Pozdrav

Tady jsi doma, jen tady a nikde jinde je to tvá země, tobě patří a ty patříš k ní, jenom k ní.

Thứ Ba, 28 tháng 8, 2012

Giầu đến phát rầu

Giàu, nước ta có lẽ
Ít ai bằng Bầu Kiên.
Thế mà nay bị bắt,
Tất nhiên vì chuyện tiền.

Nghèo, nước ta chắc chắn
Nhiều người nghèo như tôi,
Mà ăn no, ngủ kỹ,
Vì ít tiền, thế thôi.

Vậy là chúng ta thấy,
Sự khác nhau là tiền.
Và cái sướng, cái khổ
Cũng do tiền, tất nhiên.

Bầu Kiên giàu, giỏi lắm,
Ăn ba bữa một ngày.
Tôi nghèo nhưng cũng đủ
Ăn theo tiêu chuẩn này.

Hình như ông một lúc
Giày chỉ đi một đôi.
Mà rồi quần áo mặc
Cũng không nhiều hơn tôi.

Có đúng thế không nhỉ?
Vậy thì ai hơn ai?
Tiền tất nhiên là quí,
Nhưng không bằng đức, tài.

Giàu tiền, giàu tạm bợ.
Giàu đức, giàu muôn đời.
Cái ý này giản dị
Tôi muốn nhắn mọi người.


Thái Bá Tân

Chủ Nhật, 19 tháng 8, 2012

Kỷ niệm 35 năm CSSR

Những hình ảnh đầu tiên của buổi lễ kỷ niệm 35 năm tốt nghiệp đại học tại CSSR (1971-1977)
Hàng trên cùng: Tú, Khiết, ..., Bình, ..., ..., ..., Ngọc,..., Sản, ...
Hàng thứ hai: Hiển, Cảm, ..., ..., ..., ..., Hưng, ..., Thắng, ...
Hàng ngồi: Bình, V.Dũng, Lộc, Nga, Phương, Chỉnh, Hiền, ..., Bích, Hùng (1969)

Xin lỗi các bạn tôi không có danh sách nên lẫn tên, xin báo lại giúp. Các ảnh khác sẽ được post lên trong ngày mai.
  

Thứ Hai, 13 tháng 8, 2012

Điểm mặt quân thù phú

Biển đông cao sóng hờn căm,
Hải đảo cựa mình đau đáu.
Nhìn về Hoàng Sa, tan dạ nát gan,
Nghĩ tới Trường Sa, đứng tim sôi máu!
 
Hỡi quân thù!
 
Chớ ỷ mạnh mà quen thói hung tàn,
Chớ cậy đông mà giở trò thô bạo!
 
Nói cho mi biết:
 
Đụng tới viên sỏi đảo ta, là đụng tới ngàn năm công đức tổ tiên,
Làm nhục một người dân ta, là làm nhục trăm triệu anh em máu thịt!
Hiếp biển nước ta, là bôi mặt nòi giống Tiên Rồng,
Cướp đất đảo ta, là sỉ nhục giang sơn Đại Việt!
Cha, chú ta, dân cày ruộng cũng là hảo hán anh hùng,
Mẹ, chị ta, người nấu bếp cũng là nữ lưu hào kiệt!
Trước họa nước, bao hiểm địa cũng thành Vạn kiếp, Chi Lăng,
Trước nạn dân, mọi trường giang đều hóa Bạch Đằng, Như Nguyệt!
Hồi trống trường, cũng thành trống trận thúc quân,
Bóng cờ lau, cũng thành bóng cờ quyết thắng!
 
Nói cho mi nhớ,
 
Triệu Nương, một dải yếm đào mà Lục Dận chẳng một tàn quân,
Trưng Vương, hai mảnh quần hồng mà Tô Định không còn manh giáp!
Sức mạnh ta là Hội Nghị Diên Hồng,
Khí thế ta là cánh tay sát thát!
Sao không lấy gương Liễu Thăng, Ô Mã mà soi?
Sao không lấy chuyện Thoát Hoan, Vương Thông mà xét?
Thấy Sầm Nghi Đống, treo cổ sao chẳng rớt tim?
Nghe Hứa Thế Hanh bỏ mạng mà chưa vỡ mật?
Thanh gươm Lê Lợi, trăm năm sau, mi vẫn còn phách mất hồn tan.
Vó ngựa Lý Thường, hai châu cũ (**), đất chẳng dám hoa khai cỏ mọc!
 
Với bọn mi,
 
Tổ tiên ta từng bẻ trúc rừng làm ngọn giáo dài,
Cha anh ta đã lấy lưỡi cày đúc thanh kiếm bạc.
 
Thế mà,
 
Đằng Giang mấy lần nhuộm máu, máu thù chẳng hết  tanh hôi,
Đống Đa một trận phơi xương, xương giặc vẫn chưa rũ mục!
Chương Dương gươm khua chan chát, xác cản mũi tàu, xác nghẽn bước quân,
Khâm Châu sét nổ ầm ầm, máu ngập chân thành, máu dơ chân ngựa!
 
Huống chi nay,
 
Tiềm thủy đỉnh xuất quỷ nhập thần,
Chiến đấu hạm, đi giông về lốc.
Đầy căn cứ, muôn (*) dàn hỏa tiển đối không,
Nghẹt vùng trời, hàng đội phi cơ tiềm kích.
Cờ phất, đạn bay khiếp quỷ kinh thần,
Bấm nút, bom rơi long trời lở đất.
Tàu ta ầm ầm lướt biển, trèo lên sóng dữ gió to,
Quân ta ào ạt băng rừng, đạp nát cây gai lá sắc.
Gươm anh linh thép vẫn ánh ngời ngời,
Tim chính khí máu luôn sôi sùn sụt!
 
Dù vũ khí có chia rõ nhược, cường.
Nhưng ý chí mới định phân cao, thấp:
Quân mi mấy mươi vạn (*), mà Đằng Giang xác nổi như bèo?
Quân mi mấy mươi muôn, mà Hồng Hà thây trôi như rác?
Quân ta mấy vạn, mà xác bọn mi làm nghẽn đường chiến tượng Quang Trung?
Quân ta mấy muôn, mà máu lũ mi đã đẫm giáp chinh y Hưng Đạo?
Lớn miệng khoe đất rộng, mà chịu làm tôi tớ bởi bầy ngựa Nguyên Mông,
Cao giọng ỷ người đông, lại đành làm tai sai do mấy đoàn quân Nhật!
 
Chúng ta đây,
 
Hướng ra biển, triệu triệu anh em chung dạ sẵn sàng,
Muốn hồi hương, vạn vạn kiều bào một lòng háo hức.
Đem tim gan tôi đỏ chí quật cường,
Lấy đoàn kết, nấu sôi lòng son sắt!
Cờ tổ quốc đâu để nhạt màu,
Máu hùng anh không cho phai sắc!
Liệt sĩ Hoàng Sa luôn bám bước quân hành,
Liệt sĩ Gạc Ma vẫn theo người cứu quốc!
Từng đánh mi trăm trận, đã biết đâu đá đâu vàng,
Giờ thử lửa một phen, cho biết ai gang ai sắt?
 
Anh em ta,
 
Nam nhi hề, chí tại biển đông,
Chiến sĩ hề, thân treo đầu súng.
Cửu Long vẫn hiên ngang chín khúc hào hùng,
Hoàng Liên mãi sừng sững mấy tầng cao ngất.
Lúc gian nguy, ra trước ngõ lại thấy anh hùng
Buổi quốc nạn, xoay bai bên đụng người kiệt xuất!
Vì chung trăm trứng, nên đá nghìn non  thương về hải đảo anh em,
Cũng bởi một nòi, mà nước muôn lạch tìm đến biển xanh cốt nhục.
Chung mẹ Âu Cơ, nên máu chảy ruột mềm,
Cùng cha Long Quân, mới lòng đau dạ thắt.
Trăm triệu đồng bào đều muốn vượt trùng khơi,
Mấy triệu anh em luôn hướng về cố quốc.
Bọn chúng bây, nào một lần cướp nước, hại dân,
Anh em ta, đã bao bận đuổi thù, giết giặc.
Thân vắt mạn tàu, bao anh hùng muôn thuở thơm danh,
Chết dưới ngọn cờ, máu liệt sĩ ngàn năm đỏ sắc!
Hét lên đi! Đại Việt hùng cường!
Vung tay lên! Việt Nam bất khuất!
Máu đọ máu thử coi ai đỏ ai đen?
Xương đọ xương thử xem ai vinh ai nhục?
 
Lời cuối cho mi:
 
Lịch sử Âu Lạc không thiếu đấng kiên trung,
Nhân dân Đại Cồ chẳng có người khiếp nhược!
Hải đảo ta một vùng khiêm tốn, vẫn đủ cho lũ giặc chôn thây,
Biển đông ta bốn hướng mênh mông, dư sức để muôn tàu dìm xác!
Ta nói có cội có nguồn,
Mi liệu tính sau tính trước!
 
Kha Tiệm Ly

HỌP MẶT cựu sinh viên ČSSR (1971-1977)


Trân trọng kính mời các cựu sinh viên Tiệp Khắc (khóa 1971-1977) ……………………………………………

tới dự buổi gặp mặt kỷ niệm 35 năm 
tốt nghiệp Đại học tại Československo

vào 10h00, ngày chủ nhật, 19.8.2012
tại quán bia Tiệp Goldmalt 
số 9 Hoàng Cầu, Đống Đa, Hà Nội.

Ban liên lạc
PS: Thông báo này thay cho giấy mời

Chủ Nhật, 12 tháng 8, 2012

Nice wkd !



-----------------------------------------------
Ông A bật diêm xem xăng còn hay hết. Xăng còn. Nạn nhân thọ 49 tuổi.
-----------------------------------------------
Có một người tên là Vui. Một hôm tự nhiên người đó trúng gió chết.

Gia đình theo sau vừa khóc vừa than : "Ối giời ơi! Vui ơi là Vui...."
-----------------------------------------------
Bàn chải đánh răng đau khổ:

- Đôi lúc mình thấy cái nghề của mình là tệ nhất thế giới.
Giấy vệ sinh hét:
- Nghĩ lại đi anh bạn!

-----------------------------------------------
Nhà khoa học Mỹ đã phát minh ra máy bắt trộm rất hiện đại họ mang qua Mỹ thử nghiệm 30 phút, máy bắt được 500 tên, đem qua Trung Quốc trong vòng 10 phút máy bắt được 6000 tên.


Sau đến VN, Họ chờ mãi ko thấy tín hiệu 5, 10, 30 phút, họ đi ra kiểm tra thì...cái máy đã bị trộm mất.

-----------------------------------------------
Bạn bè bảo tôi là thằng cô đơn vì tôi khong có bạn gái.
Nhưng tôi cũng đã từng có người con gái thề cùng tôi sống chết có nhau : "Không trả nợ cho bà, bà thề sống chết với mày".

Cũng từng có người con gái cùng tôi hẹn ước đến kiếp sau : "Muốn cua chị mày hả? Đợi kiếp sau đi cưng ".
Và từng có người con gái cam lòng tự nguyện vì tôi mà chết : "Cái gì? Làm bạn gái ông? Tui thà chết còn hơn" ....
Nghĩ lại tôi thấy mình cũng đào hoa quá !!!

-----------------------------------------------

Khi là bạn: Sống chết có nhau
Khi là thù: Sống chết với nhau

-----------------------------------------------
Vợ hỏi chồng: Anh ơi, anh yêu em vì khuôn mặt xinh đẹp hay thân hình gợi cảm của em?

Chồng: (nhìn từ đầu xuống chân vợ) Anh yêu cái tính hài hước của em đấy

-----------------------------------------------
Một cô gái ngồi sau xe ôm vừa đi đường vừa ngắm cảnh rồi nói với lái xe: "Mới có 15 năm mà Sài Gòn thay đổi nhiều quá".

Anh xe ôm tưởng vớ được Việt kiều liền hỏi:
- Ủa, cô ở Mỹ hay là đâu mới về vậy?

- Dạ không anh, em mới ra tù được mấy hôm. Hồi đó em đi cướp xe ôm

-----------------------------------------------
Trong giờ giảng của một giáo viên tiểu học
Thầy: Đố các em sắp xếp các từ sau thành một câu có nghĩa:
Thầy, đố, nên, không, mày, làm
Trò: (trả lời nhanh nhảu) Làm thầy mày không nên đố
-----------------------------------------------
Chuyện xảy ra tại một trường tiểu học chuyên, lớp chọn tại Quận I, Tp.HCM, thằng bé hỏi cô giáo: Cô ơi, con nít có bầu được không cô?

Cô giáo nói: Con nít không có bầu được con ạ!
Thằng bé quay sang con bé bên cạnh: Đó, cưng thấy chưa. Cứ lo lắng lung tung

Thứ Sáu, 10 tháng 8, 2012

NÓI VỚI CON TRAI …

Ngày con thôi nôi
Các chú các cô quấn lên người lá cờ tổ quốc
Xuống đường đòi lại đất quê hương
Hoàng Sa – Trường Sa là của Việt Nam
Là máu thịt không thể nào chia cắt …
Rồi ngày mai lớn khôn
Con sẽ biết xem bản đồ thế giới
Giữa biển Đông vời vợi
Con thử tìm xem Hoàng Sa – Trường Sa
Những hòn đảo nhỏ rất xa
Mà máu xương bao thế hệ ông cha
Đã đổ xuống để giang sơn này gấm vóc
Ở đâu đó trong những bài con học
Sẽ là ” Biển Đông” hay ” South China Sea” ?
Những đêm giao thừa liệu trên ti-vi
Người ta có còn trực tiếp cầu truyền hình với những người lính Trường Sa hồn hậu?
Thế giới này chao đảo
Địa cầu quay trên chiếc trục già nua
Mạnh được , yếu thua
Chân lý ấy vẫn chẳng thay đổi bao nhiêu kể từ ngày con người biết tranh giành miếng ăn trong những vòm hang tiền sử
” Nước Việt Nam ta lớn hay nhỏ ? “
Cha còn nhớ người ta tranh luận trên diễn đàn ngày hôm qua
Mà hôm nay giọt nước mắt vỡ oà
Giọt nước mắt Việt Nam mằn mặn…
Giọt nước mắt Việt Nam chát đắng
Giọt nước mắt đau đáu nỗi buồn từ mấy nghìn năm …
Cha nghe từ  xa xăm
Tiếng reo hò của những đoàn quân xăm lên tay hai chữ kiêu hùng ” Sát Thát “
Tiếng sóng gầm kiêu hãnh Bạch Đằng Giang
Cha ông từng viết những trang hùng sử vẻ vang
Bằng máu xương và những giọt mồ hôi nhọc nhằn quả cảm …
Cha yêu con nhiều lắm
Nhiều như cha yêu mảnh đất quê hương
Muối mặn gừng cay, cau trầu vấn vương
Cánh cò lả vượt ruộng băng đồng lạc vào ca dao, cổ tích
Quê hương là máu thịt
Con sẽ hiểu thêm nhiều những lúc đi xa
Giữa Paris, London thèm một miếng dưa cà
Quê hương đó, khó quên mà giản dị …
Rồi con lớn và biết nghĩ
Hãy nghĩ bằng tim, bằng óc quê hương
Cha ước mong
Con không phải xuống đường
Đòi lại quê hương vào một ngày Chủ Nhật …
17-12-2007

Chủ Nhật, 5 tháng 8, 2012

GIẢN DỊ MÀ ĐẸP





GIẢN DỊ VÀ ĐẸP

Hưu, được lười, dậy muộn,
Rồi thơ thẩn công viên.
Có một bà lạ hoắc,
Mỉm cười chào thật hiền.

Một thằng nhóc lếu láo
Đá bóng trúng người ông,
Còn hỏi: Ông xem cháu
Đá phát này giỏi không?

Một ông lão hành khất,
Chìa chiếc mũ ra xin.
Lục, không thấy tiền lẻ,
Đành cho hai chục nghìn.

Trời mới mưa, lá mướt,
Mặt trời sau hàng cau.
Chim hót, ừ chim hót,
Nhưng suýt ỉa trúng đầu.

Giản dị và thật đẹp,
Cuộc sống này của tôi.
Thật đẹp và giản dị
Đất nước này của tôi.

Bao đời nay vẫn vậy,
Vẫn vậy sự hiền hòa.
Đói, giản dị mà đẹp,
Cuộc sống của chúng ta.

Bất chợt tim đau nhói,
Đến mức phải chống tay
Vào chiếc ghế sương ướt:
Không lẽ sẽ có ngày

Thay cho lũ chim ỉa,
Cháu đá trúng người ông,
Bà người lạ cười mỉm
Là ảnh Mao Trạch Đông,

Là thứ tiếng xủng xẻng,
Là khẩu hiệu rợp trời,
Cờ năm sao đỏ rực,
Là người mà không người.

Tôi cúi đầu đi tiếp.
Cái lưng còng thêm còng,
Không dám nhìn thằng bé
Vừa đá trúng người ông.

Hà Nội, 30. 7. 2012

Cụ ơi, hãy bớt giận
Bọn chúng nó tham quyền/tiền
Dứt khoát bà lão lạ
Không để chúng nó yên

Cụ cũng bớt suy tư
Về cái bọn "tấu, hài"
Thằng nhóc tuy còn bé
Cũng sẽ biết một hai

Cụ ơi, tin đi cụ
Để diệt bọn đớn hèn
Tuy chỉ là hành khất
Lão cũng quyết một phen

Thấy tim cụ đau nhói
Cháu biết cụ xót xa
Nhưng cụ cứ tin chắc
Nước Việt mãi của ta

Dưới trời mưa..., cau, lá
Có ông cụ lưng còng
Sao bước đi chậm quá
Lòng cụ nặng phải không?

PS. Khuya rồi, chúc cụ ngủ ngon, mai chiến tiếp.

LẠI NÓI VỚI CON


In E-mail
Thái Bá Tân
LẠI NÓI VỚI CON

Con, lại như lần trước,
Khuyên bố nên dưỡng già.
Thơ phú gì cho mệt,
Không sợ bị bắt à?

Cứ thành thật mà nói,
Suốt cả cuộc đời mình
Bố sống trong lo sợ -
Cho ông bà, gia đình,

Rồi giờ thì con, cháu,
Rồi đất nước bất yên.
Sợ cả cái thường nhật
Như thiếu gạo, thiếu tiền.

Điều ấy không khó hiểu.
Bố cũng chỉ là người.
Ai không sợ tù tội
Và mang tiếng với đời?

Trừ những năm trẻ tuổi,
Khi dốt nát, ham chơi,
Còn lại thì bố sợ,
Có thể nói suốt đời.

Mà càng già càng sợ,
Phần do trách nhiệm cao,
Phần do đã biết sống
Vì quốc dân, đồng bào.

Ấy thế mà, con ạ,
Con người thật lạ kỳ.
Đến một điểm nào đó,
Sẽ còn chẳng sợ gì.

Khi bước qua ngưỡng ấy,
Ngưỡng sợ hãi ấy mà,
Người ta thấy thanh thản,
Tâm hồn như thăng hoa.

Con sợ bố bị bắt?
Bắt thì bắt, đã sao.
Mà sợ cũng chẳng được,
Mà còn có đồng bào.

Vì cái tâm bố thẳng,
Vì việc làm bố ngay.
Bố là người dân tốt
Của cái đất nước này.

Mà sao phải bắt bố?
Bố có lật ai đâu,
Còn mang ơn chế độ,
Con biết thế từ lâu.

Bố là người theo Phật
Nên chỉ làm điều lành,
Chỉ muốn đảng, nhà nước
Đổi mới từ chính mình.

Có những cái trước đúng
Bây giờ có thể sai.
Nếu sai thì nên sửa.
Mà sửa đã chết ai?

Bố nghĩ đảng, nhà nước
Cũng vì nước, vì dân.
Thấy sai thì họ sửa,
Chưa liền thì dần dần.

Thế đấy, con gái ạ.
Hai thứ tóc trên đầu,
Bố chỉ sợ cháu ốm,
Vợ chồng mày cãi nhau.

Hà Nội, 23. 7. 2012
  • Em ở mãi Sài gòn
    Đọc thơ anh hàng đêm
    Không đọc, chịu không được
    Đọc rồi, muốn đọc thêm.....   (lủng củng quá, xin tha!)

  • Anh mắng con, mắng cháu
    Mắng cả bọn đê hèn
    Tiếc thân, anh chẳng sợ...
    "Chỉ mong vận nước lên"
  • Chưa gặp anh lần nào
    Chỉ biết anh qua thơ
    Nhưng, những điều anh viết
    Em thích, và tôn thờ                (em nói thật đấy nha!)

  • Em xin tự giới thiệu
    Để anh biết về mình
    Hơi giống anh chút xíu
    Em cũng: lưu hoc sinh

  • Anh kể, anh hiền lành
    Chỉ lo chuyện lẻ tẻ...
    Nhưng rồi anh phẫn nộ
    Em hiểu anh, mà anh!            (câu này sai vần ta?)

  • Em thích chuyện ngày ấy...
    Nước Bỉ, có cô tây
    Nhân chuyện vui anh kể
    Nói thật, hay phét đây?

  • Nhưng nói gì thì nói
    Em biết anh thật lòng
    Anh, con người khẳng khái
    Không nói có, thành không     (không nịnh tí nào ạ)

  • Kính thưa bậc tiền bối
    Chúng em, lứa hậu sinh
    Hàng ngày còn vất vả
    Cũng biết nhục, biết vinh

  • Mong có ngày gặp gỡ
    Không biết có được không?
    Trời nam thật xa cách
    Chỉ còn biết ngóng trông!       (hay điều này quá đà?)

  • PS. Em còn muốn (và có thể) viết nữa
           Nhưng sợ phạm oai gia
           Nếu có dịp nào đó
           Xin sẵn sàng lê la
    Kính anh.
    TQT

Thứ Bảy, 4 tháng 8, 2012

Treo bản đồ Trung Quốc


(Để xem đầy đủ, rõ xin mời vào: http://dantiep.blogspot.com)
Với việc tìm ra tấm bản đồ Trung Quốc xuất bản năm 1905 tôi có một đề xuất như sau:
Đề nghị Cục bản đồ Việt Nam cho in, phổ biến rộng rãi tấm bản đồ này cho nhân dân để treo trong nhà, bên dưới ghi chú một dòng thật lớn: Phần còn lại là Việt Nam và các nước Đông Nam Á. Cấm vẽ bừa!!!
Chúng ta cần cố gắng hiểu thêm về mình nhưng chắc chắn phải biết được họ chỉ có đến đâu.
Lịch sử dân tộc đã nhiều lần sai sót khi lấy sử Tầu để diễn giải sử ta rồi tự áp đặt, gông vào cổ mình cái câu Bắc thuộc. Rất nhiều sử tích ghi sai trái, thí dụ: địa chỉ A (Trung Quốc) mà phải ghi là Trung Quốc ngày nay bởi vì cách đây hàng nghìn năm đâu có phải là của Trung Quốc. Bờ cõi Bách Việt kéo dài tới tận phía nam sông Dương tử kia mà. Đất đai của người Lạc Việt, Âu Việt ngày xưa là cả khu vực Quảng Tây...
Tấm bản đồ này là một minh chứng về việc ta không hiểu họ. Nếu không có tiến sĩ Mai Ngọc Hồng hiến tặng và bảo quản thì ta đành chịu sao. Bây giờ mới biết trên trang mạng thế giới đã có từ lâu rồi. Các nhà sử học, địa lý học làm gì, tiêu bao nhiêu kinh phí của đất nước mà không tìm ra.
Phải có chính sách khen thưởng, ghi công người đó. Để lâu sẽ bị lãng quên ngay thôi.

Bản đồ Trung Quốc vẽ năm 1905
"Theo học giả Dương Danh Dy, bản đồ vừa được tiến sĩ Mai Ngọc Hồng công bố, trao tặng bảo tàng lịch sử Quốc gia là một “bằng chứng thật”. Nó ngay lập tức khiến dư luận Trung Quốc lúng túng. Tuy nhiên, ông Dy lưu ý, có những giai đoạn dài, Việt Nam đã buông lỏng trận địa truyền thông về chủ quyền biển đảo, để mặc Trung Quốc lũng đoạn."
Vẫn là tác giả bài viết này:
Ngay sau khi đăng lên blog CLB Chữ Việt cổ tôi được các bạn từ khắp nơi trên thế giới gửi cho 12 bản đồ Trung Quốc từ xưa tới nay. Mọi việc rõ như ban ngày và chứng tỏ có sẵn đâu đó vậy mà các cơ quan chuyên môn của Việt Nam chẳng có gì. Thật là yếu kém.
Tôi xin post lên đây làm thí dụ một số vì sợ đầy ắp trang tin:

1797 Qing Dynasty
1800-1899 Qing Dynasty
1800-1899 Qing Dynasty
1862 Qing Dynasty
1909 Qing Dynasty
1926 Republic of China
Bàn tay không thể che được mặt trời. Chỉ có bàn tay chắp lại quy phục thì chẳng làm được gì cả!!!

Chiến tranh năm 1979 - Cách nhìn từ người Nga

Việt Nam vẫn đang kiêu hãnh về những chiếc đầu lâu của lính Trung Quốc trong rừng rậm
Việt Nam đã anh dũng đẩy lùi cuộc tấn công của Trung Quốc cách đây 30 năm. Mối thù nghịch giữa hai nước tiếp tục trong hơn 2.000 năm.
 
Cách đây 2500 năm, lãnh thổ của Việt Nam đã từng lan rộng tới Sông Yangtze (phía nam sông Dương Tử). Người Việt Nam đã chứng tỏ cách đây 30 năm rằng họ có thể vẫn còn tiến hành được một cuộc chiến tranh.
Chiến tranh biên giới Việt-Trung.png
 
Cuộc chiến đã nổ ra năm 1979 bởi vì những mối quan hệ căng thẳng giữa Liên bang Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô Viết và Trung Quốc. Hai chế độ cộng sản đang tranh giành ảnh hưởng đối với các quốc gia trong phe xã hội chủ nghĩa. Bắc Kinh đã không thể khoác lác được về bất cứ thành công nào: phạm vi ảnh hưởng của họ chỉ bao gồm có hai nước Albania và Kampuchea.Pol Pot đã tấn công sang những vùng lãnh thổ biên giới của Việt Nam năm 1978. Hà Nội đã đáp trả bằng cách đưa quân tràn sang Kampuchea từ tháng 12-1978. Trung Quốc đã có được một lý do để xen vào phe Pol Pot và xâm chiếm Việt Nam cốt để làm suy yếu ảnh hưởng của Liên Xô trên thế giới.Hoa Kỳ đứng đằng sau cuộc xung đột: nước này đang đấu tranh chống chủ nghĩa cộng sản. Hoa Kỳ khi đó đã đặt Trung Quốc vào vị trí chống lại các nước đồng minh của Liên Xô bằng hứa hẹn sẽ trợ giúp Bắc Kinh.Đội quân Trung Quốc hùng hậu với 600.000 người đã tấn công Việt Nam dọc theo toàn tuyến biên giới dài 1.460 km. Việt Nam chỉ có hai sư đoàn để chống lại 44 sư đoàn Trung Quốc. Khoảng 85% binh lính Việt Nam khi đó đang đóng tại Campuchea, cách xa hàng ngàn cây số. Tuy nhiên, Trung Quốc đã thất bại trong một cuộc chiến tranh chớp nhoáng: Việt Nam đã hành động tuyệt vời mà không cần có vai trò cơ bản của các lực lượng chính quy.
Các đơn vị biên phòng và dân quân địa phương đã tỏ rõ sức kháng cự mãnh liệt trước kẻ thù xâm lược. Những toán quân Trung Quốc chỉ di chuyển được có 15 km trong lãnh thổ Việt Nam trong ba ngày đầu của cuộc chiến. Chỉ vài ngàn lính biên phòng Việt Nam nhưng đã ngăn cản được cả một đoàn quân.
Chỉ sang ngày thứ ba dân quân Việt Nam mới tham chiến. Các toán quân Trung Quốc di chuyển dọc theo những con đường hẹp trong rừng rậm – địa thế xung quanh rất tiện lợi cho việc gài bẫy. Các binh lính Việt Nam dần dần đã chia cắt quân đội địch thành nhiều mảnh.
Một nhóm cố vấn Liên Xô đã tới Việt Nam ngày 19 tháng Hai 1979. Moscow đặt quân đội ở Đông Âu của mình trong tình trạng báo động cao độ và đã hăm doạ tràn qua Trung Quốc. Hạm đội Thái Bình Dương của Liên Xô khi đó đang tiến vào vùng biển Trung Quốc. Các chiến đấu cơ Sô Viết chuyển vận một nhóm quân đội Việt Nam từ Campuchea về , để có thể tổ chức được một đội quân Việt Nam hùng hậu 100.000 người. 
 Trung Quốc bắt đầu rút các toán quân của họ vào ngày 5 tháng Ba. Họ đã tuyên bố chiến thắng nhưng không bao giờ giải thích lý do vì sao họ lại thất bại trong việc bảo vệ Pol Pot, đồng minh khát máu của mình. Mãi mười năm sau Việt Nam mới rút quân khỏi Campuchea, sau khi đã đánh bại Khmer Đỏ.
Các binh lính Việt Nam đi theo sau cuộc triệt thoái của quân đội Trung Quốc trong hai tuần và đã tiêu diệt 62.500 lính Trung Quốc. Họ còn phá hủy tới 50% vũ khí hạng nặng của quân đội Trung Quốc được sử dụng cho cuộc gây hấn này.
Những dấu tích của cuộc chiến vẫn còn vang vọng lại cho tới hôm nay. Cách đây không quá lâu, mỗi sinh viên Việt Nam đang học tập tại các trường y khoa địa phương được chấp thuận để mang vài ba cái đầu lâu của binh lính Trung Quốc từ trong rừng rậm cho các lớp học thực tâp. Cuộc tấn công bất ngờ năm 1979 đã chứng tỏ rằng Việt Nam có một trong những đội quân thiện chiến nhất trên thế giới, họ hiểu rõ cách làm sao để bảo vệ vùng đất quê hương mình.
Nguồn: Sergei Balmasov

Nhân dân Việt Nam đã và sẽ chiến thắng mọi kẻ thù


Báo mạng Trung Quốc những ngày này nổi lên một số bài viết nói về cuộc chiến Việt - Trung 1979.
Trước khi cuộc chiến 1979 diễn ra thì với tinh thần Quốc tế Cộng Sản , nhân dân ,chính phủ Trung Quốc cùng các nước XHCN anh em đã giúp đỡ chí tình nhân dân Việt Nam trong hai cuộc trường kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.

Tháng 11 năm 1977 Tổng Bí thư Lê Duẩn phát biểu rằng "Nhân dân Việt Nam sẽ không bao giờ quên sự giúp đỡ to lớn của nhân dân Trung Quốc, 700 triệu người dân Trung Quốc đã ủng hộ mạnh mẽ cho người dân Việt Nam, lãnh thổ rộng lớn của Trung Quốc là hậu phương vững chắc cho nhân dân Việt Nam."

Cuộc chiến Việt - Trung nổ ra, tại thời điểm đó Chủ Tịch Cuba Fidel Castro lên tiếng phản đối cuộc chiến mạnh mẽ nhất và sau đó là ở Hoxha, Albania. Trung Quốc đã bị sốc khi bị lên án mạnh mẽ của Thế giới. Cuộc chiến tranh Việt - Trung nổ ra cộng đồng Quốc tế đã có những phản ứng khác nhau:

1 . Chính phủ Lào đưa ra tuyên bố: "Chính phủ và nhân dân Lào không muốn nhìn thấy sự kiện này, lập trường của Lào là không thay đổi kêu gọi các bên tạo khung hợp tác để cùng ngồi lại bàn đàm phán. Tất cả các binh lính Trung Quốc phải rút khỏi lãnh thổ Việt Nam ngay lập tức." Rõ ràng chính phủ Lào công khai hỗ trợ chính quyền Việt Nam.

2. Với Liên Xô, Bộ trưởng ngoại giao Liên Xô Gromyko khẳng định: "Ngay lúc này Trung Quốc rút quân ngay lập tức khỏi lãnh thổ Việt Nam chưa phải là quá muộn, thực hiện càng sớm càng tốt." Có thể thấy Liên Xô đã ra lời cảnh báo rất cứng rắn và dứt khoát.

3. Chính phủ Mỹ tuyên bố rằng: "Trung Quốc có quyền trong khu vực Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương và đóng vai trò ảnh hưởng chính trị nhất định ... Tuy nhiên xung đột Việt - Trung cần được giải quyết bằng biện pháp hòa bình." Tuyên bố của Mỹ vẫn còn nặng yếu tố Liên Xô. Các tàu chiến của Liên Xô liên minh giữa hai nước đã đẩy mạnh hoạt động tại khu vực Đông Nam Á.

4. Anh và Úc: "hai nước này đã chính thức ngưng cung cấp tài chính tái thiết cho Việt Nam để phản đối cuộc chiến của Việt Nam tại Campuchia."Văn bản này không đề cập đến hai từ "Trung Quốc" ...

5. Chính phủ Pháp cho biết: "Việt Nam nên từ bỏ cuộc chiến tại Campuchia để làm cho Trung Quốc lo ngại ở cuộc chiến này, Liên Xô đã nhiều lần đe dọa họ sẽ tham gia vào cuộc chiến ... Tuy nhiên văn bản cũng cho biết Trung Quốc không nên lâm vào cuộc đối đầu rủi ro với Liên Xô. " Những tuyên bố của Pháp thể hiện sự phẫn nộ với sự "bá quyền" của Liên Xô, rõ ràng Pháp đang nghiêng về Trung Quốc.

6. Chính phụ nội các Nhật Bản: " Nhật bản tỏ thái độ hối tiếc cho hai bên đã để xẩy ra cuộc chiến." Rõ ràng đây là một phát biểu mang tính chất thường lệ của ngoại giao do ngoại giao của Nhật Bản đã phải theo Hoa Kỳ từ sau chiến tranh Thế giới thứ 2.

Với các quốc gia Đông Nam Á, họ không vội vàng xúc phạm Trung Quốc, đó là tuyên bố cơ bản của các nước ĐNA. Chỉ có Singapore đã bày tỏ mối quan tâm sâu sắc sự ảnh hưởng của cuộc chiến với sự suy thoái kinh tế Việt Nam.

Rất nhiều các quốc gia và vùng lãnh thổ họ nghiêng về phía Trung Quốc.

Theo một bình luận của báo chí Hồng Kông cho rằng: Trung Quốc đã buộc phải sử dụng vũ lực, và đây là lần đầu tiên. Liên Xô đã kích động một cuộc đấu tranh với Trung Quốc với hai mục đích:
Trung Quốc hiện đang trải qua một chiến dịch hiện đại hóa với quy mô rộng lớn và tất cả các nỗ lực đã tập trung cho sự việc này. Nhưng với Liên Xô thì lại khác, một Trung Quốc hiện đại và lớn mạnh sẽ là một nguy cơ xấu đối với Moskva ...
Quan trọng hơn Liên Xô ngày càng cảm thấy bị cô lập trên Thế giới. Ngoài các đồng minh Liên Xô cả Thế giới lên án cuộc chiến Việt Nam tại Campuchia, trong mắt người Trung Quốc, ... Hà Nội liên tiếp chọc tức và từ chối thương lượng hòa bình để giải quyết bất đồng và cuối cùng Bắc Kinh không chịu đựng được tình hình.
Lần đầu tiên Trung Quốc hỗ trợ các phương tiện tuyền thông Hồng Kông để tuyên truyền cho cuộc chiến, lại có các phân tích của Đài Loan rằng Trung Quốc đã cố gắng để phá hủy tất cả các công sự và loại bỏ các lực lượng chính của Việt Nam tham gia vào cuộc chiến để làm ra có vẻ có sự tiến bộ về quân sự của Trung Quốc gần đây.

Chính phủ Pakistan có một tuyên bố ngoại giao làm tổn thương lòng tự trọng của Việt Nam, Pakistan cho biết: "Vi phạm hiện nay của Trung Quốc rõ ràng là để làm Hà Nội kiệt sức trong vấn đề Trung - Ấn và cả Thế giới khẳng định lại một lần nữa rằng Bắc Kinh không phải là một con hổ giấy". Đó là tuyên bố của Pakistan. Sau khi cuộc chiến Việt - Trung kết thúc, Pakistan cho biết Ấn Độ đã bí mật hỗ trợ Việt Nam và điều đó là một trong những lý do hợp tác quân sự Pakistan và Trung Quốc trở nên gần gũi hơn.

Thái độ của Bắc Triều Tiên với Việt Nam rất đáng xem xét.

Bắc Triều Tiên và Việt Nam cùng thuộc khối XHCN và cùng với Kim Nhật Thành theo dòng Stalin, với Liên Xô, Cuba lên Án Trung Quốc, ngoài Nam Tư gần như tất cả các nước Đông Âu, thậm chí cả các đồng minh của Trung Quốc tại Châu Âu, Albania đã công khai đứng về phía Việt Nam. Nhưng Trung Quốc vẫn không thể ngỡ ngàng bằng thái độ của Kim Il Sung Bắc Triều Tiên.

Kim Nhật Thành đã chống lại áp lực của điện Kremlin với các dọng điệu rõ ràng.

"Khi có tham vọng nhưng không đủ sức công với sự "ngớ ngẩn", các lãnh đạo Việt Nam đã đưa đến việc phá hủy nền kinh tế, gây nguy hiểm cho nền độc lập của quốc gia họ! Một cuộc chiến với Trung Quốc, tôi không thể đánh giá hết mức độ thiệt hại, chính phủ Bắc Triều Tiên và một số nước ủng hộ Trung Quốc trong cuộc chiến tranh tự vệ với Việt Nam."

Chúng ta có thể thấy trong lời tuyên bố này của Bắc Triều Tiên là họ đã xúc phạm Việt Nam để ủng hộ Trung Quốc và làm theo "cuộc chiến tranh tự vệ của Trung Quốc chống Việt Nam" nhưng bản chất thực sự của cuộc chiến là Trung Quốc xâm lược lãnh thổ Việt Nam. Từ các hành động ngoại giao Kim Il Sung đã ủng hộ Trung Quốc dùng vũ lực, về chiến lược Kim Nhật đã rõ ràng công khai gây thù hận với Liên Xô, có thể nói Kim Il Sung hoàn toàn là một chỗ dựa cho Trung Quốc ở Bắc Kinh.
Sau năm 1979 Kim Nhật Thành đã bắt đầu hướng dẫn để con trai ông Kim Jong Il kế nhiệm, Kim Jong Il bắt đầu tham gia quản lý Ủy ban Quốc Phòng. Người ta nói rằng Kim Il Sung đã hình thành đường dây với Trung Quốc bởi con trai.

Tại sao Kim Il Sung, cha và con trai đã hỗ trợ Trung Quốc trong cuộc chiến xâm lược Việt Nam? Vũ điệu mà họ chơi với Việt Nam là gì? Điều gì làm cho từ ngữ của họ trở nên cấp tiến?

1. Kim Il Sung và con trai ông trong thời gian đó đã cùng với các lãnh đạo Trung Quốc thông suốt với nhau. Trung - Hàn Quốc biên giới hai bên đã đặt quan hệ hữu nghị không lâu sau khi cuộc chiến Nam Bắc Triều tiên kết thúc. Trong một thời gian dài Trung Quốc đã phải trả một cái giá đắt cho chiến tranh Triều Tiên, nhưng Kim Il Sung, Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai và các lãnh đạo khác của Trung Quốc vẫn cảm thấy sự thân thiết. Việc Đặng Tiểu Bình "trừng phạt" Việt Nam và được sự ủng hộ của Bắc Triều Tiên cho thấy tình cảm hai nước anh em.

2. Với các tác động của phía Trung Quốc đối với việc thành lập sự chống đối Việt Nam của Kim Il Sung ở Bình Nhưỡng, Việt Nam đã rất bất mãn trong thái độ đó, quan hệ Triều - Việt đã lạnh nhạt trong thế kỷ qua, hầu như cắt tất cả các liên hệ giữa hai nước. Vì vậy Triều Tiên hỗ trợ Trung Quốc trong cuộc xâm lược này.

3. Sự thể hiện của cha con Kim Sung trong chiến tranh Việt - Trung đã mang lại lợi ích chiến lược cho không chỉ Trung Quốc mà còn có lợi cho cả Đông Bắc Á. Tại thời điểm này Moscow đến Hoa Kỳ bày tỏ lo ngại rằng quân đội Trung Quốc đặt ra nhiệm vụ tấn công hạm đội 7 tại Nhật Bản, Okinawa, trên biển 200 dặm về phía Tây Nam họ thực hiện các cuộc bắn thử tên lửa. Anh dự định thực hiện theo lời hứa để bán đứng Trung Quốc... Mô hình chiến lược thay đổi đáng kể với Trung Quốc.

4. Triều Tiên trong những năm qua đã có những tính khác biệt dưới thời Kim Jong Il, tiếp tục từ chối quyền lực chính trị tập trung vào quyền lực các lực lượng quân sự...

5. Kim Jong
Il là lá chắn cho sự mở rộng của Liên Xô của Trung Quốc, quan hệ Xô - Triều cũng thăng trầm theo thời gian. Trung Quốc đã chuẩn bị để đón nhận hai cuộc chiến biên giới Việt - Trung và Xô - Trung, người Triều nghĩ rằng nó cũng có lợi ích riêng của họ khi Trung Quốc tấn công Việt Nam và mối quan tâm của khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.

6. Bắc Triều Tiên đã mở một con đường cho Trung Quốc "có lý ". Khi Đặng và báo chí Mỹ hỏi về mục tiêu cuộc chiến này: "Mục tiêu của chúng tôi chỉ đơn giản là phá vỡ niềm tự hào của Việt Nam rằng sức mạnh quân sự đứng thứ 3 Thế giới chỉ là thần thoại, chúng tôi không muốn chiếm đất. Hơn nữa cần cho họ biết rằng họ không thể làm bất cứ điều gì họ muốn. " Bắc Triều Tiên ngay lập tức có một bài xã luận rằng cái gọi là "làm bất cứ điều gì họ muốn" là cuộc xâm lược Lào, Campuchia nhưng cũng có hàng trăm lần Trung Quốc xâm lược.

Sau đó các tài liệu đã chứng minh rằng vào năm 1979, Kim Il Sung, cha và con trai đã thông qua các kênh ngoại giao khác nhau để hỗ trợ Trung Quốc, với Trung Quốc họ có cảm giác của lòng biết ơn sâu sắc và không chút nghi ngờ.

Báo mạng Trung Quốc