu bia” như nó đã từng là như vậy.

Thứ Tư, 10 tháng 4, 2013

Bất thường trong thống kê kinh tế Việt Nam


Buổi họp Diễn đàn kinh tế mùa xuân 2013 tại Khánh Hòa Source ktv/Khánh Hòa.



















 Tại hội nghị có tên Diễn Đàn Kinh Tế Mùa Xuân vừa qua ở Việt Nam, những nghịch lý và bất thường trong các số liệu thống kê về kinh tế một lần nữa được các chuyên gia cảnh báo là chẳng những che dấu hiện trạng yếu kém  mà còn làm chậm tiến độ tái cơ cấu kinh tế vốn đã quá trể nãi lâu nay.

Căn bệnh kinh tế trở thành di căn?
Thế nào gọi là bất thường trong thống kê kinh tế, liệu đây là vấn đề mà chỉ Việt Nam mới có? Mời quí vị cùng Thanh Trúc tìm hiểu trong bài sau:
Tại cuộc họp vừa qua của Diễn Đàn Kinh Tế Mùa Xuân mà báo chí trong nước dẫn lời các chuyên gia  kinh tế rằng nếu cứ vẽ cứ nặn ra những số liệu cho đẹp thì  không thể có sự hiểu biết đúng đắn về hiện trang kinh tế đang mạnh yếu ở mức độ nào để có phương án cứu chữa khi con bệnh kinh tế trở thành di căn và bộc lộ ra ngoài.
Các chuyên gia nêu nhiều thí dụ cụ thể, điển hình như  công thức tính GDP để đưa ra số liệu 4,89% GDP ở Quí Một,  là không thuyết phục. Điểm bất hợp lý thứ hai là sự nghịch lý giữa các số liệu thống kê về xuất khẩu tăng  tương quan với CPI chỉ số giá tiêu dùng bình quân Quí Một năm nay so với cùng thời gian năm ngoái ...vân vân..
Theo chuyên gia kinh tế Lê  Đăng Doanh, số liệu được công bố nếu không chính xác sẽ chẳng giúp ích gì cho ai, có chăng chỉ để các cấp, các ngành khen lẫn nhau thôi.
Dưới mắt chuyên gia kinh tế tài chánh Bùi Kiến Thành, cố vấn  cao cấp cho các tập đoàn kinh doanh lớn ở Hà Nội, không có thống kê nào thực sự là hoàn toàn trung thực và không chỉ Việt Nam mới có chuyện làm đẹp  những số liệu thống kê vì mục đích này hay mục đích khác:

Chuyên gia kinh tế tài chính Bùi Kiến Thành
Chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành

Hồi thời kỳ tôi đi học thương mại và kinh tế quốc tế ở bên Pháp, một hôm ông Jacques Duhamel,  hồi đó là bộ trưởng Bộ Thương Mại Pháp, ông đến giảng và nói rằng các vị nên coi chừng về thống kê. Ông ví dụ thống kê giống như cái áo tắm của phụ nữ, nó cho mình có nhiều ý nghĩ này nọ nhưng mà nó lại che đậy cái quan trọng nhất.
Cho nên việc quản lý thống kê để tạo ra hình ảnh này nọ không phải riêng gì ở Việt Nam mà là tất cả các chính phủ trên thế giới đều có. Nhưng không phải vì vậy mà lợi dụng thống kê để nói tốt những chuyện mà không hoàn toàn là tốt. Đấy là cái trách nhiệm của người quản lý nhà nước, cho thế giới thấy một hình ảnh  trung thực của Việt Nam, chứ không thể vơ đũa cả nắm mà nói rằng tất cả thống kê của Việt Nam đều xấu.
Hệ lụy của việc vẽ hay nặn ra, như từ báo chí trong nước sử dụng, những con số thống kê đẹp đẽ và hứa hẹn, ông Bùi Kiến Thành giải thích tiếp, làm mất lòng tin của giới đầu tư và người tiêu dùng:
Ví dụ thị trường chứng khoán của Việt Nam không phát triển mạnh được là vì những cách tính toán của các doanh nghiệp rồi những báo cáo về vấn đề tài chính không được trung thực, cho nên khi mà đưa ra thì người đầu tư không hoàn toàn tin tưởng những con số đấy.
Tới vấn đề trái phiếu của các doanh nghiệp cũng vậy, không phát triển được. Khi đưa ra những  báo cáo tài chính và làm những cáo bạch cho người đầu tư xem thì người ta cũng chưa hoàn toàn tin tưởng được cái hình ảnh thật sự của doanh nghiệp để người ta có thể lấy cái rủi ro mà mua trái phiếu của doanh nghiệp đấy.
Ở Việt Nam có cái điểm là trước khi báo cáo giải trình gì của các cơ quan nhà nước thì cứ nói tình hình kinh tế diễn biến theo chiều hướng tích cực, tăng bao nhiều phần trăm nơi này tăng bao nhiêu phần trăm nơi kia... Luôn luôn là "tích cực, tích cực", nhưng  mà phẩy một cái là "tuy nhiên, tuy nhiên"... Cái đấy rõ ràng có vấn đề trong báo cáo tình hình, nó thành một nề nếp của một cách giải trình không được thông thoáng lắm.
Đằng sau các con số còn nhiều cái chưa đủ và chưa tốt
Khác với ý kiến của ông Bùi Kiến Thành, chuyên gia độc lập về kinh tế và tài chánh, tiền sĩ Võ Trí Thành,  phó viện trưởng Viện Quản Lý Kinh Tế Trung Ương, có mặt tại Diễn Đàn Kinh Tế Mùa Xuân với chủ đề "Bất Thường Trong Thống Kê Kinh Tế Việt Nam, khẳng định từ khi chuyển sang kinh tế thị trường cách đây hơn hai mươi năm hệ thống thống kê của Việt Nam, được sự hỗ trợ bên ngoài và nỗ lực bên trong, đã cải thiện được rất nhiều:
Nói vui là thế này, vào đầu những năm 90, với số lượng thống kê ở Việt Nam mà có thể làm được một bài về nghiên cứu khoa học cho nó nghiêm chỉnh hoặc là những luận án tốt thì rất là khó.
Thế nhưng từ cuối những năm 90 sang năm 2000, rất nhiều sinh viên Việt Nam đã làm những vấn đề về Việt Nam, kể cả những luận văn về thạc sĩ tiến sĩ, dựa trên những bộ số liệu thống kê của Việt Nam. Tất nhiên trong rất nhiều trường hợp cần có sự giúp đỡ của các chuyên gia và các tổ chức quốc tế nữa. Tức là có những cải thiện rất là đáng kể.
Thế nhưng đúng như các chuyên gia đã nhận định, tiến sĩ Võ Trí Thành phân tích tiếp, đằng sau những con số thống kê còn nhiều những cái chưa đủ và chưa tốt. Số liệu kinh tế Việt Nam hiện nay, ông nói, về chất lượng chưa cao nhìn trên nhiều khía cạnh. Thứ hai, chưa đạt mức độ nhất quán và thứ ba, rất quan trọng, là chất lượng giải trình:
Như vậy, nếu nhìn vào những con số hiện nay, ở thời điểm này, nhất là về nhiều con số vĩ mô, thì nó cũng phản ảnh những điều tôi vừa nói. Rõ ràng là Việt Nam phải cải thiện rất nhiều để hoàn thiện cái hệ thống thống kê và bên cạnh đấy là cái hệ thống công bố thông tin và minh bạch hóa giải trình.
Vẫn theo lời chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành, đi vào cụ thể sau khi đã tham dự hội nghị kinh tế vừa qua, ông thấy có những con số mà ông nghĩ cần được trao đổi và lập luận xa hơn một chút nữa để hiểu có thể đúng như thế hay không phải như thế.
Một điều nữa, cũng liên quan đến số liệu hiện nay, đã đưa ra được một bức tranh và qua bức tranh ấy có thể đánh giá mức độ khác nhau, thấy được những vấn đề kinh tế mà Việt Nam đang phải đối mặt đang phải xử lý.
Ví dụ những vấn đề liên quan đến rủi ro bất ổn kinh tế vĩ mô, những khó khăn đình trệ trong sản xuất kinh doanh, quá trình tái cấu trúc kinh tế,  điều Việt Nam rất muốn làm hiện nay, thì nó diễn ra rất chậm. Đằng  sau những cái không được thì ít nhiều những con số tôi nghĩ cũng phản ảnh những cái tương đối đồng thuận như vậy.
Trong bối cảnh nguồn lực còn rất hạn chế, cách nhìn nhận, cách đánh giá và những đòi hỏi của xã hội cũng đã có nhiều khác biệt, phó viện trưởng Viện Quản Lý Kinh Tế Trung Ương Võ Trí Thành góp ý, thực hiện thống kê kinh tế phải bao gồm minh bạch hóa thông tin, tinh thần trách nhiệm cao trong việc giải trình song song với quyết tâm đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế, một quá trình gian khổ mà Việt Nam đã chấp nhận thì phải tiến tới chứ không thể lùi bước.
Nguồn: rfa

Thứ Bảy, 6 tháng 4, 2013

Češi: Národ pivařů



Niềm tự hào của Dân tộc Những người nấu bia
(mời xem clip bên dưới)
Thùng đựng bia tự làm lạnh (tới 5 độ C)


Knedlíky với bia - Ngon tuyệt
Do toho